Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Toàn bộ câu chuyện mình xin được chia sẻ như sau.

Ban đầu mình và bạn có đăng kí khóa học TOEIC ở trung tâm cô Lê Na ở Đại An, vì tiện đường, học phí lại đang được giảm 50% còn 2tr5, đóng tiền trước cả khóa. Khóa học bình thường sẽ kéo dài khoảng 4 tháng, giữa khóa sẽ có các bài kiểm tra, nếu k qua học viên phải học lại. Lần đầu mình thi qua nhưng trung tâm lại đổi ngày học nên mình k theo được, mình xin chuyển sang 1 lớp khác vào ngày phù hợp nhưng chỉ còn lớp ở Thái Hà và phải học lại từ đầu. Vì biết là học dốt nên có hỏi rõ trung tâm là đc học lại bn lần, các bạn ở TT nói là nếu xin học lại thì chỉ đc 1 lần, còn nếu thi trượt thì cứ học lại thoải mái k phải đóng tiền ( nhấn mạnh k ai nhắc là phải học xong trong bao lâu nếu thi trượt học lại ). Ở TT quy định là phải làm bài tập mới được đến lớp, lần đầu tiên đi thi thì lại k có ai kiểm tra bài tập gì cả, bọn mình được kiểm tra bình thường. Lần thứ 2 lại bắt kiểm tra bài tập mà mình nghĩ như lần 1 nên k làm, lần đó phải đi về và lại phải học lại, hôm đó có rất nhiều bạn giống mình và đều phàn nàn phải đi về. Sau đấy mình lại tiếp tục phải đi học lại mà mình cũng k hề muốn như thế. Đâu có ai muốn học đi học lại mãi. Mà thời gian chờ đợi giữa các lớp khá là lâu. Mỗi lần học lại 10 buổi mất 5 tuần x 3 là 15 tuần, mà bắt đầu học từ tháng 1 bâyh mới xong là 7 tháng :(( Lần thứ 3 thì cuối cùng cũng ổn và mình được học tiếp ở lớp Thái Hà.

Sau đây thì câu chuyện bắt đầu căng thẳng khi mình đến lớp học buổi tiếp theo thì các bạn k cho mình học vì giấy đăng kí học của mình hết hạn, cái này từ trước nay chưa baoh mình đc nghe. Ra gặp các bạn quản lý ở đó thì nói là hết hạn rồi mà gia hạn phải đóng nửa tiền học. Mình k đồng ý điều đó vì trước giờ k ai nói với mình hết, cũng k có giấy tờ nào ghi vậy. Các bạn bảo mình để lại sđt để tư vấn gọi điện và thứ 2 lên giải quyết giờ hành chính ( hôm đó là thứ 3). Hôm thứ 5 mình ở nhà thì có ng gọi điện tư vẫn và hỏi mình học lớp IELTS nào, mình bảo mình học TOEIC mà, bạn ý mới nói Toeic học thoải mái mà, IE mới 4-6 tháng. Sau thì bảo gọi lại sau. K thấy gọi lại nên thứ 2 mình lên TT, hôm đó lên k giải quyết đc gì chỉ viết mỗi tờ giấy là trình bày vấn đề rồi ngta đưa giấy hẹn bảo thứ 5 lên giải quyết. Mình lại ngậm ngùi đi về.

Chiều hôm qua là thứ 5 như hẹn mình lên. TT đưa lại giấy học cho mình nói bâyh mình học T3 T5, bạn mình có hỏi là cái này là học thế nào thì ngta bảo đây là học ôn tập để đi thi, mình có nói là mình đã học xong đâu mà ôn tập, ngta bảo cũng k biết rồi mình lại phải trình bày lại vấn đề, xong có 1 bạn quản lý cấp cao hơn đến nói mình ngồi đợi. Đợi 1 lúc thì cô LÊNA đến. Mình ra gặp cô xin giải quyết vấn đề thì cô k thèm nhìn mình rồi nói là quá hạn, Lúc đó bạn mình mới nói là trước giờ k có nhắc đến vấn đề phải gia hạn, quá hạn cả, hôm trc bạn tư vấn vẫn còn nói là học thoải mái. Cô nói là k ai dạy cho bạn cả đời, cài này công nhận đúng, mình cũng đâu muốn phiền TT đến vậy đâu, mất thời gian của mình nhiều chứ. Rồi cô bảo có quy định mà mình xem trên giấy tờ k hề có, cô nói do mình k chịu nghe, k chịu tìm hiểu. Mới hỏi cô quy định ở đâu k có giấy tờ nào viết. Cô k thèm tiếp mình mà mời 1 học viên khác ra phỏng vấn vào khóa học mới. Mình và bạn cứ đứng đó ngơ ngác k ai giải thích không ai tiếp. Mình đứng 1 hồi mới hỏi cô là k ai giải quyết cho bọn em ạ. Thì cô nói cô k muốn nói chn với ng vô học, mình đã làm gì cô bảo mình vô học. Sau đấy bạn mình cũng nóng có nói to là ban đầu k ai bảo phải gia hạn hay này nọ. Rồi cô lại bảo mình vô học và cô bảo thế muốn trả tiền học phải k. Cho cô xin thông tin trả tiền qua đường bưu điện, bạn mình cho địa chỉ nhà rồi cô còn xin lớp. Bạn mình nói trả qua bưu điện thì qua nhà là đc rồi. K cần lớp thì cô bảo cần đầy đủ rồi k thì k giải quyết, rồi gọi bảo vệ này nọ. Bạn mình sợ ảnh hưởng thông tin cá nhân nên giành lấy tờ giấy ra về.

