Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Chiêm nghiệm từ bản thân...
"Easy comes, Easy goes" - cái gì dễ đến thì cũng dễ đi, ví như có những người sinh ra trong gia đình giàu có, rồi thì được HƯỞNG THỤ thành quả to lớn từ Ông bà bố mẹ để lại, nếu như không được giáo dục để tự chủ trong việc kiếm tiền, bị động, chỉ phụ thuộc vào thành quả từ đời trước để lại thì vấn đề là sẽ hưởng thụ trong bao lâu? sau đó sẽ thế nào? Với những người đang sướng, thói quen hưởng thụ nhiều hơn làm ra thì chi tiêu ít hơn, hưởng thụ ít hơn khá khó, đương nhiên sau đó sẽ là hàng loạt vấn đề về tiền bạc, rồi vấn đề xyz sau đó sẽ xảy ra... Cách tiêu tiền của 1 người tự chủ kiếm ra 10 triệu sẽ rất khác với việc ai đó đưa cho mình 10 triệu để tiêu, vì để kiếm được 10 triệu bằng chính mồ hôi, công sức của mình thì người đó đã trải qua cả 1 quá trình, rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất, kỹ năng của bản thân... 1 thằng ma lanh hóa tự  nhiên có 1 tỷ rơi vào tay nó thì nó vẫn là 1 thằng ma lanh hóa với 1 tỷ trong tay, nhưng để từ 1 thằng ma lanh hóa tự thân nó kiếm tiền chân chính thì nó phải trở thành người tử tế, người có đủ đạo đức, phẩm chất và năng lực để sở hữu 1 tỷ đó; rất khác nhau;

Câu chuyện tình yêu cũng tương tự, dễ đến sẽ dễ đi... Phải có thời gian đủ dài để thấu hiểu, đồng cảm, thậm chí lúc khó khăn phải cùng kham cộng khổ vẫn gắn bó keo sơn, thì lúc huy hoàng mới biết trân trọng lẫn nhau; những lúc tức giận đến cùng tột, có khi mới biết tính xấu trong mỗi con người mà vẫn chấp nhận và bỏ qua, thậm chí còn giúp đối phương dần dần sửa sai, thì tình yêu đó mới bền, đến lúc hôn nhân mới trân trọng và thương yêu lẫn nhau; Có chị A yêu anh B, nhà chị A khá giả từ bé, nên A có thói quen chi tiêu cũng hơn so với đôi bạn cùng lứa, A nhận lời lấy B vì B làm bất động sản, năm đó lãi kha khá, nhưng sau khi lấy nhau được gần 2 năm, đúng năm đó B cả năm trời bị đọng, đất không bán được, thậm chí còn mất tiền xăng xe, điện thoại chạy đi chạy lại cả ngày; sống giữa cái đất hà thành này mà cả năm trời không kiếm được tiền, vẫn thói quen chi tiêu cũ của 2 vợ chồng, sau đó phát sinh hàng loạt mâu thuẫn, phải mưu sinh, rồi ngày lễ tết, cưới xin 2 bên nội ngoại... Chị A đã không chịu đựng được và thế là 2 người ra tòa ly dị; Thế nên từ yêu đương đến hôn nhân cũng không có khác kinh doanh là mấy, dễ đến thì dễ đi mà...

Kinh Doanh là cả 1 quá trình khắc nghiệt, có thể do may mắn đâu đó (PHÚC từ trước để lại) mà mình có cả cơ đồ sau 2,3 năm; leo thang lên làm ông chủ, nhưng nếu như đạt được 1 chút thành quả nhanh quá mà nền tảng đạo đức, phẩm chất, năng lực và độ từng trải chưa phát triển theo kịp thì rất dễ TỰ MÃN, nghĩ rằng mình đã RẤT LÀ CÁI GÌ ĐÓ, thậm chí còn nghĩ rằng việc kinh doanh là DỄ DÀNG, hay có TIỀN mà cứ thế CHI ra tóe loe, không có sự phân tích, kiểm soát xem hành động đấy có đúng đắn hay không? thì khả năng là sẽ úp sấp mặt xuống mà khó ngóc lên được, ai cũng thích mình làm cái gì đó dễ dàng, nhàn hạ thôi... nhưng thu nhập phải cao, hưởng thụ phải đã... từ bé bố mẹ đã nhồi vào đầu cái tư tưởng "gắng học cho tốt nha con, sau này xin làm cái gì đó văn phòng lương cao mà nhàn thôi, không lại vất vả như đời cha, đời ông thì nhục nhã lắm... Lúc kiềm được nhiều tiền mà dễ dàng, không phải mất nhiều công sức thì rất dễ sinh TỰ MÃN, Lòng tham lại vô đáy, có khi bất chấp hành vi là thiện hay bất thiện, kiếm tiền bằng mọi giá, bằng mọi thủ đoạn, cũng chẳng cần quan tâm đến người khác lợi hại thế nào, Cái tham chất đầy hơn núi, nghiệp chướng nặng nề rồi mới thấy quả báo sao đắng cay, rồi kêu đời bất công với mình thế này, thế nọ... Quả báo chưa đến ngay thì vẫn ngồi đó cười tủm, bạn bè không kể xiết, sau nó đến rồi thì chẳng thấy bạn mà toàn có bè...

