Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Chớ đẩy những người 'bị thương' vào đám đông, bằng không bạn sẽ phải đối mặt với cả đám đông hung hãn đấy.


Thư xin lỗi là một vấn đề tế nhị. Văn hóa Việt chưa quen với việc cấp trên xin lỗi cấp dưới, khiến những vị sếp thường lờ đi khi họ cần "xin lỗi" nhân viên. Kể cả khi viết những bức thư này, họ cũng thường đổ lỗi chệch hướng như thể đang trốn tránh trách nhiệm, điều đó chỉ càng khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. 

Lời xin lỗi chuyên nghiệp và đúng lúc có thể xoa dịu các tình huống khó khăn - khi được xử lý một cách chính xác. 

Thư xin lỗi nên bao gồm một cuộc thảo luận ngắn về các vi phạm đã xảy ra. Sẽ là khôn ngoan nếu cho phép các nhân viên liên quan thảo luận kỹ lưỡng hơn về vấn đề, nếu cần. Hãy chia sẻ các bước tiến hành để điều chỉnh những hành vi đó, tránh việc để xảy ra lần nữa trong tương lai.

Tránh việc xin lỗi những nhân viên bị sa thải.Bởi nhân viên bị buộc thôi việc không thuộc nhóm đối tượng cần gửi trong thư xin lỗi. Thay vào đó, việc sa thải nên được xử lý bởi phòng Nhân sự và theo quy định của công ty, như yêu cầu bàn giao lại tài sản công ty hay tham gia phỏng vấn thôi việc.

Nhà lãnh đạo cần vô cùng cẩn trọng về các chi tiết trong thư xin lỗi. Thư xin lỗi nên tránh đề cập đến những vấn đề cá nhân nhạy cảm, vì chúng có thể bị người khác đọc được.

1. Mẫu thư xin lỗi dành cho nhân viên là nạn nhân của một quản lý cũ có hành vi không thể chấp nhận

Dear anh/chị [Tên nhân viên],

Thay mặt công ty, tôi muốn gửi lời xin lỗi anh/chị về vấn đề quấy rối tình dục và môi trường làm việc không thể chấp nhận được do người quản lý cũ của anh/chị, [Tên người quản lý cũ] gây ra.

Thủ phạm chính, [Tên người quản lý cũ], đã được xử lý theo quy định của công ty và đã bị giáng cấp. Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một môi trường làm việc an toàn và chuyên nghiệp, và chúng tôi rất nghiêm túc với vấn đề này.

Cảm ơn anh/chị đã báo cáo những hành vi không phù hợp của cá nhân này. Xin hãy vượt qua những sự cố như vậy để hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Kinh nghiệm lần này thật khó khăn với anh/chị, nhưng nhờ được thông báo nên sự việc đã giải quyết xong và chúng tôi sẽ ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai.

Anh/chị vui lòng hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành của tôi. Nếu anh/chị muốn thảo luận thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 123-456-7890

Trân trọng.

Tên Lãnh đạo

2. Mẫu thư xin lỗi dành cho nhân viên bị "hành là chính" do lỗi của hành chính

Dear anh/chị [Tên nhân viên],

Thay mặt công ty, tôi muốn gửi lời xin lỗi về những rắc rối về lịch trình đã ngăn cản anh/chị đi nghỉ phép như dự tính.

Anh/chị vui lòng thông tin cho chúng tôi về ngày mà anh/chị muốn cất cánh để chúng tôi sắp xếp bên bảo hiểm thanh toán do bị gián đoạn. Nếu anh/chị không thể xem xét bất kỳ ngày nào khác cho kỳ nghỉ cho đến cuối năm nay, hãy thông báo cho bộ phận nhân sự để chuyển số ngày nghỉ đó sang năm tới hoặc thanh toán vào lương cho anh/chị vào cuối năm.

Anh/chị vui lòng hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành của tôi. Nếu anh/chị muốn thảo luận thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 123-456-7890

Trân trọng.

Tên Lãnh đạo

3. Mẫu thư xin lỗi dành cho nhân viên bị chậm lương do hệ thống lỗi

Dear anh/chị [Tên nhân viên],

Thay mặt công ty, tôi thành thực xin lỗi về việc chậm thanh toán lương đối với anh/chị. Chúng tôi biết rằng sự cố như vậy sẽ gây khó khăn tài chính cho nhiều nhân viên của công ty.

Tiền lương sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của anh/chị vào thứ Hai tuần tới.

Chúng tôi sẽ thay đổi một hệ thống thanh toán lương mới để tránh các vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, phòng nhân sự sẽ bắt đầu rà soát 1 tuần trước ngày trả lương để sự việc trên không tái diễ.

Anh/chị vui lòng hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành của tôi. Nếu anh/chị muốn thảo luận thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 123-456-7890

Trân trọng.

Tên Lãnh đạo

Kết: Xin nhắc lại, lời xin lỗi chuyên nghiệp và đúng lúc có thể xoa dịu các tình huống khó khăn. Bởi vậy, chớ đẩy những người 'bị thương' vào đám đông, bằng không bạn sẽ phải đối mặt với cả đám đông hung hãn đấy.

Mỗi doanh nghệp đều có những "anh hùng" đứng đằng sau. Họ hiểu công việc của mình, không cần mọi người phải chú ý, luôn lặng lẽ làm việc. Họ rất đáng được tín nhiệm.


Mỗi doanh nghiệp đều có những "anh hùng" đứng đằng sau. Họ hiểu công việc của mình, không cần mọi người phải chú ý, luôn lặng lẽ làm việc. Họ rất đáng được tín nhiệm.

Nhưng thông thường thì công lao của những anh hùng đứng đằng sau này thường bị những người thích khoa trương thay thế. Người lãnh đạo như bạn phải là người điều chỉnh, bởi nếu bạn cũng không có nhiều thời gian chú ý đến những người làm việc ưu tú nhưng lặng lẽ đó mà bỏ qua họ, sẽ có lúc họ rời bỏ bạn mà đi.

Đa số những "anh hùng" dạng này đều không tính toán đến những công lao, cố gắng mà họ bỏ ra, nhưng lại rất chú ý đến việc họ có được mọi người thừa nhận hay không? Nếu những cố gắng đó của họ không được biết đến, sẽ khiến họ cảm thấy bị lợi dụng, bị bóc lột, vì thế mà đâm ra chán nản, buồn lòng. 

Khi tình hình này xảy ra, các "anh hùng thầm lặng" sẽ áp dụng biện pháp không bán sức nữa mà làm một số hành động để bày tỏ sự phản kháng.