HỒI GAY CẤN : Lúc này cô chuyển sang mày tao và bắt đầu dọa nạt. tao biết trường mày rồi t sẽ gặp hiệu trưởng. Bạn mình lúc đó có nóng giận và chửi lại. Lúc đó là mình sai. Nhưng sau đó mình về rồi cô còn nói mai gọi hội đến trường chúng nó cho chúng nó 1 trận. Bạn mình k chịu đc nên quay lại thì bị cô chửi cho k ra gì và k nói lại đc 1 câu nào luôn. Sau đó mọi ng can ngăn thì mình về cũng nghĩ là thôi coi như mất tiền để học đc lần sau phải cẩn thận hơn.

Nhưng cô k buông tha cho bọn mình. Về mình chưa làm gì cô đã gửi email đe dọa. Tối cô gọi điện chửi bới mình, mình nghe rõ câu đầu tiên " ĐCM CON CHÓ ". Mình sợ quá tắt máy, sau rồi cô gọi lại và gửi tin nhắn đe đọa. Mình chặn số và k hề trả lời gì, coi như cho qua.

Sáng nay (thứ 6 ngay sau chiều xảy ra vụ việc) có ng nói là khách hàng gọi đến chỗ mình làm thêm hạ thấp uy tín danh dự của bạn mình, còn nói rõ là tên gì và sn bao nhiêu. Mình nghĩ 90% là cô vì bạn mình k hề làm thế. Chỉ có đặt điều. Bọn mình có camera giám sát, chuyện cô Vu Khống hoàn toàn là bịa đặt.

Hôm nay co tiếp tục email đe dọa bắt mình phải xin lỗi. Mình đã k chịu đc và mail lại thì liên tục nhận được lời dọa nạt.

Mình sai là đã k học hành tử tế. K bàn đến chất lượng trung tâm, nhưng cách quản lý và làm việc k thể chấp nhận. Đặc biệt là thái độ và cách hành xử cô LÊ NA thật k xứng đáng là 1 nhà giáo. Tại sao cô k mời bọn mình ngồi xuống và giải thích cho mình tử tế lại khinh mình như vậy, trong khi lại ngọt nhạt với học viên mới sắp đóng tiền. Bạn mình có sai đã nổi nóng nhưng ngay từ đâu cô k tôn trọng bọn mình, ra vẻ khinh thường không thèm tiếp chuyện, mình mới nói mấy câu đã kêu gọi bảo vệ đuổi mình về. Và nhớ nhất câu cô nói " tao sẽ không bao giờ quên loại học sinh như mày " vô học và nói mình sẽ phải trả giá.

Mình biết cô và trung tâm và cả các quản lý, cộng tác viên đều đang theo dõi từng hành động của mình, để trả thù bắt mình trả giá. Nhưng mình vẫn muốn đăng bài này để mọi ng biết mà tránh. Không phải ai có học thức cũng là những người hành xử văn minh và lịch sự.

Mình có bản ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện và clip đầy đủ hơn về vụ việc này. Nhưng fb k cho đăng video quá dài. Nên khi nào cần mình sẽ đưa ra. Mình chỉ muốn sống yên thôi mà cũng k được. Mình cũng sợ là cô là ng có tiền có địa vị sẽ làm mọi cách hạ nhục mình và bạn mình. Nhưng bố nói mình k phải sợ, và cũng không cần phải xin lỗi người đó. Mình sống đàng hoàng thì k sợ người ta hạ nhục.

Câu chuyện hơi dài mọi ng thông cảm. Mình xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.






Nguồn fb: Bùi Yến

Clip về Trung tâm tiếng Anh Lê Na:



Trà lời của Lena:


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Người Việt đa số thích lớn, hoành tráng, oai, tính sĩ diện cao. Có lẽ cũng chính vì thế mà 95% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ (theo số liệu thống kê không chính thức). Nhưng tỷ phú Jack Ma vẫn nói rất an ùi: “Small is beautiful” – Nhỏ mới là đẹp.
Phần lớn sinh viên mới ra trường của chúng ta làm trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam. Đương nhiên, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn khác nhau rất nhiều về công việc, về chế độ đãi ngộ, văn hóa công ty…Doanh nghiệp nhỏ cũng dễ chết “bất đắc kỳ tử” khiến cho bạn có thể mất việc bất cứ lúc nào. Nhưng với đa số lao động trẻ vốn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn non kém, họ không có nhiều lựa chọn. Doanh nghiệp nhỏ cũng khiêm tốn trong tuyển chọn nhân viên, thay vì trả lương cao, họ bù cho những nhân sự trẻ cơ hội được đào tạo tốt hơn, sâu sát hơn và kết nối sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy, những nhân sự trẻ có khả năng SỐNG SÓT trong các doanh nghiệp nhỏ RẤT THẤP dẫn đến thực trạng thất nghiệp tràn lan. Đương nhiên rồi, doanh nghiệp lớn thì không đủ khả năng, doanh nghiệp nhỏ thì không sống sót được, việc rơi vào tình trạng “không chốn dung thân” là điều có thể đoán trước. Điều này lỗi từ 2 phía. Doanh nghiệp nhỏ cũng còn đang loay hoay với bài toán SỐNG SÓT, quy trình chưa bài bản và trơn tru, văn hóa doanh nghiệp chưa định hình rõ và tốt, chế độ đãi ngộ không cao…Nhưng họ vẫn đang cố hết sức. Từ phía nhân sự trẻ, đa phần do lười biếng, tính thụ động cao, thiếu kiến thức kỹ năng nhưng tốc độ học hỏi chậm và phương pháp học chưa có, khả năng chịu áp lực kém, không thể thích nghi cùng doanh nghiệp.