Thành ra khi gặp khó khăn trong kinh doanh, cuộc sống hay tình duyên thì đừng có nản chí, sợ hãi, bị động ngồi chờ điều may mắn đến, hãy coi đó là các thử thách của cuộc đời, phép thử càng lớn mà vượt qua được thì thành quả càng xứng đáng; Trước hết làm gì thì phải làm hết sức mình, THỰC SỰ ĐAM MÊ với những gì mình làm là cách để mình vượt qua các thử thách, mình sẽ không từ bỏ, chứ nếu mình xác định mình chỉ làm cho có, thiếu LÒNG NHIỆT TÌNH, làm như chơi - chơi như thằng dở hơi thì rồi cũng sẽ có lúc nản chí, từ bỏ và lại tìm việc khác tương tự lặp lại lỗi ban đầu... THẤT BẠI CHỈ GIÀNH CHO NHỮNG THẰNG BỎ CUỘC GIỮA CHỪNG, Khi Đua thì muốn thắng, muốn nhanh về ĐÍCH nhưng lại không chịu NHỤC, chịu NHẪN NẠI, NỖ LỰC HƠN... thì nắm chắc trong tay 2 chữ "THẤT BẠI" cho nó nhanh... Muốn Thành công thì phải TRẢ GIÁ, phải DÁM THẤT BẠI nhiều lần, Thất bại rồi lại đứng dậy đi tiếp, đi khỏe hơn... Ổng Tỷ phú người TQ cũng nói rồi "TRƯỚC 25 TUỔI, CỨ THẤT BẠI MẸ NÓ ĐI, CÓ GÌ MÀ PHẢI SỢ NHỤC"  Mình có tuổi trẻ, có thời gian, Nhiệt huyết và SINH LỰC thì dốt cuộc mình cũng sẽ tới ĐÍCH! CỨ ĐI ẮT SẼ ĐẾN!

Nhưng có khi THẤT BẠI nhiều quá cũng dở, chẳng hạn nó VƯỢT mức chịu đựng của mình thì sao? có khi úp mặt xuống mà không ngẩng đầu được dậy thì phải chịu chứ làm thế nào? THÌ PHẢI CHỊU THÔI! Nó là trách nhiệm của bản thân mình với những gì mình đã làm, vậy nên làm gì phải có đồng đội, làm gì cũng phải có LÝ TRÍ thì số lần SAI sẽ giảm hơn, còn làm gì chả có RỦI RO! Nhưng xác định không nên làm gì nó QUÁ QUÁ MỨC KIỂM SOÁT của bản thân, hay HÀNH ĐỘNG CẢM XÚC may rủi, cho những thương vụ lớn! thì chắc là tỷ lệ ÚP sấp mặt xuống là rất cao, và từ độ cao cao như thế mà úp mặt xuống thì không biết thế nào :( Dù sao cũng là 1 trải nghiệm Yo most nhỉ???

TẤT CẢ CHỈ LÀ PHÉP THỬ CỦA CUỘC ĐỜI! PHÉP THỬ CÀNG LỚN, THÀNH QUẢ CÀNG XỨNG ĐÁNG :)

AI NHẤT QUYẾT ĐẾN ĐÍCH, SẼ ĐẾN ĐƯỢC ĐÍCH! PHẦN LỚN NHỮNG THẤT BẠI LÀ CUỘC ĐUA BỎ CUỘC GIỮA CHỪNG!

