Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên là phần quan trọng trong việc quản lý năng lực làm việc của đội ngũ bên cạnh xác định mục tiêu, đào tạo, huấn luyện, theo dõi hướng dẫn và phản hồi, nhằm giúp nhân viên đạt được kết quả tốt nhất mà công ty và bản thân mong đợi, từ đó định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai.

Để kiểm soát việc thực hiện công việc của nhân viên tốt nhất, người lãnh đạo cần có tầm nhìn, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và sự thấu hiểu nhân viên.

Thiếu sự đánh giá của cấp trên, nhân viên không cảm thấy được gắn kết, mất đi động lực trong công việc, thờ ơ trước được mục tiêu đề ra; chưa kể đến khó khăn trong việc điều chỉnh lương thưởng, thăng chức sao cho khách quan và công bằng.

Để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say, nhà quản lý cũng nên xây dựng tinh thần "màu cờ sắc áo" cho đội ngũ nhân viên. Một trong những cách này là đưa ra mục tiêu sống còn, quan trọng mà công ty cần vượt qua, chẳng hạn như tăng doanh số so với năm ngoái, hay vượt qua thị phần của một công ty cạnh tranh… Nếu nhà quản lý biết cách, chắc chắn nhân viên sẽ liên kết lại và "xả thân" vì màu cờ sắc áo của công ty mình.

Khi họ đạt được thành tích, nhà quản lý phải biết cách khen thưởng kịp thời. Việc quan trọng này phải được làm thường xuyên chứ không phải đợi đến cuối năm. Chẳng hạn như việc bầu chọn nhân viên xuất sắc, nhân viên có nhiều sáng kiến, nhân viên phục vụ khách hàng tốt nhất, nhân viên bán hàng giỏi nhất... có thể tiến hành hàng tháng hay hàng quí. Việc bầu chọn phải hết sức công bằng, hợp lý. Việc tiến hành công nhận hay trao giải thưởng phải trang trọng. Dù bận đến đâu, các lãnh đạo của công ty nên là người trực tiếp công nhận và khen thưởng cho nhân viên. Thông tin khen thưởng phải được công bố rộng rãi cho mọi nhân viên, đối tác và đặc biệt là gia đình của người được khen thưởng.

Trách nhiệm (Responsibility). Hãy làm cho nhân viên cảm thấy sếp tin tưởng họ bằng cách giao phó cho họ nhiều trọng trách hơn và trao quyền cho họ để họ có thể chủ động giải quyết các công việc của mình, qua đó giúp họ có cảm giác được phát triển nghề nghiệp và là một thành phần quan trọng của công ty. Nên khuyến khích nhân viên học hỏi các kỹ năng mới, phát triển các năng lực mới bằng cách ưu tiên  Tuyển dụng  từ nguồn nhân lực nội bộ, thăng chức cho nhân viên khi thích hợp.

1 nhận xét :

  1. Cảm ơn tác giả, bài viết khá sát thực, tuy nhiên theo mình nghĩ đây chỉ là một khía cạnh của việc đánh giá nhân viên thôi. Hôm trước tình cờ mình đọc được một bài viết khá toàn diện về vấn đề này, mọi người có thể đọc bài này và tự rút ra nhìn nhận về những vấn đề nhân sự như vậy http://blog.cloudjetsolutions.com/lam-the-nao-de-danh-gia-hieu-suat-nhan-vien-mot-cach-hieu-qua/

    Trả lờiXóa