Thực trạng đau lòng hiện nay là tồn tại một lượng lớn các bạn được cho rằng THẤT NGHIỆP, nhưng thực tế là đang LẠC LÕNG trong thị trường lao động. Không phải không xin được việc mà là xin được việc nhưng bỏ việc RẤT NHANH! Họ không thích nghi được! Đáng tiếc hơn nữa là thói quen đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho nhà tuyển dụng, cho thị trường lao động, cho trường học, cho chính phủ khiến họ không thể THOÁT KHỎI thực trạng như hiện tại.

Bài viết này mong muốn giúp cho các bạn phần nào nắm được những điểm chính để TỒN TẠI và THÍCH NGHI với doanh nghiệp nhỏ. Mong các bạn có thể suy nghĩ và áp dụng tốt hơn cho công việc của mình.

1.KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẢN THÂN
Khi mới đi làm, ai cũng rất hào hứng, thái độ tích cực và chủ động. Nhất là với các bạn trẻ. Họ bị cảm xúc tích cực khiến cho bản thân thấy hưng phấn quá, không lường trước được những khó khăn trước mắt, họ kỳ vọng quá cao vào kết quả công việc mà mình SẮP đạt được.
Nhưng khi bắt tay vào công việc thực tế, thì QUÁ TỆ! Động việc gì cũng thấy khó, động việc gì cũng thấy mình thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quá, chẳng làm được gì ra hồn tử tế cả. Họ bị shock, thậm chí stress, tự kỷ…và phần lớn là BỎ CUỘC khi mới bắt đầu.
Những nhân sự nào TRỤ ĐƯỢC qua giai đoạn này mới có thể phát triển tốt. Mới đi làm, bạn phải LƯỜNG TRƯỚC được điều này sẽ xảy ra, HẠ THẤP KỲ VỌNG của bản thân xuống. Và khi cảm xúc tiêu cực ùa đến, hãy tìm cách thoát khỏi nó, đừng làm điều dại dột!
Bạn có thể trao đổi với quản lý của mình, chia sẻ với bạn bè, người thân, người yêu. Hoặc thậm chí đi lang thang ăn uống một bữa cho khuây khỏa. Đừng làm gì, đừng viết đơn xin nghỉ việc khi tâm trạng đi xuống. Cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN. Hãy bình tĩnh và để LÝ TRÍ của bạn trở lại để suy xét.

2.HỌC HỎI LIÊN TỤC
Hãy lấy việc bản thân kém cỏi làm ĐỘNG LỰC để bạn học hỏi những kỹ năng mới. Bạn đang gặp KHÓ KHĂN trong công việc bởi vì kiến thức kỹ năng còn yếu kém. Yếu kém thì phải HỌC HỎI, RÈN LUYỆN thì nó mới bớt yếu kém đi chứ! Hãy ĐỐI DIỆN với sự kém cỏi của bản thân và đánh bại nó.
Hãy liên tục hỏi những người quản lý của bạn để họ hướng dẫn bạn phát triển kỹ năng.
Hãy mở rộng thêm kiến thức của mình bằng việc đọc sách, xem video, tham khảo các web chuyên ngành.
Hãy tham gia những lớp học kỹ năng phục vụ cho công việc.
Hãy tìm những người cùng chuyên môn để hỏi và trao đổi.
Hãy nỗ lực hết sức và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng!

3. ĐA DẠNG KỸ NĂNG
Làm công ty nhỏ cũng đồng nghĩa với việc mức độ chuyên môn hóa không cao, bạn sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Đừng nghĩ nó là gánh nặng, hãy nghĩ nó là CƠ HỘI để bạn rèn luyện và phát triển bản thân.
Bạn làm sales thì hãy cố gắng học thêm marketing, copywiter hay design một chút.
Bạn làm nhân sự thì cố gắng học thêm về facebook, photoshop hay thậm chí là nấu ăn, cắm hoa.
Bạn làm marketing thì cũng nên học thêm về tuyển dụng, phỏng vấn hay đào tạo.
Một nhân sự luôn phấn đấu để phát triển bản thân sẽ được TÔN TRỌNG và TRAO QUYỀN trong các doanh nghiệp nhỏ. Thăng tiến trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn trong hệ thống lớn rất nhiều. Cơ hội của bạn do chính bạn tạo ra.

4. ĐỪNG NGHỈ VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM
Công ty nhỏ đồng nghĩa với nhân sự ít. Bạn nghỉ việc ở doanh nghiệp lớn có thể chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới nhưng với công ty nhỏ thì ảnh hưởng khá nhiều.
Hãy đọc lại bài Kỹ năng xin nghỉ việc của tôi để biết cách xin nghỉ việc cho đàng hoàng nhé!