NHÂN TÀI SINH RA ĐỀU DO TÁC ĐỘNG, THÁCH THỨC TỪ THỰC TIỄN, CÀNG NHIỀU THÁCH THỨC, CÀNG TĂNG SỨC ÉP ĐỂ MỘT NGƯỜI TRỞ THÀNH NHÂN TÀI HỮU DỤNG! PHÉP THỬ TẠO THỰC TÀI =))

St

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

 Hãy xem CEO của Coca Cola mở rộng câu chuyện quen thuộc với chúng ta như thế nào:

Ngày xưa, rùa và thỏ tranh cãi xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua, thỏ ngồi và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ, kết thúc đường đua và giành chiến thắng.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định sẽ chiến thắng cuộc đua.

-----------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng thì rùa sẽ không thể nào thắng được nó. Vì thế, thỏ quyết định thách thức rùa trong một cuộc đua mới và lần này thỏ chạy với tất cả sức lực của nó. Kết quả, thỏ chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Bài học được rút ra: Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Câu chuyện này cũng mở ra một liên kết: Nếu công ty bạn có 2 thành viên, một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh nhưng những việc anh ta làm vẫn đáng tin cậy. Chúng tôi khá chắc chắn rằng, người nhanh và đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn.

------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Rùa suy ngẫm và nhận ra rằng: rùa không có cách nào thắng được thỏ về tốc độ vì vậy rùa suy nghĩ và rồi thách thức thỏ ở một cuộc đua khác, nhưng sẽ có sự thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý và chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã nhận thức được từ lần trước, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bờ sông, đích đến là cách 2km nữa ở bên kia sông và thỏ không có cách nào để vượt qua sông. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia để kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Hãy xác định ưu thế của mình, chọn sân chơi phù hợp và bạn sẽ là người chiến thắng.

----------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Sau ba cuộc đua, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và cả hai nhận ra rằng kết hợp cũng là một cách hay để chiến thắng. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua và chúng sẽ cùng chạy chung trong một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy một mạch đến bờ sông, rùa cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích để giành chiến thắng.

Thật tuyệt vời khi mỗi chúng ta đều có những ưu điểm riêng, và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn biết cách kết hợp tất cả những ưu điểm của nhau khi các bạn làm việc trong cùng một nhóm, vì sẽ luôn có những trường hợp bạn không thể một mình hoàn thành cả một dự án là bài học rút ra.

Xuyên suốt câu truyện, chúng ta thấy rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn sau một lần thất bại và thỏ không bao giờ thiếu tập trung về sau. Rùa nhận ra khuyết điểm của mình và ngay lập tức thay đổi chiến thuật để tìm cách phát huy thế mạnh và giành chiến thắng. Trong cuộc sống, khi đối mặt với thất bại là thời điểm thích hợp để chúng ta cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đó cũng là lúc bạn cần nhìn lại và thử tìm kiếm những giải pháp khác. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học mới, thay vì cạnh tranh với nhau, chúng hợp tác để cùng nhau giải quyết tình huống cách tốt nhất.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào việc giành giật từng 0,1% thị phầ với Pepsi. Goizueta nhận ra rằng trung bình mỗi ngày, một người Mỹ chi 14 ounces cho nước uống, trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng, đối thủ của họ không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Vì vậy, Goizueta quyết định không tập trung vào việc cạnh tranh với Pepsi nữa mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông muốn mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống nước và Goizueta quyết định đầu tư các máy bán Coca cola tự động ở khắp các góc đường. Từ quyết định này, doanh thu của Coca - cola tăng vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

- st


Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

 1. Liệt kê các công việc vào buổi sáng hằng ngày.

Liệt kê các công việc cần làm trong ngày ra một tờ giấy hoặc trên máy vi tính cũng được. Lưu ý chỉ cần liệt kê ra và chưa vội sắp xếp vội vì nếu như thế thì chúng sẽ rất bị rối trong việc nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Não chúng ta không thể làm một lúc nhiều việc được.

2. Xác định ưu tiên.

Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.

3. Xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc.

Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc. Và một điều rất quan trọng là các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì làm thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Hãy tách thời gian ra những khoảng thời gian nhỏ để tận dụng tối đa nó.