Ai cũng sẽ mong muôn việc mình làm được mọi người thừa nhận. Lãnh đạo bỏ qua những anh hùng đứng đằng sau mà lãng phó nhiều thời gian đi đối phó với những người kêu ca, oán giận thì sẽ rất nhanh bị phát hiện, bên cạnh bạn đâu đâu cũng là người kêu ca.

Đi tìm những anh hùng đứng đằng sau, động viên và khích lệ họ, đó là cách dễ khiến lãnh đạo như bạn được lòng nhân viên nhất. Chúng ta rất dễ bỏ qua những người trung thực, đáng tin cậy, nhưng họ chính là những nhân tài giúp doanh nghiệp thành công. 

1. Những "anh hùng thầm lặng" đứng phía sau thường có một số đặc điểm như:

- Rất ít khi bỏ việc, dưới sức ép họ vẫn làm việc xuất sắc, luôn luôn hoàn thành công việc với chất lượng cao và đúng thời gian, nguyện làm hết sức mình khi tập thể cần. 

- Họ làm việc lặng lẽ, khiêm tốn, ngoài hoàn thành xuất sắc công việc ra, bạn hoàn toàn không biết họ ở đây? 

- Khi không có lãnh đạo, họ vẫn làm việc như bình thường, khiến những người khác hoàn toàn yên tâm. 

- Phương án họ cung cấp thường nhiều hơn vấn đề đưa ra. 

- Họ thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, thường xuyên giúp đỡ người khác làm việc tốt hơn...

Một phương thức khích lệ động viên đối với những "anh hùng" đứng đằng sau này là phải tỏ ra thích thú thực sự với công việc của họ. Không thể chỉ coi họ là người làm thuê, nhân viên, mà phải coi họ ngang hàng với bạn. Lắng nghe những mong muốn và cả những lo lắng, buồn vui của họ. Luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề của họ. Khi họ nản chí, hãy khơi dậy lòng tự tin trong họ.

2. Thưởng công khai, thưởng kín phải cẩn thận

Khen thưởng, khích lệ nhân viên có thể phân ra làm hai loại: khen thưởng công khai và khen thưởng kín. Hầu hết các doanh nghiệp đều khen thưởng công khai, mọi người đều biết đến.

Việc khen thưởng công khai có thể xây dựng các tâm gương điển hình, thúc đẩy lòng quyết tâm vươn lên của mọi người. Tuy nhiên, hạn chế là do phát thưởng trước đông đảo mọi người, nên rất dễ gây ghen tị. Người được thưởng nếu cũng dùng tiền thưởng (thậm chí bù thêm) để chiêu đãi mọi người, thì cuối cùng tiền thưởng chẳng còn tính hấp dẫn.

Một số nước lựa chọn cách khen thưởng kín là chủ yếu. Cách này được áp dụng khi lãnh đạo nhận thấy nhân viên nào đó làm việc tích cực, sẽ tăng lương hoặc bí mật đưa tiền thưởng kèm với lý do cho người đó biết.

Khen thưởng kín sẽ không kích thích đối với người khác, nhưng lại rất kích hích với người được khen thưởng. Không có người được thưởng thì cũng không có người đố kỵ, vì không ai biết ai được thưởng và thưởng bao nhiêu. 

Thực tế, có lúc người lãnh đạo đều tăng lương như nhau cho nhân viên, nhưng mỗi người lại thấy chỉ mình mình được thưởng. Kết quả là tháng sau mọi người đều cố gắng để giành tiền thưởng tháng tiếp.

St.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp

Trong bối cảnh trạnh tranh toàn cầu, văn hóa đã thực sự trở thành một sức mạnh quan trọng của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.

Doanh nghiệp là một pháp nhân hay một tổ chức chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Một tổ chức kinh doanh bao giờ cũng được hình thành và điều hành bởi một nhóm các cá nhân. Khi hợp tác với nhau, các cá nhân này thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật. Nhưng các cá nhân này cũng có những trình độ văn hóa khác nhau và vì thế đã nảy sinh mâu thuẫn hay còn gọi là xung đột về văn hóa.

Ngoài việc làm ăn   tìm kiếm   lợi nhuận, các thành viên trong doanh nghiệp thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần. Như vậy, đa số các thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có quan hệ gắn bó với nhau trong công việc trong một thời gian dài. Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc, giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc… Các quy ước thành văn và không thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn mực làm việc tại nơi công sở và được gọi là văn hóa doanh nghiệp.

Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các hoạt động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp và các khách hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả cố gắng sắp xếp và phân tích các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp theo cách tiếp cận đơn giản và dễ hiểu từ góc nhìn trực tiếp của doanh nghiệp.

1. Các yếu tố hữu hình

Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa DN, người ta có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng… Đây chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa. Tới thăm một DN có trụ sở to đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch sự… nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa DN này có thể ở mức cao.

2. Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên

Hình thức cũng quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa. Có nhiều DN không có trụ sở to, chưa biết làm PR hay quảng cáo, nhưng đội ngũ lãnh đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam. Văn hóa DN được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong DN. Cho nên, chất lượng ban lãnh đạo DN và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa DN nói riêng.

Nếu ai đó trong ban lãnh đạo tối cao như chủ tịch hay tổng giám đốc là người thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì rất khó có thể lãnh đạo DN xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến. Có lẽ đa số nhân viên đều có cảm nhận là không muốn làm việc cho các DN kiểu này. Thậm chí, quan trọng hơn, là các khách hàng có văn hóa cũng không muốn làm ăn với các ông chủ ở dạng này.

Người xưa thường dùng câu "chủ nào, tôi ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay văn hóa của người làm thuê trung thành mà miêu tả về nhân cách của ông chủ. Ngày nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, mặc dù ở mức độ ít hay nhiều, vẫn còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao động bóc lột. Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác động nhất định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một DN. Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóa doanh nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa. Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa trên các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng đồng xã hội.

3. Các quy định về văn hóa

Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào cũng có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Chắc chắn ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian làm việc cho mọi nhân viên. DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảo rằng DN kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia…

Đạo đức kinh doanh

Trong marketing hiện đại, không ít DN như Công ty Sữa Tam lộc của Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh đạo đức trong kinh doanh với nội dung chính là chỉ sản xuất ra các sản phẩm an toàn cho con người và môi trường, không làm điều ác. Nhưng chỉ vì hành vi thiếu đạo đức và văn hóa của một số người mà cả DN phải phá sản và làm giảm uy tín của nhiều nhóm sản phẩm khác, gây thiệt hại nhiều tỷ đô la cho quốc gia.