Điều cuối cùng tôi muốn nhẳn nhủ với các bạn trẻ là: “HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG CƠ HỘI MÌNH CÓ!”

Nguồn: fb Nguyễn Đức Hải


Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

 1, Thụ động, có thái độ sống tiêu cực
Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc này khác, thích đổ lỗi, tìm lý do để biện minh cho mình, không dám nhận trách nhiệm về mình. Hành động theo bản năng hơn là lý trí.

2, Lười suy nghĩ
Không định ra kế hoạch, né tránh mục đích trong cuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai, chẳng bao giờ lo lắng về hậu quả từ những hành động của mình. Cuộc sống của họ chỉ là hiện tại mà thôi, tự lấy lý do “Đời là mấy tý” - vùi đầu vào các thú vui bất tận, không cần biết hậu quả ra sao.

3, Nước đến chân mới nhảy
Dù việc có quan trọng tới đâu chăng nữa thì cũng đều lần lữa không làm cho xong. Lãng phí phần lớn thời gian vào các công việc không mang lại mục đích gì: Rong chơi la cà, tán gẫu, online mạng xã hội.

4, Chỉ nghĩ tới thắng thua
Chỉ nghĩ tới được thua trước mắt, không muốn cho ai bằng ai, bạn bè mình mà thắng nghĩa là mình thua, bạn bè xung quanh mình mà chiến thắng hay giành được thành tựu gì đó thì tỏ vẻ khó chịu.

5, Thích nói trước rồi mới nghe sau
Tỏ ra mình là biết tuốt, cả thế giới, những ai khác với suy nghĩ của mình đều cần phải được cải tạo, nói trước mà không cần nghe ý kiến của người khác, cuối cùng hiểu ra vấn đề mới ah, uh…

6,Không hợp tác với mọi người
Xem những người khác kỳ cục vì những người này nghĩ khác với mình. Mọi người đoàn kết lại và chơi với nhau vì họ không giống mình. Nếu ý kiến của mình là tuyệt với thì cần gì phải hợp tác với ai.

7, Sống mòn
Sống ngày này qua ngày khác mòn mỏi, không tự nâng cao năng lực bản thân, không chịu học hỏi những điều mới, điều hay, tránh xa sách vở và thể dục, thể thao.

Chúng ta có giật mình khi đọc được những điều này? Vâng, chính chúng ta đôi khi cũng có những thói quen không tốt này. Và để từ bỏ tất cả những thói quen này là một điều không hề dễ dàng, không thể một sớm một chiều mà từ bỏ được, nhưng chúng ta đã biết được chúng, đã hiểu được vấn đề, những thói quen xấu mà chúng ta – những bạn trẻ hay gặp phải. Muốn thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu để tốt lên hay không – đó là ở bạn!


CHÀO CÁC BẠN! ĐÃ CÓ LÚC NÀO BẠN NGHĨ ĐÃ LÂU RỒI CHƯA ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG?

Nhiều người than đã lâu không được tăng lương, mà không biết rằng nguyên nhân có thể nằm ở chính họ.
Nguyên nhân chưa được tăng lương có thể nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, chẳng hạn như việc công ty làm ăn không có lãi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lý do nằm ở chính bạn, ví dụ như than phiền quá nhiều, ít tham gia các hoạt động giao lưu hoặc thậm chí ít cạo râu. Sau đây là các nguyên nhân chính khiến lương của bạn giữ nguyên trong một thời gian dài:
1. Bạn chưa yêu cầu tăng lương

Nếu bạn đang làm việc rất chăm chỉ và tỏ ra nghiêm túc trong công việc, thế nhưng vẫn chưa được tăng lương, thì khả năng nguyên nhân vì bạn chưa đòi hỏi. Khảo sát tại Mỹ cho thấy 84% các ông chủ hy vọng nhân viên của mình tự đề đạt việc tăng lương. Tuy nhiên, chỉ có 41% người Mỹ thực sự lên tiếng. Khi bạn chưa yêu cầu, các ông chủ sẽ nghĩ rằng bản thân bạn cũng không nghĩ rằng mình xứng đáng được lên lương.

Việc thẳng thắn đề nghị không đảm bảo rằng bạn sẽ thật sự đạt được mục đích, nhưng ít nhất cũng gia tăng cơ hội. Cơ hội sẽ càng nhiều nếu bạn hẹn sếp một buổi gặp, trong đó đưa ra bằng chứng cho thấy mình làm việc chăm chỉ. Tốt nhất bạn nên chọn lúc công ty đang làm ăn tốt. Kể cả khi sếp nói không, cuộc gặp này sẽ là cơ hội để bạn thẳng thắn hỏi sếp rằng mình cần phải làm gì để có thể được lên lương trong tương lai.
2. Công việc của bạn không nhất quán
Nếu bạn đang làm việc kém, bạn nên lo về khả năng bị thôi việc chứ chưa nói đến tăng lương. Còn nếu công việc không ổn định, bạn cũng khó chứng minh rằng mình xứng đáng. Nhiều người gặp sai lầm hỏi tăng lương trong những thời điểm không thích hợp, ví dụ có một người họ hàng bị ốm, bạn đời bị mất việc, hoặc bạn đang gặp khó khăn tài chính.

Có thể ông chủ tỏ ra thông cảm, nhưng khó khăn tài chính của bản thân không giúp gia tăng cơ hội lên lương. Thậm chí có một số ông chủ cho rằng chia sẻ thông tin về khó khăn tài chính cá nhân là không chuyên nghiệp. Thay vào đó, bạn cần làm việc chăm chỉ, chứng minh rằng mình đang giúp công ty sinh lãi.