4. Tập cho mình tính kỷ luật, và thói quen.

Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi. Cuối cùng chúng nên tập cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của người thành đạt!

- st
 Ảo tưởng về bằng cấp, quá tự tin về bản thân, coi thường những cơ hội có trong tay đang khiến nhiều sinh viên mới ra trường đánh mất đi các cơ hội làm việc.

Sau tốt nghiệp sinh viên không còn những thách thức giản đơn là kiểm tra, bài vở bởi “trường đời” vốn khó khăn hơn rất nhiều.
Đỗ đại học với nhiều sinh viên đã là cái gì đó cực kỳ thành công và to lớn so với nhiều người khác. Dĩ nhiên, đại học vốn đã là con đường hẹp, rất nhiều học sinh tốt nghiệp lớp 12 đã không thể chạm chân tới. Nhưng việc coi đỗ đại học đã là thành công quá to lớn đã khiến nhiều sinh viên tăng sự “ảo tưởng” về sức mạnh của tấm bằng đại học sau khi ra trường. Họ coi tấm bằng đại học như công cụ, “vũ khí” để giúp họ có thể làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn, hay đưa ra những yêu cầu cao trong công việc và những điều kiện làm việc với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, thực trạng chung của sinh viên khi mới ra trường là các nhà tuyển dụng sẽ tốn mất vài ba tháng, thậm chí là một thời gian dài để đào tạo lại từ đầu cho họ. Bởi thực tế, những kiến thức các sinh viên có được khi ngồi trên ghế giảng đường không thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc thực tế.

Không chỉ dừng lại ở tấm bằng đại học rất nhiều sinh viên ra trường đã tiếp tục chọn học lên thạc sĩ. Họ học chẳng phải vì muốn gia tăng kiến thức cho bản thân mà chủ yếu là để có bằng thạc sĩ sẽ giúp tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm ở những chỗ tốt hơn hay những lý do trời ơi khác là chưa muốn đi làm, vẫn muốn được bố mẹ nuôi ăn học hay học thạc sĩ cho đỡ… chán trong khi chưa tìm được việc làm.

Không phủ nhận việc có bằng thạc sĩ nhiều người cũng đã thuận lợi hơn trong công việc. Nhưng với những người chỉ học chưa biết để làm gì, sau khi lấy bằng, họ vẫn tiếp tục long đong để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Cám cảnh “cao không tới, thấp không thông” khiến họ trở nên lạc lõng nơi đời thực. Vì thế mà cũng đã có những trường hợp các thạc sĩ nhà ta ngậm ngùi cất tấm bằng học cao để đi làm công việc chân tay để kiếm sống.

Từng tuyển dụng rất nhiều sinh viên mới ra trường, chị Hoa - giám đốc một trung tâm nghiên cứu chia sẻ: Mình cũng từng gặp khó khăn để tìm việc khi mới ra trường nên cũng muốn tạo điều kiện cho các em khóa dưới. Nhưng thực tế, rất nhiều sinh viên đang không biết mình là ai, đang đứng ở đâu. Họ thiếu từ kiến thức chuyên môn tới những kỹ năng sống, ứng xử tối thiểu ngoài đời thường. Không biết cảm ơn hay đón nhận những cơ hội người khác tạo cho. Nhiều lần mình từng ngán ngẩm khi các tân sinh viên xin phép lui lịch phỏng vấn vì những lý do cực kỳ trời ơi như phải đi ăn cưới, đang ở quê, bận việc riêng… Nhiều em cũng đưa ra những yêu cầu công việc, lương thưởng vượt xa với năng lực của mình nên dù có muốn tuyển dụng nhân viên đến mấy bên mình cũng đành lắc đầu.

Tìm kiếm và làm tốt một công việc vốn không dễ dàng dù nó là đúng chuyên ngành bạn được đào tạo.

Lan Anh, phó phòng một công ty truyền thông chia sẻ: “giờ mình cảm giác sinh viên mới ra trường họ khác quá, cơ hội người khác đưa tới tận nơi vẫn thản nhiên ném đi không thương tiếc. Mình có quen một em học trường Kinh tế, ra trường bằng giỏi, tiếng Anh khá tốt nên muốn giới thiệu việc làm ở vài chỗ quen biết cho em nhưng đã bị từ chối thẳng thừng vì chỗ đó em thấy những công việc không xứng với năng lực của mình. Với cách tìm việc làm kiểu “kén cá chọn canh” nên hơn 1 năm sau khi ra trường mà em vẫn đang thất nghiệp”.