Dù có muốn hay không muốn thì đạo đức kinh doanh là tiêu chí mà hầu hết các khách hàng hay đối tác liên quan đều quan tâm. Nếu DN vi phạm đạo đức kinh doanh như Vedan Việt Nam thì rõ ràng là chưa thực hiện trách nhiệm xã hội rồi tiếp đến là vi phạm luật pháp. Văn hóa DN này cũng vì thế mà bị cộng đồng đánh giá rất thấp. Có thể chỉ do một vài lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật cố tình vi phạm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nhưng rõ ràng đa số cổ đông và nhân viên thông qua bộ máy quản lý DN phải chịu trách nhiệm một phần vì các hành vi làm hủy hoại uy tín, niềm tin của khách hàng. Như vậy, các yếu tố luật pháp, trách nhiệm xã hội và đạo đức đan xen nhau trong văn hóa DN. Chấp hành tốt pháp luật là tiêu chí quan trọng thể hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Giá trị theo đuổi

Thông thường DN nào cũng có tuyên bố về sứ mệnh và chiến lược. Đọc các tuyên bố này, có thể hiểu DN theo đuổi các giá trị gì. Có DN nhấn mạnh chỉ sáng tạo các sản phẩm mới mang lại giá trị cho khách hàng. Có DN phấn đấu làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Có DN nhấn mạnh lý do tồn tại và mục tiêu chiến lược lâu dài là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bưu chính viễn thông tốt nhất... Mặc dù nhiều DN chưa đo đếm được tốt nhất là gì và cụm từ tốt nhất bị nhiều nước cấm sử dụng trong quảng cáo, nhưng điều này thể hiện khát vọng mà DN theo đuổi cho dù sóng gió thị trường có thể làm hỏng ước mơ của họ. Những giá trị tốt đẹp mà DN cam kết theo đuổi là tiêu chí quan trọng trong nhóm các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.

Trong các giá trị DN theo đuổi, nhiều DN và nhân viên đã nhận thức tầm quan trọng của các giá trị tạm gọi là giá trị gia tăng trong quá trình hợp tác cùng làm việc như: văn hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ cộng đồng…

Cũng có nhiều DN chỉ cần làm giàu bằng bất cứ giá nào theo lý lẽ tự nhiên của kinh doanh. Nhưng điều này chứng tỏ giá trị tiền bạc mà DN theo đuổi mới chỉ là biểu hiện của sự giàu có về vật chất, chứ chưa phải là sự giàu có về tinh thần và văn hóa. Lập luận lại, có tiền thì có thể mua được nhiều thứ có giá trị văn hóa như: văn phòng tráng lệ, đội bóng lớn, đội văn nghệ, các tác phẩm nghệ thuật… Đúng là các giá trị văn hóa, nhưng nó là của người khác, DN khác làm nên, chứ không phải là của DN dùng tiền mua về.

Niềm tin

Nếu không có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của ban lãnh đạo, thì chắc chẳng có mấy nhân viên muốn đi theo DN để phấn đấu, chấp nhận thách thức và xây dựng DN. Cũng có nhóm người có xu thế coi làm việc cho DN đơn thuần là công việc, chỉ cần trả   lương   cao đầy đủ, còn nếu hết lương, thì đi làm cho DN khác. Có thể điều này đúng với những người có tài và làm việc cho những DN lớn trên thế giới. Nhưng với đa số các DN vừa và nhỏ, DN làm các ngành nghề sáng tạo, nếu ban lãnh đạo và nhân viên không có niềm tin vào thành công trong tương lai, thì thật khó có sức mạnh trong hợp tác.

Trong một số DN mới thành lập, đang học tập và sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tác giả đã chứng kiến nhiều hình ảnh thực tế đầy cảm động và ý nghĩa về sức mạnh của niềm tin. Trong khó khăn vô cùng của lạm phát và khủng hoảng, DN thiếu lương của hàng trăm công nhân vài tháng liền, nhưng trên 90% nhân viên vẫn giơ tay biểu hiện quyết tâm cùng với ban lãnh đạo vượt qua khó khăn, đưa DN đi lên và nếu có thất bại thì họ không hối tiếc. Các anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cũng sinh ra trong những hoàn cảnh tương tự như vậy. Hành động dũng cảm như thời chiến này trong thời bình có thể khẳng định chắc chắn rằng niềm tin là động lực quan trọng của con người.

Thiếu niềm tin, con người có thể mất phương hướng. DN cũng vậy, không có niềm tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, DN khó có thể tập hợp được lực lượng. Vậy có phải niềm tin và văn hóa là quan trọng nhất đối với DN và văn hóa DN là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của DN? Văn hóa DN là yếu tố quan trọng trong nội hàm khả năng cạnh tranh, nhưng bên cạnh nó còn có các yếu tố quan trọng không kém phần là: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực marketing… Tất cả đều quan trọng và cùng tồn tại trong mối quan hệ tương tác với nhau theo nghệ thuật quản trị của DN.

Thái độ ứng xử

Thông thường nội quy công ty nào cũng có quy định về thái độ ứng xử trong nội bộ DN và với tất cả các bên liên quan. Thái độ ứng xử của DNVN đa số là phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của VN như việc: Luôn vui vẻ khi tới công sở, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân chủ, nhân viên tích cực, không có thù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất cả các yếu tố này tạo nên không khí làm việc và hợp tác trong DN.

Hành vi giao tiếp

Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng… là các hành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong DN. DN thường có một số quy định thành văn và không thành văn về các hành vi giao tiếp. Các hành vi giao tiếp này có ý nghĩa quan trọng vì nó luôn để lại ấn tượng quan trọng về lần gặp đầu tiên và nó thể hiện các hành động mang tính văn hóa của DN. Vì vậy DN cần có quy định thống nhất về các hành vi giao tiếp trong nội bộ, với khách hàng, bạn hàng và với các cơ quan quản lý nhà nước. Trong quy chế văn hóa công sở của chính phủ có các hành vi bị cấm như: Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, cấm sử dụng đồ uống có cồn tại công sở trừ các trường hợp ngoại giao, cấm quảng cáo thương mại… DN cũng là một tổ chức, vì vậy cũng cần có nội quy nêu rõ các hành vi bị cấm.