3. Ông chủ không biết rằng bạn xứng đáng được tăng lương

Dù bạn có thể không muốn phô trương, nhưng cũng nên làm các sếp chú ý đến việc mình đang làm việc chăm chỉ. Đây là một kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo. Bạn hoàn thành đầy đủ những công việc mà sếp giao là điều tốt nhưng chưa đủ. Bạn nên thường xuyên đề xuất nhận thêm việc nếu muốn được chú ý. Ví dụ, bạn xin tham gia những dự án quan trọng và cố gắng càng cao càng tốt trong việc để lại dấu ấn trong công việc của mình. Tất nhiên vẫn phải đảm bảo rằng điều này không làm người khác cảm thấy phiền toái.

Nếu không có cơ hội lên tiếng, bạn có thể ghi chép lại những công việc mình làm và chia sẻ nó với ông chủ trong báo cáo cá nhân cuối năm, hoặc trong một cuộc họp nào đó. Còn nếu bạn chỉ gánh việc của những đồng nghiệp khác giúp họ nhưng không có ai chú ý đến việc đó, bạn cũng sẽ không được tăng lương.

4. Bạn không nâng cấp kỹ năng

Dù bạn đang làm việc chăm chỉ và thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp, điều đó vẫn là chưa đủ nếu kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời. Đây có thể thành một vấn đề nếu bạn đã làm ở công ty một thời gian dài. Có thể trước đây bạn ra trường là được tuyển vào công ty luôn và làm từ đó đến nay, nhưng bây giờ thời thế đã khác khi bạn phải cạnh tranh với lớp trẻ, những người có nhiều kỹ năng hơn, học hành cao hơn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên theo học các lớp kỹ năng có cấp chứng chỉ. Khi tìm kiếm người cho một vị trí cao hơn, các công ty cũng có thể nhìn vào bằng cấp hoặc các kỹ năng mà một cá nhân có. Theo khảo sát của Bộ Lao động Mỹ, người có bằng đại học kiếm được nhiều hơn 77% so với người chỉ có bằng phổ thông.

5. Bạn có quá nhiều vấn đề

Nếu nhân viên thường xuyên lơ đễnh, ví dụ sếp yêu cầu một báo cáo dài 5 trang nhưng chỉ làm 3 trang, và một tháng lặp lại lỗi này 3 lần, thì các sếp sẽ lưu ý đến sự thiếu tập trung đó.

Nhiều nhân viên không bị phạt khi kém tập trung vào chi tiết, vì các ông chủ thường xem đó chỉ là thiếu sót cá nhân. Tuy nhiên những thiếu sót này chắc chắn sẽ được nghĩ đến khi ông chủ cân nhắc việc tăng hay không tăng lương. Cơ hội của bạn sẽ giảm đi nếu bạn có thái độ không tốt.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên đến muộn hoặc nghỉ ốm quá nhiều cũng khó được tăng lương. Nhiều người cho rằng chỉ cần họ ở lại đến khi làm xong việc đã là xuất sắc. Nhưng thực tế, các ông chủ sẽ để ý hơn đến việc bạn bắt đầu ngày làm việc muộn, kể cả khi bạn thường xuyên ở lại làm việc muộn.
(ST)

PS: NGÀY MAI MÌNH SẼ CHIA SẺ CHO CÁC BẠN 5 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐƯỢC NÂNG LƯƠNG NHÉ!

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Người Việt Nam hay mắc 1 bệnh đó là nước đến chân mới nhảy. Thực ra thì mình hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì nói chính xác hơn phải là nước đến cổ.

Các bạn SV ra trường bằng lòng với mức lương 10 triệu/tháng tưởng đã ngon. Trong khi đó, chúng ta đang xếp hạng bét trong khu vực. LỐI SỐNG CỦA ĐA PHẦN GIỚI TRẺ NGÀY NAY LÀ BAN NGÀY THÌ ĐI LÀM, TỐI VỀ THƯ GIÃN, THU NHẬP TẠM ĐỦ ĐỂ TIÊU, ĐẾN ĐÂU THÌ BIẾT ĐẾN ĐÓ. Ban đầu mọi thứ đến thật tự nhiên. Nhưng những hành động ngày qua ngày này lặp lại hình thành nên 1 thói quen, 1 sức ì ngày 1 vững chắc theo thời gian.

Họ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi có gia đình => nước đến chân. Có 1 đứa con => nước đến rốn. Có 2 đứa con => nước đến cổ.
Khi đó 1 số người mới thực sự bắt đầu làm 1 cái gì đó. Còn bình thường, cứ đến đâu thì đến, không cần nghĩ xa. Tại sao chúng ta không chuẩn bị từ sớm mà cứ phải chờ tới khi dồn vào đường cùng thì mới chịu thay đổi? Chuẩn bị sớm thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, có nhiều thời gian hơn, thoải mái hơn.

Thế hệ trẻ VN bây giờ nhiều người sống thiếu ước mơ và đam mê quá!