Phóng viên Sống Mới cũng từng chứng kiến Thu Trang một sinh viên năm 4 thản nhiên bình luận về công việc của một vài anh chị khóa trên: công việc đúng ngành nhưng lương thì bèo bọt, 4-5 triệu một tháng sao đủ sống. Em ra trường việc phải 6-7 triệu mới làm không thì chơi cho khỏe. Nhưng sau 2 năm ra trường, Trang vẫn không thể tìm được một công việc ưng ý, thậm chí đã phải đi làm những công việc lương 2,5-3 triệu đồng/tháng để duy trì cuộc sống.

Có lẽ, các sinh viên ngồi trên ghế giảng đường chỉ được học về kiến thức lý thuyết và luôn được các thầy cô “vẽ ra” những cơ hội việc làm họ có thể có được khi ra trường. Cùng với đó, khi đỗ được vào đại học họ được khen ngợi, tung hô, thậm chí được coi như “niềm tự hào của gia đình” đã khiến các sinh viên này quá ảo tưởng về sức mạnh bằng cấp . Tuy nhiên, khi xét trên bình diện số trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang nhiều như nấm sau mưa, mỗi năm có cả triệu sinh viên ra trường cần có công việc, trong đó số trường đào tạo tại Việt Nam xứng tầm với chuẩn chuẩn quốc tế hoặc đào tạo thực tế để sinh viên ra trường có thể hòa nhập ngay với công việc lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, tình trạng khá nhiều sinh viên tốt nghiệp không biết mình đang đứng ở đâu đang khiến các nhà tuyển dụng lắc đầu ngán ngẩm.

“Tìm kiếm một công việc vốn không hề dễ dàng”; “khó có thể có công việc nào vừa nhàn hạ vừa lương cao”; “biết mình đang đứng ở đâu” có lẽ là những điều các sinh viên mới ra trường cần được xác định cho rõ. Nếu không họ dễ dàng bị lạc lõng, sốc tâm lý trong thời gian dài sau khi ra trường và phải đối mặt với sự khó khăn, khốc liệt nơi đời thực vốn chẳng hề có màu hồng như suy nghĩ.

Như Quỳnh - Songmoi.vn


 Khi đứng ở ngã ba đường của những sự lựa chọn, tâm lí bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. Đôi khi ta chỉ thấy le lói một ý kiến tích cực trong hàng tá ý kiến tiêu cực và muốn bỏ cuộc ngay lập tức. Cái đầu bình tĩnh là rất cần thiết cho lúc này.

Đó là một dị bản truyện “Đẽo cày giữa đường” mà tôi được nghe hồi bé. Bác nông dân trong câu chuyện không có chính kiến của mình, “gió chiều nào theo chiều ấy” nên dù có khúc gỗ tốt, bác cũng không đẽo nổi cái cày. Bài học rút ra từ câu chuyện dân gian ấy vẫn còn đúng đến tận bây giờ. Thậm chí, càng lớn tôi càng thấy “ngấm” tư tưởng của các cụ về việc kiên trì theo đuổi con đường của mình đến cùng.

Ngày xưa, có một bác nông dân rất nghèo, bác muốn có một cái cày để tăng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác có khúc gỗ tốt nhưng bác lại chưa đẽo cày bao giờ, thế là bác mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Người này bảo bác đẽo nhỏ quá, người kia bảo bác đẽo to quá, 9 người thì 10 ý…họ cứ bảo sao, bác lại sửa theo như thế. Đến cuối ngày, bác chỉ còn lại khúc gỗ nhỏ xíu và không có cái cày nào hết.

Đó là một dị bản truyện “Đẽo cày giữa đường” mà tôi được nghe hồi bé. Bác nông dân trong câu chuyện không có chính kiến của mình, “gió chiều nào theo chiều ấy” nên dù có khúc gỗ tốt, bác cũng không đẽo nổi cái cày. Bài học rút ra từ câu chuyện dân gian ấy vẫn còn đúng đến tận bây giờ. Thậm chí, càng lớn tôi càng thấy “ngấm” tư tưởng của các cụ về việc kiên trì theo đuổi con đường của mình đến cùng.

