Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Có rất nhiều bạn đã gửi mail cho ad hoặc than vãn rằng môi trường đi làm phức tạp quá, tại sao mọi thứ không êm đềm như thời sinh viên....Đúng, môi trường công sở, xã hội luôn phức tạp như vậy và nó chả bao giờ là đơn giản cả.

Căn nguyên của sự phức tạp nó bắt nguồn từ cái gọi là TRÁCH NHIỆM và TIỀN BẠC. Nó gắn liền tới nồi cơm của từng người và hầu hết mọi người đều sợ TRÁCH NHIỆM và thích TIỀN BẠC nên mọi thứ nó luôn phức tạp, chứ không như hồi SV các bạn chơi và hoạt động cùng nhau không có 2 yếu tố này chi phối, nên nó rất là êm đềm.

Vậy, để sống sót được qua thời gian đầu mà không bị “đồng loại xa lánh” thì ít nhiều các bạn phải có kỹ năng MỀM.

Các kỹ năng như tiếng Anh, kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ (không chỉ mỗi máy tính) thì đã có quá nhiều người nói rồi và tôi thì chỉ thích nói những điều mà chưa ai nói thôi...



....Bắt đầu...
1. KỸ NĂNG NHẬU:
Tuỳ từng văn hoá tổ chức mà tôi có quan điểm như sau muốn chia sẻ tới các bạn:

***Đối với các bạn nam:
Hãy sử dụng bia rượu 1 cách khôn ngoan và giữ hình ảnh của mình. Ai nên mời trước và mời trong hoàn cảnh nào (mọi tình huống phải mời trước mặt sếp bạn).v.v.v..Do đó, hãy cứ bình tĩnh, quan sát, đừng có thi nhau nhảy dựng lên cầm chai đi mời hết người này đến người nọ, chứng tỏ rằng mình tửu lượng cao.
Nói thật nhé, các bạn mới vào ai cũng tỏ ra mình nhiệt tình, mời hết sếp này đến sếp nọ…nhưng sếp nào cũng thế, không bệnh này thì bệnh nọ nên họ ko máu me như bạn nghĩ đâu. Hãy dành sức để khi đi chiến đấu thực sự.

***Đối với các bạn nữ:
Các bạn nên biết uống 1 chút để PHÒNG THÂN, vì các bạn khó có thể từ chối khi sếp bạn mời, TGĐ của bạn mời, TGĐ đối tác mời…nói chung bạn không thể thoát khỏi 2-3 chén đầu. Do vậy, chỉ cần đảm bảo các bạn biết uống để PHÒNG THÂN là đủ, còn lại bạn có quyền từ chối hết.

>>>> Hãy nhớ, trong thời gian đầu đừng có cố gắng chứng tỏ mình qua bia rượu. Bạn còn nhiều thời gian để làm điều đó 1 cách khôn ngoan.

2. KỸ NĂNG HÒA NHẬP:
*** Hãy tham gia hết các hoạt động của công ty cả chính thống lẫn phi chính thống và đảm bảo bạn có góp sức trong các hoạt động đó, đừng có đến rồi khoanh tay đi loanh quanh mà hay lao vào giúp và nói chuyện với mọi người .

*** Trong mọi tình huống, đừng bao giờ là người nhập cuộc đầu tiên mà hãy là người tham gia sau cùng. Bạn cần phải quan sát xem mọi người ứng xử thế nào để làm theo. Trong rất nhiều trường hợp, cuộc liên hoan sếp chưa kịp tuyên bố thì mấy bạn mới vào đã túm tụm “chiến đấu” trước rồi, điều đó sẽ để lại ấn tượng không tốt chút nào.

*** Bạn tiết kiệm là điều tốt, nhưng trong vài tháng đầu bạn đừng mang cơm đi mà hãy đi ăn với mọi người để hòa nhập và tạo không khí thân thiết.

*** Hãy mời mọi người 1 bữa liên hoan nhỏ khi bạn kết thúc thử việc, không cần phải hoành tránh nhưng đó là cái cớ để mọi người có thiện cảm với bạn và bạn có cơ hội nói chuyện nhiều hơn với mọi người.

>>> Hãy nhớ nguyên tắc, tìm mọi cách để HÒA NHẬP nhưng đừng bao giờ là người tham gia đầu tiên.

3. KỸ NĂNG HỎI:
*** Chọn người hỏi: Hãy chọn người vui vẻ, dễ tính và nhiệt tình để hỏi. Nên ưu tiên những người có cùng độ tuổi với bạn, điều đó sẽ thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

*** Chọn thời điểm hỏi: Trước khi hỏi hãy chắc chắn rằng người bạn hỏi đang rảnh hoặc sẵn sàng chia sẻ với bạn, đừng có sồn sồn lên chạy ra hỏi mọi thứ trong khi người ta đang bận bù đầu.

*** Cách thức hỏi: Hãy hỏi 1 cách chân thành và nghiêm túc, bởi vì đa số con người ta đều có tâm lý thích được thể hiện, nên các bạn hãy hỏi để họ có cơ hội được thể hiện.

Nhưng hãy nhớ, tìm hiểu kỹ trước khi hỏi, đừng hỏi lắt nhắt và những thứ vụn vặt, khi người bạn hỏi đã rảnh và chấp nhận hướng dẫn bạn thì hãy ra tận nơi, mang theo sổ và bút để ghi chép lại, 1 phần để không quên, 1 phần thể hiện bạn là người nghiêm túc.