***

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược Nguyễn Hữu Thái Hòa trong buổi "Small Talk - Chuyên gia bàn về chiến lược 18/7/2015":
VN đang rất nhục. Nếu không kể mấy nước Châu Phi ra thì VN đang đứng ở đáy của giá trị nhân loại. Chúng ta là quốc gia gia công nô dịch. Một trăm năm trước, postcard 1909 không biết chọn hình gì để mô tả người VN nên đành lấy tạm hình 1 cu li:


100 năm trước, người VN hiện lên trên mặt 1 poster là cu li. Bây giờ lao động VN khác 1 chút là mặc vest, đi xe hiệu và biết chém gió. Thu nhập của người Việt vào khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Đây là 1 thực tế thật "hãnh diện" cho 1 quốc gia rừng vàng biển bạc và thông minh như Việt Nam.

Lao động Việt Nam đi làm việc trên những khu công nghiệp, tập đoàn nước ngoài, mức lương cao hơn bình thường. Chúng ta được gì ngoài mức lương 4-8 triệu trên khu công nghiệp? Đây là mức lương thấp nhất. Những người Hàn Quốc nhận mức lương ở nhà máy Bắc Ninh 5-7 ngàn/tháng và quản lý vài chục ngàn cu li.

Nói về doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức đi gia công sản phẩm chứ ít có hàm lượng chất xám, lấy công làm lãi, hàm lượng trí tuệ rất thấp. Chúng ta đa phần mới chỉ dừng ở mức đào khoáng sản lên, loay hoay trong gia công nô dịch, rồi bán. Trong khi đó ở Nhật, 1 quốc gia không hề có tài nguyên, thường xuyên phải đối diện với thiên tai thì hàm lượng chất xám trong lao động của họ lại cực cao. Hàng năm Nhật đóng góp vào tổng GDP của họ 75% từ giá trị trí tuệ. Chỉ số này ở Việt Nam theo World Bank là dưới 3%. :(
***

Những SV đại học, những cử nhân, kỹ sư đang ra trường hãy sống ước mơ hơn, đam mê hơn để tốt cho chính các bạn, và cũng để Việt Nam phát triển. Bạn đèn sach 12 năm học để thi đỗ được vào ĐH, để dòng họ phải mổ dê, mổ bò ra để ăn mừng. Bạn tiếp tục cố gắng thêm 4,5 năm nữa để đèn sách và tốt nghiệp ĐH. Tổng thời gian bạn đã đầu tư cho đèn sách là 17 năm. Và mức lương trung bình của bạn trong nhiều năm trời là 10 triệu đồng.

Anh họ tôi ở quê lên HN, đi lái taxi, chả cần học hành gì, mỗi tháng thu nhập cũng hơn con số 10 triệu. Cạnh nhà tôi có 1 hàng cháo lươn Nghệ An, mỗi tháng cũng lãi vài chục triệu. Bạn có nhìn thấy vấn đề là gì không? Họ chả đầu tư gì 17 năm như bạn, nhưng thu nhập của họ lại cao hơn bạn. Có thể được học hành thì tư duy của bạn tốt hơn họ, bạn biết được đạo hàm, tích phân... nhưng nếu bạn không tận dụng những thứ đó, chỉ biết đi làm và thư giãn qua ngày thì những tri thức đó thật sự là đã phí phạm 17 năm đèn sách.

Hãy yêu những việc bạn đang làm, làm mọi thứ với tất cả cố gắng, tìm cho mình 1 ước mơ, phấn đấu vì nó. Bạn sẽ biết ban ngày phải tìm 1 công việc như thế nào để học hỏi kinh nghiệm. Bạn sẽ biết mình phải làm gì vào buổi tối để chuẩn bị cho mình những gì cần thiết, chuẩn bị sẵn sàng để sau này xây nên ước mơ của chính mình. Điều đó có ích hơn thay vì ngồi chờ đến sáng mai để 8h sáng mai lại có mặt đúng giờ, làm thợ xây, đi xây ước mơ cho 1 người khác.

Nguồn fb: Nguyễn Mạnh Trường
Chiêm nghiệm từ bản thân...
"Easy comes, Easy goes" - cái gì dễ đến thì cũng dễ đi, ví như có những người sinh ra trong gia đình giàu có, rồi thì được HƯỞNG THỤ thành quả to lớn từ Ông bà bố mẹ để lại, nếu như không được giáo dục để tự chủ trong việc kiếm tiền, bị động, chỉ phụ thuộc vào thành quả từ đời trước để lại thì vấn đề là sẽ hưởng thụ trong bao lâu? sau đó sẽ thế nào? Với những người đang sướng, thói quen hưởng thụ nhiều hơn làm ra thì chi tiêu ít hơn, hưởng thụ ít hơn khá khó, đương nhiên sau đó sẽ là hàng loạt vấn đề về tiền bạc, rồi vấn đề xyz sau đó sẽ xảy ra... Cách tiêu tiền của 1 người tự chủ kiếm ra 10 triệu sẽ rất khác với việc ai đó đưa cho mình 10 triệu để tiêu, vì để kiếm được 10 triệu bằng chính mồ hôi, công sức của mình thì người đó đã trải qua cả 1 quá trình, rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất, kỹ năng của bản thân... 1 thằng ma lanh hóa tự  nhiên có 1 tỷ rơi vào tay nó thì nó vẫn là 1 thằng ma lanh hóa với 1 tỷ trong tay, nhưng để từ 1 thằng ma lanh hóa tự thân nó kiếm tiền chân chính thì nó phải trở thành người tử tế, người có đủ đạo đức, phẩm chất và năng lực để sở hữu 1 tỷ đó; rất khác nhau;