Mỗi chúng ta đều là một “bác nông dân” như vậy. Bạn có thấy từng việc bạn làm, từng quyết định bạn đưa ra, từng lối rẽ bạn chọn, lúc nào cũng có “người đi qua” và góp ý cho bạn không? Bạn bị lạc vào mê cung của những lời khuyên, bị rối và bế tắc. Theo tôi, đây có lẽ là một nguyên nhân dẫn đến stress và tệ hơn là cảm giác thất bại cùng suy nghĩ “mình sẽ chẳng bao giờ làm được gì ra hồn” luôn đeo bám bạn khi bạn cứ mù quáng tin rằng “người ta bảo chẳng có ai làm được đâu” hay “người ta bảo khó lắm đấy”.

Vậy nên trước khi làm bất cứ cái gì, hãy tự hỏi:

Ai là người thực hiện? Bạn.

Ai là người chịu trách nhiệm? Bạn.

Ai là người hưởng thành quả? Bạn.

Ai là người lãnh hậu quả? Chỉ Bạn mà thôi.

Khi đứng ở ngã ba đường của những sự lựa chọn, tâm lí bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. Đôi khi ta chỉ thấy le lói một ý kiến tích cực trong hàng tá ý kiến tiêu cực và muốn bỏ cuộc ngay lập tức. Cái đầu bình tĩnh là rất cần thiết cho lúc này. Bạn nên sáng suốt nghĩ xem điều gì phù hợp, điều gì không phù hợp với mình. "Dục tốc bất đạt", đừng vội vã nghe theo tất cả mọi người như bác nông dân rồi hỏng việc.

Bản thân tôi thấy có ba loại lời khuyên như sau:

1. Lời khuyên của người chẳng hề muốn bạn thành công. Họ ghen tị rồi ra sức phê phán, gây khó khăn cho bạn bởi họ sung sướng khi thấy bạn thất bại. Nếu muốn thỏa mãn những người này thì hãy nghe theo họ.

2. Lời khuyên của người không muốn làm mất lòng bạn. Chúng vô thưởng vô phạt, thực sự thì có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Tuy không làm bạn ức chế như loại 1 nhưng những ý kiến chung chung, không đề xuất được giải pháp ấy chẳng giúp ích gì cho bạn hết.

3. Lời khuyên từ những người muốn thấy bạn thành công. Họ cho lời khuyên vì đơn giản họ nghĩ như vậy sẽ tốt cho bạn. Dù ủng hộ hay phản đối, lời khuyên nhẹ nhàng hay cay đắng, chua chát ra sao, đó cũng chỉ là quan điểm của cá nhân họ. Bạn thấy hợp thì nghe và làm theo, không thì thôi. Mọi lời khuyên không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng.

Suy cho cùng, người quyết định lại vẫn là bạn đấy. Khi bạn đã chọn thì đừng tiếc nuối vẩn vơ hay trách móc ai hết: “…tiếc làm gì cho phí phạm, mỗi lúc mình chỉ có thể quyết định điều gì tốt nhất vào lúc đó thôi cưng, mình làm sao biết được quyết định đó là tốt nhất hay không, đời thì dài, chết có khi cũng còn chưa là kết thúc thì làm sao tính được?”(Bất hạnh là một tài sản – tập Một mình ở châu Âu – Phan Việt)

Tóm lại, nên lắng nghe và tiếp thu góp ý của người khác nhưng đừng quên nghe xem chính mình muốn thế nào vì điều này mới thực sự quan trọng. Hãy đẽo một cái cày thật tốt hoặc chuẩn bị bất cứ công cụ gì bạn có để sẵn sàng làm việc. Bạn chỉ có một cuộc đời để sống và tuổi trẻ có lẽ là quãng đời mà người ta liều nhất nhưng cũng mắc nhiều sai lầm nhất. Bạn trẻ à, dũng cảm lên, đừng run sợ hay nản chí bởi ai cũng có một tuổi trẻ như thế.

“Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm.” – Groucho Marx
- st


Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2015 mới nhất

Khi người lao động không có việc làm hay đang thất nghiệp thì cái mà họ cần đó chính là thu nhập hàng tháng để đảm bảo duy trì cuộc sống qua những ngày khó khăn. Chính vì vậy mà bảo hiểm thất nghiệp đã ra đời.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 gồm những gì?