4. Các quy ước chưa thành văn

Theo quan sát của tác giả, đa số các DNVN đều có các quy ước không thành văn và chưa thể cho thành văn quy định về các hoạt động văn hóa. Có lẽ do các quan niệm đạo đức và tồn tại xã hội có mâu thuẫn mà có nhiều điều khó lý giải đúng sai. Vì vậy, trong gia đình, xã hội hay DN vẫn có những quy ước không thành văn về nhiều công việc như: Thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong các dịp lễ tết; tặng quà và tặng tiền; không đồng tình với tình yêu công sở; người trẻ tuổi hơn thì đi pha trà cho cả phòng vào buổi sáng; uống trà và nói chuyện với nhau trong giờ giải lao…

Các quy ước không thành văn có ưu điểm là tế nhị và linh hoạt trong giao tiếp, nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra các khoảng cách nhất định và đôi khi là thói nịnh bợ cấp trên, dễ dẫn tới chạy chức, chạy quyền… Nếu chủ DN không có các tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ nhiệm thì dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người.

5. Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên

Lãnh đạo tối cao DN như các vị chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc… mà không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa DN, không gương mẫu trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì thật khó có thể duy trì và phát triển được các giá trị nền tảng của văn hóa DN. Lãnh đạo DN thấy nhân viên múa dạng khỏa thân trong hội diễn hay ca hát nhại lời tác phẩm nổi tiếng… mà không ngăn chặn ngay, thì văn hóa DN tốt đẹp lâu năm có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ DN là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản trị DN kể cả việc quản lý văn hóa DN.

Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật… thể hiện trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong DN, nhưng không vì thế mà đánh giá quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa DN. Có DN không có điều kiện để tổ chức các sự kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao thường xuyên, không có đội bóng lớn… nhưng lại có các giá trị văn hóa rất cao ở các chỉ số khác. Có DN tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động nhằm quảng bá văn hóa và thương hiệu cho DN nhưng lại không nắm chắc các nội dung thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại thiếu quản lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn hại uy tín của DN.

Kết luận & đề xuất

Mặc dù còn cần nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về văn hóa DN, nhưng các yếu tố nội hàm của nền tảng văn hóa doanh nghiệp và một số ví dụ nêu trên có thể được sử dụng như những cơ sở lý luận cơ bản cho các DN muốn xây dựng và thực hiện một chiến lược hay kế hoạch cụ thể để phát triển trình độ văn hóa DN và sử dụng nó như là một sức mạnh gia tăng kết hợp với các sức mạnh khác về tài chính, nhân lực và công nghệ nhằm phát triển khả năng cạnh tranh bền vững cho DN.

Đã đến lúc các DNVN nên nghiên cứu và thành lập thêm một bộ phận quản lý mới trong hệ thống quản trị DN để chuyên quản lý về văn hóa doanh nghiệp. Có thể thành lập phòng văn hóa doanh nghiệp hay ban văn hóa doanh nghiệp do trực tiếp một nhân vật cấp cao lãnh đạo và các nhân viên đôn đốc thực hiện các hoạt động văn hóa hướng tới phát triển các giá trị và thực hiện mục tiêu chung của DN. Căn cứ theo các yếu tố nội hàm cơ bản của trình độ văn hóa DN, các DN có thể phát triển thêm các yếu tố khác nếu thấy cần thiết. Từ đó dùng chính các yếu tố nội hàm này để đánh giá các tiêu chí văn hóa DN theo các mức độ chưa có hay đã có ở mức độ thấp, trung bình, hay cao. Trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp phù hợp và linh hoạt để từng bước xây dựng nên một nền văn hóa DN có trình độ cao, mang bản sắc riêng của DN và đặc trưng chung của văn hóa Việt Nam.

Tiến sỹ Hoàng Đình Phi

Đau đầu để đánh giá đúng nhân viên

Người đứng đầu doanh nghiệp dù có xuất sắc đến đâu nhưng nếu không có những đồng sự giỏi sẽ khó mà thực hiện được các chiến lược, chiến thuật để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá đúng   nhân sự   sẽ giúp Lãnh đạo đặt cấp dưới vào đúng vị trí, giao việc đúng với khả năng. Ngược lại, khi cấp dưới được cấp trên đánh giá đúng năng lực, đó là cách động viên họ tốt nhất.

Nếu so sánh giữa tất cả các kỹ năng quản lý thì có lẽ kỹ năng đánh giá nhân viên là khó nhất. Tuy nhiên, đây lại là công việc rất quan trọng trong công tác   quản trị nhân sự   .

Cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng

Cho dù áp dụng bất cứ phương pháp đánh giá nào, nhà Quản lý cũng nên có các tiêu chí đánh giá nhân viên. Các tiêu chí này cần rõ ràng và quan trọng nhất là phải đo lường được, tránh đưa ra các tiêu chí “chung chung” dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới.
Tiêu chí đánh giá phải gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt tới. Các tiêu chí phải được đưa ra từ đầu kỳ đánh giá để nhân viên hiểu các yêu cầu và sự mong đợi của người quản lý đối với mình.
Nhà quản lý không nên thay đổi các yêu cầu của mình đối với nhân viên khi bắt đầu tiến hành đánh giá vì khi đó nhân viên sẽ không có cơ hội để điều chỉnh bản thân. Tuy vậy, để tạo sự “mới mẻ” và “thách thức” cho nhân viên, nhà quản lý đôi lúc cũng cần điều chỉnh tiêu chí đánh giá và phải thông báo từ sớm cho nhân viên biết.
Nội dung của các thay đổi này có thể nhắm tới mục đích khắc phục các điểm yếu của tổ chức. Chẳng hạn như doanh số bán hàng, độ lớn của thị trường đối với nhân viên tiếp thị, kinh doanh; hoặc số thư khen, những lời phàn nàn từ khách hàng để đánh giá đối với nhân viên cung ứng dịch vụ...