Câu chuyện tình yêu cũng tương tự, dễ đến sẽ dễ đi... Phải có thời gian đủ dài để thấu hiểu, đồng cảm, thậm chí lúc khó khăn phải cùng kham cộng khổ vẫn gắn bó keo sơn, thì lúc huy hoàng mới biết trân trọng lẫn nhau; những lúc tức giận đến cùng tột, có khi mới biết tính xấu trong mỗi con người mà vẫn chấp nhận và bỏ qua, thậm chí còn giúp đối phương dần dần sửa sai, thì tình yêu đó mới bền, đến lúc hôn nhân mới trân trọng và thương yêu lẫn nhau; Có chị A yêu anh B, nhà chị A khá giả từ bé, nên A có thói quen chi tiêu cũng hơn so với đôi bạn cùng lứa, A nhận lời lấy B vì B làm bất động sản, năm đó lãi kha khá, nhưng sau khi lấy nhau được gần 2 năm, đúng năm đó B cả năm trời bị đọng, đất không bán được, thậm chí còn mất tiền xăng xe, điện thoại chạy đi chạy lại cả ngày; sống giữa cái đất hà thành này mà cả năm trời không kiếm được tiền, vẫn thói quen chi tiêu cũ của 2 vợ chồng, sau đó phát sinh hàng loạt mâu thuẫn, phải mưu sinh, rồi ngày lễ tết, cưới xin 2 bên nội ngoại... Chị A đã không chịu đựng được và thế là 2 người ra tòa ly dị; Thế nên từ yêu đương đến hôn nhân cũng không có khác kinh doanh là mấy, dễ đến thì dễ đi mà...

Kinh Doanh là cả 1 quá trình khắc nghiệt, có thể do may mắn đâu đó (PHÚC từ trước để lại) mà mình có cả cơ đồ sau 2,3 năm; leo thang lên làm ông chủ, nhưng nếu như đạt được 1 chút thành quả nhanh quá mà nền tảng đạo đức, phẩm chất, năng lực và độ từng trải chưa phát triển theo kịp thì rất dễ TỰ MÃN, nghĩ rằng mình đã RẤT LÀ CÁI GÌ ĐÓ, thậm chí còn nghĩ rằng việc kinh doanh là DỄ DÀNG, hay có TIỀN mà cứ thế CHI ra tóe loe, không có sự phân tích, kiểm soát xem hành động đấy có đúng đắn hay không? thì khả năng là sẽ úp sấp mặt xuống mà khó ngóc lên được, ai cũng thích mình làm cái gì đó dễ dàng, nhàn hạ thôi... nhưng thu nhập phải cao, hưởng thụ phải đã... từ bé bố mẹ đã nhồi vào đầu cái tư tưởng "gắng học cho tốt nha con, sau này xin làm cái gì đó văn phòng lương cao mà nhàn thôi, không lại vất vả như đời cha, đời ông thì nhục nhã lắm... Lúc kiềm được nhiều tiền mà dễ dàng, không phải mất nhiều công sức thì rất dễ sinh TỰ MÃN, Lòng tham lại vô đáy, có khi bất chấp hành vi là thiện hay bất thiện, kiếm tiền bằng mọi giá, bằng mọi thủ đoạn, cũng chẳng cần quan tâm đến người khác lợi hại thế nào, Cái tham chất đầy hơn núi, nghiệp chướng nặng nề rồi mới thấy quả báo sao đắng cay, rồi kêu đời bất công với mình thế này, thế nọ... Quả báo chưa đến ngay thì vẫn ngồi đó cười tủm, bạn bè không kể xiết, sau nó đến rồi thì chẳng thấy bạn mà toàn có bè...

Thành ra khi gặp khó khăn trong kinh doanh, cuộc sống hay tình duyên thì đừng có nản chí, sợ hãi, bị động ngồi chờ điều may mắn đến, hãy coi đó là các thử thách của cuộc đời, phép thử càng lớn mà vượt qua được thì thành quả càng xứng đáng; Trước hết làm gì thì phải làm hết sức mình, THỰC SỰ ĐAM MÊ với những gì mình làm là cách để mình vượt qua các thử thách, mình sẽ không từ bỏ, chứ nếu mình xác định mình chỉ làm cho có, thiếu LÒNG NHIỆT TÌNH, làm như chơi - chơi như thằng dở hơi thì rồi cũng sẽ có lúc nản chí, từ bỏ và lại tìm việc khác tương tự lặp lại lỗi ban đầu... THẤT BẠI CHỈ GIÀNH CHO NHỮNG THẰNG BỎ CUỘC GIỮA CHỪNG, Khi Đua thì muốn thắng, muốn nhanh về ĐÍCH nhưng lại không chịu NHỤC, chịu NHẪN NẠI, NỖ LỰC HƠN... thì nắm chắc trong tay 2 chữ "THẤT BẠI" cho nó nhanh... Muốn Thành công thì phải TRẢ GIÁ, phải DÁM THẤT BẠI nhiều lần, Thất bại rồi lại đứng dậy đi tiếp, đi khỏe hơn... Ổng Tỷ phú người TQ cũng nói rồi "TRƯỚC 25 TUỔI, CỨ THẤT BẠI MẸ NÓ ĐI, CÓ GÌ MÀ PHẢI SỢ NHỤC"  Mình có tuổi trẻ, có thời gian, Nhiệt huyết và SINH LỰC thì dốt cuộc mình cũng sẽ tới ĐÍCH! CỨ ĐI ẮT SẼ ĐẾN!