Căn cứ vào Luật việc làm số 38/2013/QH13 ban hành ngày 16/11/2013 và Ngị định số 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/3/2015 ta có:

Đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đảm bảo các yếu tố sau:

điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi ký các loại hợp đồng lao động:
+ Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời gian
+ Hợp đồng lao động có thời hạn
+ Hợp đồng lao động theo mùa từ 3 tháng trở nên đến dưới 12 tháng.

- Bị chấm dứt hợp đồng lao động, mất việc làm trừ các trường hợp:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt việc làm
+ Hợp đồng lao động trái với pháp luật
+ Người đang được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở nên trong 24 tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động (với hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn).
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở nên trong 36 tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động (với hợp đồng lao động theo mùa từ 3 tháng trở nên đến dưới 12 tháng).
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp và 15 ngày sau vẫn chưa có việc làm trừ các trường hợp:
+ Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người lao động bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Người lao động ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người lao động bị chết.

Một vài lưu ý về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần biết:

- Trường hợp người lao động ký hợp đồng với nhiều công ty thì đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty đầu tiên ký hợp đồng lao động.
- Kể từ 1/1/2015 doanh nghiệp dù chỉ có 1 lao động cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thay vì từ 10 lao động trở nên như trước đây.
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 2%. Trong đó người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%. Mức lương tính để đóng BHTN không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Chi tiết: Mức lương thối thiểu vùng mới nhất hiện nay

- Người lao động phải nộp hồ xin hưởng BHTN trong thời hạn 3 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (nếu sau quá 3 tháng sẽ không được xem xét)
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tóm lại để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Hiện đang bị thất nghiệp
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng
- Gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm không quá 3 tháng từ ngày thất nghiệp.

Khi thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

st

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Nghề nào cũng cần có cái tâm, sự nhiệt huyết. Nghề sale càng vậy!

"Trở lại nghề bán hàng, đó là môi trường tốt nhất để 1 đứa ngáo ngơ trở nên bản lĩnh. Làm sale, mình sẽ TỰ đào tạo mọi kỹ năng, từ phân tích tâm lý, đến ăn nói, nhậu nhẹt hát hò, đàm phán thương lượng, tung chiêu quánh phủ đầu...đến năn nỉ xuống nước thảo mai nịnh nọt. Vì bán hàng nó cực, nên thu nhập thường sẽ gồm lương cứng và hoa hồng. Lương cứng thì thường chỉ đủ sinh hoạt, thu nhập tích lũy là hoa hồng, nên sẽ là động lực thức khuya dậy sớm để làm. Nhân viên bán hàng được ví như là chiến sĩ ra mặt trận vậy, còn hậu phương là cán bộ chứng từ, logistic, kho bãi…

Nên này các bạn trẻ, dù tốt nghiệp ngành gì, đang thất nghiệp mà đứng trước cơ hội làm nhân viên bán hàng, đừng có ngại. Lao vô làm đi, sĩ diện làm gì. Thất nghiệp ăn bám mới nhục chứ đi làm là không có cái nghề nào cao hơn nghề nào.

Mình chịu cực khổ 1 thời gian sau đó ngon lành lắm. Nhưng cạm bẫy thương trường cũng nhiều, mình giỏi giang hóa chứ đừng có ma lanh hóa. Các bạn cứ nhìn 1 con diều bay cao như vậy, là nhờ cái sợi dây cột dưới đất. Nhiều lúc con diều nghĩ, thôi cắt sợi dây đi, sẽ bay cao vút lên trời xanh luôn. Sợi dây đó chính là tính kỷ luật, chính là đạo đức. Mà mình không có nó, sự bay cao chỉ là “cuốn theo chiều gió”, rơi xuống lúc nào không hay. Các bạn trẻ nhớ kỹ lời Tony dặn. DÙ LÀM GÌ Ở ĐÂU VỚI AI, đồng tiền mình làm ra phải là đồng tiền sạch, phải từ mồ hôi trí tuệ của mình. Thật thà chưa bao giờ là cha dại cả, trung thực là cái khôn ngoan nhất trong mọi khôn ngoan mà con người có thể nghĩ ra"

Trích Tony Buổi Sáng