Khoảng cách giữa nhận xét của cấp trên với ý kiến cấp dưới

Rất thường xảy ra sự khác biệt giữa đánh giá của cấp trên về cấp dưới so với kết quả tự nhận xét của cấp dưới về bản thân. Khoảng cách này nếu không được xóa bỏ sẽ là rào cản lớn trong việc đánh giá nhân viên, đôi khi gây ra sự bất mãn dẫn tới việc nhân viên rời bỏ tổ chức vì cho rằng “sếp không hiểu mình”.
Để khắc phục trở ngại này, nhà quản lý phải dành thời gian theo dõi hoạt động của nhân viên dưới quyền. Một khi đã nắm vững các việc nhân viên đã làm tốt và cả những việc chưa tốt, nhà quản lý sẽ có những đánh giá khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục”.
Tuy nhiên, đối với các sai sót của nhân viên, nhà quản lý nên nhắc nhở ngay khi phát hiện để nhân viên nhận thấy và tránh các sai sót tương tự tiếp diễn. Đừng làm nhân viên ngạc nhiên khi họ bất ngờ nhận được “một giỏ” nhận xét về các sai sót đúng vào lúc cấp trên đánh giá.
Nhà quản lý phải cho nhân viên hiểu rằng để rèn luyện được bản thân là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực bền vững. Nó được ví như việc leo lên tòa nhà cao, chúng ta phải đi qua nhiều bậc thang chứ không thể nhảy trực tiếp từ tầng này lên tầng khác.

Kéo lên hay thả xuống?

Đến đây thì một câu hỏi khác được đặt ra: nhà quản lý phải làm gì khi nhân viên chỉ hoàn thành gần hết các chỉ tiêu đã đặt ra?
Hãy thử tưởng tượng hình ảnh cấp trên là người đứng trên đỉnh dốc còn cấp dưới là người đang gắng sức leo dốc, nhưng khi chỉ còn một bước nữa tới đỉnh dốc thì đã kiệt sức. Trong tình huống đó, nhà quản lý sẽ có hai lựa chọn:

Phương án thứ nhất là để nhân viên rơi tự do xuống chân dốc.
Phương án thứ hai là ra tay kéo nhân viên lên đến đỉnh.

Vấn đề đặt ra ở đây là khi nào thì nhà quản lý nên để nhân viên trở lại từ đầu quá trình phấn đấu, khi nào thì “nâng” cho nhân viên đạt mức cao hơn? Nếu qua quá trình theo dõi nhà quản lý biết được sự nỗ lực phấn đấu của nhân viên đã nhiều lần gần chạm đến đích và kết quả lần sau luôn cao hơn lần trước, trong trường hợp này nên chọn phương án thứ hai.
Cần hiểu được tâm lý nhân viên là nếu quá trình phấn đấu kéo quá dài mà không có sự động viên kịp thời của cấp trên, họ sẽ nản lòng, không còn động lực tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, nhà quản lý cũng cần thông tin kịp thời cho nhân viên đó biết mức độ họ hoàn thành các tiêu chí và nhấn mạnh rằng nếu tiếp tục thể hiện như hiện tại sẽ không được đánh giá cao trong kỳ tới.
Ngược lại, đối với nhân viên lần đầu gần đạt được các tiêu chí đánh giá, nhà quản lý nên sử dụng phương án thứ nhất nhằm tạo thách thức để họ cố gắng đạt kết quả tốt hơn cho kỳ đánh giá kế tiếp.
Sử dụng lựa chọn nào cho phù hợp với từng tình huống cụ thể để đạt được hiệu quả khi đánh giá nhân viên không chỉ thể hiện kỹ năng quản lý mà còn thể hiện nghệ thuật lãnh đạo.

Đối thoại với nhân viên

Nhiều nhà quản lý thường tỏ ra không thích đối thoại trực tiếp với nhân viên vì lý do thiếu thời gian hoặc những lý do khác.
Tuy nhiên, đây lại là việc tối quan trọng, vì thông qua đối thoại trực tiếp, nhà quản lý mới đưa được các thông điệp của tổ chức và cá nhân nhà quản lý tới nhân viên một cách hữu hiệu. Gặp gỡ, trao đổi với nhân viên sẽ giúp nhà quản lý có cách nhìn toàn diện về các mối quan hệ trong doanh nghiệp, từ đó có các quyết định hợp lý nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tạo tính kết dính giữa các cá nhân trong tổ chức.
Lắng nghe ý kiến của nhân viên, để họ cùng tham gia vào công tác quản lý của doanh nghiệp hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ làm nhân viên cảm thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.