Nhưng có khi THẤT BẠI nhiều quá cũng dở, chẳng hạn nó VƯỢT mức chịu đựng của mình thì sao? có khi úp mặt xuống mà không ngẩng đầu được dậy thì phải chịu chứ làm thế nào? THÌ PHẢI CHỊU THÔI! Nó là trách nhiệm của bản thân mình với những gì mình đã làm, vậy nên làm gì phải có đồng đội, làm gì cũng phải có LÝ TRÍ thì số lần SAI sẽ giảm hơn, còn làm gì chả có RỦI RO! Nhưng xác định không nên làm gì nó QUÁ QUÁ MỨC KIỂM SOÁT của bản thân, hay HÀNH ĐỘNG CẢM XÚC may rủi, cho những thương vụ lớn! thì chắc là tỷ lệ ÚP sấp mặt xuống là rất cao, và từ độ cao cao như thế mà úp mặt xuống thì không biết thế nào :( Dù sao cũng là 1 trải nghiệm Yo most nhỉ???

TẤT CẢ CHỈ LÀ PHÉP THỬ CỦA CUỘC ĐỜI! PHÉP THỬ CÀNG LỚN, THÀNH QUẢ CÀNG XỨNG ĐÁNG :)

AI NHẤT QUYẾT ĐẾN ĐÍCH, SẼ ĐẾN ĐƯỢC ĐÍCH! PHẦN LỚN NHỮNG THẤT BẠI LÀ CUỘC ĐUA BỎ CUỘC GIỮA CHỪNG!

NHÂN TÀI SINH RA ĐỀU DO TÁC ĐỘNG, THÁCH THỨC TỪ THỰC TIỄN, CÀNG NHIỀU THÁCH THỨC, CÀNG TĂNG SỨC ÉP ĐỂ MỘT NGƯỜI TRỞ THÀNH NHÂN TÀI HỮU DỤNG! PHÉP THỬ TẠO THỰC TÀI =))

St

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

 Hãy xem CEO của Coca Cola mở rộng câu chuyện quen thuộc với chúng ta như thế nào:

Ngày xưa, rùa và thỏ tranh cãi xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua, thỏ ngồi và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ, kết thúc đường đua và giành chiến thắng.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định sẽ chiến thắng cuộc đua.

-----------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng thì rùa sẽ không thể nào thắng được nó. Vì thế, thỏ quyết định thách thức rùa trong một cuộc đua mới và lần này thỏ chạy với tất cả sức lực của nó. Kết quả, thỏ chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Bài học được rút ra: Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Câu chuyện này cũng mở ra một liên kết: Nếu công ty bạn có 2 thành viên, một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh nhưng những việc anh ta làm vẫn đáng tin cậy. Chúng tôi khá chắc chắn rằng, người nhanh và đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn.

------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Rùa suy ngẫm và nhận ra rằng: rùa không có cách nào thắng được thỏ về tốc độ vì vậy rùa suy nghĩ và rồi thách thức thỏ ở một cuộc đua khác, nhưng sẽ có sự thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý và chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã nhận thức được từ lần trước, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bờ sông, đích đến là cách 2km nữa ở bên kia sông và thỏ không có cách nào để vượt qua sông. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia để kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Hãy xác định ưu thế của mình, chọn sân chơi phù hợp và bạn sẽ là người chiến thắng.

----------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Sau ba cuộc đua, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và cả hai nhận ra rằng kết hợp cũng là một cách hay để chiến thắng. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua và chúng sẽ cùng chạy chung trong một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy một mạch đến bờ sông, rùa cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích để giành chiến thắng.

Thật tuyệt vời khi mỗi chúng ta đều có những ưu điểm riêng, và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn biết cách kết hợp tất cả những ưu điểm của nhau khi các bạn làm việc trong cùng một nhóm, vì sẽ luôn có những trường hợp bạn không thể một mình hoàn thành cả một dự án là bài học rút ra.

Xuyên suốt câu truyện, chúng ta thấy rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn sau một lần thất bại và thỏ không bao giờ thiếu tập trung về sau. Rùa nhận ra khuyết điểm của mình và ngay lập tức thay đổi chiến thuật để tìm cách phát huy thế mạnh và giành chiến thắng. Trong cuộc sống, khi đối mặt với thất bại là thời điểm thích hợp để chúng ta cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đó cũng là lúc bạn cần nhìn lại và thử tìm kiếm những giải pháp khác. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học mới, thay vì cạnh tranh với nhau, chúng hợp tác để cùng nhau giải quyết tình huống cách tốt nhất.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào việc giành giật từng 0,1% thị phầ với Pepsi. Goizueta nhận ra rằng trung bình mỗi ngày, một người Mỹ chi 14 ounces cho nước uống, trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng, đối thủ của họ không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Vì vậy, Goizueta quyết định không tập trung vào việc cạnh tranh với Pepsi nữa mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông muốn mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống nước và Goizueta quyết định đầu tư các máy bán Coca cola tự động ở khắp các góc đường. Từ quyết định này, doanh thu của Coca - cola tăng vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

- st