>>> Luôn nhớ rằng phải CHÂN THÀNH. Lưu Bị từng 3 lần đến lều tranh đề xin Gia Cát Lượng giúp đỡ, do vậy người có tấm lòng chân thành không bao giờ bị phụ.

4. KIỀM CHẾ VÀ NHẪN NHỊN:
*** Hầu như các bạn sẽ bị sai vặt nhưng đừng bao giờ tỏ ra tức giận, bức xúc hay có thái độ không phải.

Tôi từng nhờ nhiều bạn làm việc vặt như đi lấy cái này cái nọ, đi làm cái nọ cái kia…nếu là người không biết kiềm chế và cạn nghĩ sẽ tỏ thái độ ngay nhưng nếu là người tinh ý bạn sẽ biết đó là cách người đi trước giúp bạn tác nghiệp dần với các phòng ban khác.
VD: Muốn lấy số công văn thì ra gặp ai? ai là người quản lý kho? Xuất cái này cái kia thì làm thế nào?

*** Hãy kiềm chế cơn giận: tuyệt đối không bao giờ phản hồi, trả lời ai khi đang nóng giận vì khi nóng giận bạn không còn giữ sự khéo léo nữa mà sẽ bật ra điểm yếu của các bạn. Đặc biệt là những cơn bực tức với đồng nghiệp cùng phòng, hãy kiềm chế để có hành xử đúng mực.

*** Hãy kiềm chế cái mồm của bạn: Tai họa từ miệng mà ra, cho nên trước khi bạn kể chuyện gì hoặc lấy chuyện gì làm quà hãy suy xét kỹ trước khi kể ra, vì nhiều khi mỗi người 1 ý bạn sẽ không lường trước được câu chuyện của bạn sẽ được hiểu theo hướng nào.

Bạn cũng nên cân nhắc trước khi trêu đùa ai, vì kỹ năng hài hước, duyên dáng không phải ai cũng có và chính bản thân bạn cũng không biết bạn vô duyên hay có duyên.

>>>> Kiềm chế là sức mạnh (mượn của TS. Lê Thẩm Dương), đó là công cụ để bạn lấy kiến thức của kẻ khác 1 cách nhẹ nhàng.

5. BIẾT CHO ĐI:
*** Hãy chủ động giúp đỡ người khác trong công việc, đừng có đến thì cắm mặt vào máy tính chờ đến giờ về lại cắp cặp về. Hãy để ý đến những người xung quanh bạn, hãy chủ động hỏi họ xem bạn có thể giúp được gì? Tôi cá là chả ai cần bạn giúp đâu nhưng 1 lời nói có sức tác động ghê gớm, nó thể hiện bạn là người biết quan tâm tới người khác. Tất nhiên, đừng có người nào cũng chạy ra hỏi “Cần em giúp gì không” lúc đó nó sẽ thành lố bịch khi bạn đang có dấu hiệu lấy lòng người khác.

*** Nếu đồng nghiệp của bạn có những khó khăn khác ngoài công việc mà bạn biết người có thể giúp hoặc có thể giúp thì đừng ngần ngại giúp họ.

Trung Quốc có câu rất hay rằng: “Một trong những cách cầu người hay nhất đó là gieo cho kẻ đó 1 món nợ”. Món nợ ở đây có thể là nợ tiền, vật chất hoặc nợ ân tình. Nếu các bạn giúp đỡ họ mà không tính toán gì, thì mai sau chẳng may bạn khó khăn cần trợ giúp thì họ sẽ vui lòng giúp lại bạn.

>>> Hãy nhìn Google, Facebook…họ giúp xã hội và người dùng 1 cách miễn phí nhưng họ vẫn giàu vì cho đi là cách nhanh nhất để bạn nhận về.

6. HÃY BIẾT ƠN:
Hãy biết cám ơn những điều nhỏ nhặt, cám ơn đồng nghiệp, cám ơn sếp.v.v.v.Đó là cách các bạn tôn trọng người khác. Kể cả khi bạn đã nghỉ việc thì thỉnh thoảng nên gọi điện hỏi han sức khỏe, hỏi han công việc những đồng nghiệp cũ, sếp cũ để thể hiện rằng bạn vẫn biết ơn họ.

Không cần quà cáp, đến nhà hay gì đó ghê gớm, mà chỉ cần 1 cuộc gọi đúng thời điểm và hợp lý là đủ. Có thể sẽ có những người bạn không ưa, nhưng hãy để trong bụng, bạn không ưa họ nhưng họ lại quý bạn chẳng phải tốt hơn sao?
…………………………………….

>>>> Có thể bạn thấy áp lực khi đọc xong những điều trên nhưng đó là cuộc sống, bạn không thể trách cuộc sống sao quá phức tạp, mà chỉ có thể trách mình không thể thích nghi được. Bạn nên nhớ, quãng thời gian đầu mới làm việc là thời gian quan trọng nhất, vì ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là thứ khó quên nhất, nó theo con người ta rất lâu.

Có câu nói rất hay trên mạng mà tôi biết chính xác tác giả là ai (nếu ai biết thì comment giùm nhé): “Lý trí có hàng trăm con mắt, nhưng khi yêu tất cả đều đóng lại”. Trong thời gian đầu, bạn đang bị người khác đánh giá bằng lý trí.

Vậy hãy khôn ngoan nép mình lại, nếu trong thời gian này bạn tạo được ấn tượng tốt, mọi người đều yêu quý bạn thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đương nhiên để được yêu thì bản thân bạn phải đáng yêu trước đã.

st

1 nhận xét :