Cái tâm của nhà quản lý

Nhà quản lý không cần phải có kiến thức và trình độ xuất sắc vẫn có thể thành công trong công việc, nếu có tâm trong việc đánh giá và sử dụng người.
Trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người thể hiện cái tâm của nhà quản lý giỏi. Điều dễ hiểu là về mặt cá nhân, nhà quản lý có thể có thiện cảm với nhân viên này nhiều hơn nhân viên khác, nhưng trong tổ chức nhà quản lý phải tỏ ra không thiên vị và quan tâm tới tất cả các thành viên trong tổ chức của mình.
Việc khen, chê rõ ràng sẽ tạo động lực làm việc hứng thú cho nhân viên, kích thích họ sáng tạo đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Chính sách hội nhập mang lại không ít thuận lợi nhưng cũng kèm theo những khó khăn. Việt Nam từ trước giờ có ưu thế với nguồn lao động dồi dào và giá rẻ thì nay đã mất đi ưu thế đó.
Hàng năm, nước ta có từ 1.5 đến 1.7 triệu người nhập vào lực lượng lao động, nhìn chung thì lượng cung lao động ở Việt Nam cao hơn so với lượng cầu. Tuy nhiên phần lớn lượng lao động này lao động phổ thông mà chưa qua đào tạo, chất lượng cũng không đồng đều giữa các vùng. Cùng với chính sách hội nhập, các công ty nước ngoài tràn vào Việt Nam  với mức lương rất hấp dẫn, khiến cho cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lương cao ngày càng trở nên gay gắt.
Cụ thể ta có các số liệu sau: 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kĩ năng nghề nghiệp. Hơn nữa nguồn lao động của Việt Nam vẫn tập trung ở nông nghiệp là chính, chỉ có 20% nguồn lực tập trung ở công nghiệp, 26% ở dịch vụ.
Mặc dù quan trọng nhưng thiếu rất nhiều
Mặc dù thiếu nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao đang đóng vai trò quan trọng trong thời buổi hiện nay:
-      Là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội
-      Là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HDH
-      Là điều kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội
-      Là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Khi các dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đổ về ngày càng nhiều thì vô hình chung nguồn lao động dồi dào và giá rẻ đã không còn là thế mạnh nữa. Khi mà yêu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học-công nghệ đang cao thì thách thức đặt ra cho một nền giáo dục có thể đáp ứng được xã hội là một vấn đề thiết yếu.
Theo con số mà nhà nước Việt Nam đang đưa ra, nguồn nhân lực với phẩm chất cao của cả nước đến đây vẫn thiếu hụt trầm trọng , con số đã lên tới 1 triệu rưỡi. Tình trạng khan hiếm càng tăng cao khi các dự án nước ngoài đổ về.
Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 35 đến 40% nhu cầu nhân sự bậc cao của các doanh nghiệp. Tỉ lệ giám đốc doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ chỉ là 2.99%, đại học là 37.82% và cao đẳng là 3.56% trong khi đó trình độ trung học chuyên nghiệp là 12.33% và cấp 3 trở xuống chiếm 43.30%. Nguyên nhân vấn đề là do:
-      Giáo dục Việt Nam còn xa lạ với thực tế, chưa nắm bắt được những thay đổi của thị trường
-      Thiếu đào tạo những kỹ năng cơ bản như kĩ năng lãnh đạo, quản lý, giao tiếp…
-      Thiếu đào tạo nhân cách, đạo đức nghề nghiệp và những văn hóa doanh nghiệp cần thiết.
Thách thức nào cho giáo dục đại học
Nói về giáo dục Việt Nam, GS Thomas J.Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam:
-      Một là, bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao.
-      Hai là, việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất lượng cao hơn hiện có.
-      Ba là, Việt Nam có thể cải cách từ từ cũng có thể dẫn tới thành công.
-      Bốn là, thực hiện kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo.
-      Năm là, các tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay.
Nói về giải pháp, người ta nhắc tới mô hình UCC (University-Center-Company). Những đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được triển khai ở trường đại học và nơi áp dụng là các doanh nghiệp. Trường đại học không phải là nơi làm những đề tài rất to tát rồi lại cất vào tủ phủ bụi, sau đó cất công đi tìm kiếm các doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ. Giáo sư Nguyễn Hữu Việt Hùng đã nói:”Cần có nghiên cứu khoa học thực sự chuyên nghiệp trong trường đại học” bởi lẽ nếu không có nó đơn thuần chúng ta chỉ đang dạy dỗ sinh viên cấp 4. Điều này dường như vẫn đang gặp rất nhiều hạn chế khi mà vấn đề tài chính vẫn còn đang eo hẹp. Dường như họ đã quên rằng nghiên cứu khoa học là điều tối quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho một trường Đại học.
Nghiên cứu khoa học vẫn còn đang gặp nhiều vấn đề, cần lắm những hỗ trợ từ phía nhà nước, từ các cơ quan, công ty hỗ trợ, nhưng trên hết là thái độ từ phía các trường Đại học, họ cần nhìn nhận đúng hơn về vấn đề nghiên cứu khoa học.
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu "đúng người, đúng việc, đúng nó, đúng lúc ".
Câu chuyện 1: Sư Tử quản lý nhân sự
Mỗi ngày, Kiến đi làm từ rất sớm và đến là chú bắt tay vào công việc của mình ngay. Kiến làm việc rất chăm chỉ và lúc nào cũng vui vẻ với công việc. Ông chủ của Kiến là một con Sư Tử, Sư Tử rất ngạc nhiên khi thấy chú Kiến làm việc mà không cần có sự giám sát nào cả. Thế là Sư Tử thuê con gián về làm giám sát Kiến.
Sau khi được thuê về ý tưởng đầu tiên của Gián là gắn một cái đồng hồ treo tường để theo dõi việc đi làm đúng giờ của Kiến. Gián cũng cần một thư ký riêng để thay nó viết ghi chú và làm báo cáo, thế là Gián thuê một con Nhện, chỉ để quản lý báo cáo và nhận các cuộc gọi.
Sư Tử rất hài lòng về những báo cáo của Gián, nó yêu cầu Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường, để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị. Thế là Gián mua một cái máy vi tính mới, cùng 1 cái máy in lazer và nó thuê một Ruồi để làm quản lý bộ phận IT.
Lúc này mới quay lại vị trí của Kiến, Kiến lúc trước làm việc rất chăm chỉ và thoải mái nhưng từ khi có người quản lý nó rất khó chịu vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô ích làm tốn thời gian của nó.
Sư tử đi đến kết luận là cần phải cử một người làm quản lý nguyên một bộ phận mà Kiến đang làm việc. và chức vụ này được trao ngay cho Ve Sầu. Ngay ngày đầu nhận chức Ve Sầu đã đưa ra quyết định mua một cái thảm đẹp và một cái ghế thật êm cho phòng làm việc của nó.  Và nhà quản lý Ve Sầu cũng cần thêm 1 cái máy vi tính và một thư ký riêng, đó là thư ký cũ của nó, người đã giúp nó chuẩn bị kế hoạch tối ưu hóa chiến lược kiểm soát ngân quỹ cũng như công việc.
Văn phòng Kiến làm việc bỗng nhiên trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu... Thế là Ve Sầu thuyết phục tổng giám đốc Sư Tử, về sự cần thiết phải làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây.
Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi Kiến làm việc, Sư Tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn rất nhiều so với trước đây.
Sư Tử thuê thêm 1 con Cú, Cú là một nhà cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết. Cú bỏ ra ba tháng để  ngâm cứu về văn phòng và viết một bài báo cáo dài khổng lồ, lên đến vài quyển và đi đến kết luận: " Văn phòng này có quá nhiều nhân viên".
Đoán xem giám đốc Sư Tử sẽ sa thải ai đầu tiên?
Câu chuyện 2: Con quay và bánh xe
Một hôm con quay màu vàng lăn đến bên cạnh một chiếc xe màu đen. Nó kiễng chiếc chân nhỏ bẻ nhọn hoắt của mình lên và hỏi bánh xe :"Này! Bánh xe, cậu có tài cán gì không?" "Tôi có thể quay!", bánh xe nói một cách dứt khoát và hỏi: "Anh bạn nhỏ xinh xắn! Nghe nói cậu cũng rất giỏi quay có phải không?"
"Đúng thế!", con quay tự tin đáp, "Tôi quay nhanh như gió, có thể coi là quay nhanh nhất trên thế giới này, mỗi phút tôi có thể quay mấy ngàn vòng trong một giờ khi đó còn nhiều hơn cả số sao trên trời! Còn quay hỏi bánh xe bằng một giọng khinh thường.
Bánh xe trả lời: " Tôi mỗi phút chỉ có thể quay được vài trăm vòng và mỗi giờ quay ước chừng chỉ được khoảng hai vạn vòng thôi".
Con quay tỏ ra rất tự hào và lớn tiếng "Xem ra tôi giỏi hơn anh rồi!".
Bánh xe nhìn con quay bảo" Muốn biết ai hơn ai, cần phải xem thực chất đã."
"Anh nói vậy là có ý gì?" Con quay chất vấn một cách hoài nghi.
Khi ấy bánh xe mới trả lời rằng: " Nếu nói về tốc độ quay, cậu quay như bay vậy, chắc chắn là tôi không bằng cậu. Nhưng khi tôi quay một vòng thì tôi tiến lên phía trước một bước. Nếu như tôi quay liên tục thì tôi sẽ tiến lên liên tục. Còn cậu, dù cho có quay nhanh đến thế nào đi chăng nữa, tần suất dù có cao đến thế nào đi chăng nữa, nhưng cuối cùng cũng chẳng rời thoát được khỏi chỗ cũ.
Bài học rút ra: Để đánh giá một người chúng ta cần nhìn vào công việc thực chất mà họ đảm nhiệm và không nên chỉ dựa vào những hiện tượng bên ngoài. Có những người bên ngoài rỏ ra rất khá, nhưng những khả năng, kỹ thuật mà họ có được lại không phù hợp với yêu cầu thực tế công việc. Điều đó có nghĩa rằng họ sẽ thực hiện công việc không có hiệu quả. Những người này dù cho bên ngoài có thể hiện tốt đến thế nào đi chăng nữa, nhưng đối với công việc của công ty họ vẫn là kẻ vô dụng. Nhưng ngược lại những người trông hết sức bình thường, chẳng có vẻ gì là giỏi giang hơn người khác, nhưng họ lại biết cách phát huy hết khả năng, kỹ thuật của mình trong công việc thực tế và đem lại  hiệu quả. Họ mới chính là những ngừoi đưa công ty tiến lên, và những nhân tài thực sự mà công ty đang cần. Câu chuyện này có thể sử dụng trong dự án xây dựng KPI.
St.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Tân Tổng giám đốc (CEO) của Burger King, Daniel Schwartz, chỉ mới 32 tuổi và là người xuất thân từ lĩnh vực tài chính. Schwartz chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng trước khi gia nhập công ty này.


Tuy nhiên, những kết quả mà anh đem về cho Burger King rất là ấn tượng. Theo tờ Bloomberg BusinessWeek, trong quý I năm nay, nhãn hiệu vốn gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây đã tăng doanh thu được 2%, trong khi thu nhập thuần tăng gần gấp đôi, đạt con số 60,4 triệu USD.

Các doanh nghiệp và các nhà quản lý có thể học được điều gì từ câu chuyện thành công của Schwartz? Laura Garnett, một chuyên gia tư vấn chuyên giúp các chủ doanh nghiệp nhỏ và các CEO phát triển kỹ năng lãnh đạo mang tính cá biệt và chiến lược kinh doanh hiệu quả bằng cách nhận diện tài năng thật sự của mình, cho rằng bài học được rút ra từ câu chuyện trên là “tài năng đôi khi quan trọng hơn cả kinh nghiệm” trong chuyện giải quyết các thách thức trong kinh doanh.

Trong 13 tháng đảm nhiệm chức vụ CEO, Schwartz đã mạnh dạn tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Burger King để đem về những kết quảấn tượng cho công ty này.

“Tôi không chú trọng lắm vào những kinh nghiệm của họ. Schwartz và đội ngũ giám đốc điều hành của anh ấy cực kỳ thông minh và họ có khả năng học hỏi rất nhanh”, Tom Garret, CEO của GPS Hospitality, công ty đã mua lại 61 nhà hàng Burger King theo hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) từ năm 2012, chia sẻ quan điểm đầu tư của mình và nhận xét về đội ngũ quản lý của Schwartz với Bloomberg BusinessWeek.

Một bài báo khác trên tạp chí Business Insider cũng viết về Schwartz như sau: “Trong vài tháng đầu gia nhập Burger King, Schwartz đã không ngại học hỏi từ những việc nhỏ nhặt ở các nhà hàng như lau dọn nhà vệ sinh, làm bánh burger và giao tiếp với khách hàng”. Chiến lược của Schwartz là bán bớt số cửa hàng mà Burger King đang sở hữu theo hình thức nhượng quyền, làm giảm con số này từ 1.399 vào năm 2010 xuống chỉ còn 52 hiện nay.

Mặt khác, Schwartz cũng đẩy mạnh việc mở rộng sang một số thị trường quốc tế. “Schwartz thương lượng với một số nhà kinh doanh nhà hàng và giới tài chính ở Brazil, Chile và Nga – những thị trường mà hamburger theo kiểu Mỹ vẫn còn là một món ăn tương đối mới. Họ không chỉ mua lại các nhà hàng hiện tại của Burger King mà còn xây dựng thêm nhiều cửa hàng mới mang thương hiệu này. Kết quả là trong năm 2013, số cửa hàng của Burger King trên toàn cầu đã tăng thêm 1.493, đạt con số 13.667”, bài báo trên Bloomberg BusinessWeek viết.

Theo Garnett, đôi khi trong kinh doanh, đưa ra một cách làm mới để giải quyết những vấn đề quen thuộc có thể tạo ra những kết quả đột phá. Quyết định tuyển một nhân tài trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm có thể là một rủi ro đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của công nghệ, kinh nghiệm đang trở nên kém quan trọng hơn.



Những giải pháp cần thiết cho sự thành công là kết quả của sự sáng tạo và đổi mới chứ không phải dựa trên những quy trình đã từng có tác dụng trong quá khứ. Ở một góc độ nào đó, kinh nghiệm còn có thể trở thành một yếu tố tiêu cực vì nó ngăn cản sự sáng tạo và đổi mới để tìm ra những giải pháp mới. Khi một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển mới hay nắm bắt các cơ hội mới, một điều cần nhớ là những điểm mạnh, tài năng và động cơ làm việc của nhân viên đó nên được xem trọng hơn những tiêu chuẩn tuyển dụng.

Schwartz đã chứng minh được rằng một cách làm khác với những lối mòn trước đây hoàn toàn có tác dụng. “Thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng một cách nhiệt tình với những thay đổi mà Schwartz đã tạo ra cho Burger King. Công ty này đã phát hành lại cổ phiếu cho công chúng vào tháng 6-2012 và tạo ra một giá trị 4,6 tỉ USD vào thời điểm ấy.

Tính đến đầu tháng 7 năm nay, giá trị thị trường của Burger đã tăng lên hơn 9 tỉ USD. Những người hoài nghi vào sự điều hành của Schwartz chỉ còn là một bộ phận thiểu số, trong khi nhiều nhà đầu tư khác mong muốn những công ty khác trong lĩnh vực thức ăn nhanh như McDonald’s cũng sẽ có những bước chuyển mình tương tự như Burger King”. Garnett cho rằng, các nhà quản lý có thể rút ra ba bài học sau đây từ thành công gần đây của Schwartz.

1.Để lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải có kinh nghiệm

Thay vào đó, sếp phải là một người cởi mở và không ngại học hỏi những cái mới. Schwartz đã dành nhiều thời gian ở các nhà hàng của Burger King trong thời gian đầu để tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau trong cách vận hành của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này. Một cái nhìn mới đối với những vấn đề cũ sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những giải pháp sáng tạo hơn.

2.Tuổi tác không phải là vấn đề quan trọng

Garnett cho rằng, con người có thể đạt được thành công ở bất cứ độ tuổi nào.

3. Chú trọng đến điểm mạnh chứ không phải những thành tích trong quá khứ

Schwartz từng làm việc ở “Phố Wall” và chưa từng có kinh nghiệm về lĩnh vực nhà hàng trước đây. Trên thực tế, nhân viên thường hay bị hạn chế sự sáng tạo vì nhà quản lý chỉ nhìn vào bằng cấp hay các thành tích trong quá khứ để giao việc hay đề bạt thăng tiến cho họ. Trong khi đó, điều quan trọng là tài năng, điểm mạnh của nhân viên có phù hợp với vị trí được bổ nhiệm hay công việc được giao phó hay không và họ có triển vọng ở những vị trí này hay không. Nói cách khác, nếu nhân viên có điểm mạnh ở những kỹ năng cần thiết để giải quyết một công việc nào đó thì họ sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn khi được giao phó công việc ấy.

St trên CEO.com/DNSGCT
Napoleon Bonaparte từng tạo nên một đế chế Pháp hùng mạnh trải dài khắp châu Âu trong những năm ông trị vì (1804-1814). Và mặc dù đã bị buộc thoái vị và bị lưu đày ra đảo Saint-Helena ở Đại Tây Dương rồi mất ở đây, Napoleon vẫn được xem là một nhà lãnh đạo xuất sắc, người hiểu rõ sự linh hoạt cần thiết trong cách quản lý của một nhà lãnh đạo với một tập thể lớn để giành chiến thắng cuối cùng. 
Napoleon vượt dãy Alps trên lưng chiến mã Marengo (1800). Tranh của Jacques-Louis David
Những bài học về quản lý của ông không chỉ đúng trong quân sự mà còn được vận dụng rộng rãi trong kinh doanh, đặc biệt là trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

"Napoleon xem tinh thần chiến đấu của binh sĩ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả của trận đánh. Với việc cổ vũ tinh thần cho binh lính, ông có thể đánh bại một đội quân lớn mạnh gấp 3 lần đội quân của mình", tác giả Robert Greene viết trong cuốn "The 33 Strategies of War" (33 chiến lược của chiến tranh).

Trong cuốn sách này, Robert Greene đã làm nổi bật chiến lược quản lý quân đội của một số vị tướng vĩ đại nhất thế giới, từ Alexander Đại đế của thời cổ đại, đến Napoleon của thời cận đại hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp của thời hiện đại.

Dưới đây là 7 bài học quản lý từ vị tướng Napoleon mà những lãnh đạo doanh nghiệp nên học để khích lệ tinh thần nhân viên làm việc hết năng suất của họ:

1. Đoàn kết mọi người vì một mục tiêu chung

Hãy đưa ra một mục tiêu nào đó để toàn thể mọi người trong công ty cùng phấn đấu thực hiện. "Mục tiêu có thể là bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng nó phải tiến bộ: phù hợp với thời điểm, có triển vọng và khả năng thành công cao", Greene viết.

Đồng thời, đừng quên nhắc nhở nhân viên của bạn rằng họ là một phần không thể thiếu của công ty trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh, thậm chí, truyền cảm hứng để họ cố gắng đánh bại đối thủ.

2. Giữ cho nhân viên luôn bận rộn

Khi những người lính đang phòng thủ, chờ đợi đáp trả những cuộc tấn công tiếp theo, tinh thần của họ thường đi xuống, họ có thể trở nên tự mãn hoặc lo lắng. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với một công ty khi công ty đó không đưa ra được một chiến lược hoặc sáng kiến để tiến về phía trước.

Vào tháng 4/1796, Napoleon trở thành thống soái chỉ huy quân đội Pháp chiến đấu với quân Áo tại Ý, nhưng ông đã không nhận được sự hoan nghênh của binh lính bởi họ cho rằng ông quá thấp, quá trẻ và quá thiếu kinh nghiệm để trở thành một nhà lãnh đạo. Vì vậy, họ đã mất niềm tin vào cuộc chiến đấu cho lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp.

Sau một vài tuần không thay đổi được tình hình, Napoleon đã quyết định hành động và ông tin chắc rằng kế hoạch của mình sẽ thành công. Ông đưa họ đến một cây cầu, trước những người lính, ông đã đưa ra một bài phát biểu đầy nhiệt huyết.

Với hành động này, Napoleon đã dễ dàng chiếm được lòng tin của binh lính và thúc đẩy họ tiến lên phía trước trong những trận chiến sau này.

"Sau ngày hôm đó, Napoleon đã có sự quan tâm đầy đủ từ những người lính của mình", Greene viết.
Rất nhiều đội quân hùng mạnh đã "gục ngã" trước Napoleon vĩ đại. Tranh của Karl Stenben, thế kỷ XIX
3. Giữ cho nhân viên luôn hài lòng

Tất nhiên điều này không phải để làm "hư hỏng" nhân viên của bạn, nhưng bạn cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ. Nếu không, họ sẽ cảm thấy không hài lòng về cách đối xử của bạn với nhưng gì họ đã cống hiến cho công ty, thậm chí bạn có thể để mất những nhân viên tốt nhất vào tay đối thủ cạnh tranh nếu bạn chỉ tập trung vào mục tiêu của công ty và không quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.

Napoleon biết rằng nhiều người trong quân đội của ông đã cảm thấy nhớ nhà và mệt mỏi. Đó là lý do tại sao ông đã gặp riêng từng binh sĩ, chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ, Greene viết.

Trong những thời điểm mà tinh thần của cả đội quân đi xuống, Napoleon thường động viên tinh thần và chia sẻ với họ để họ biết rằng ông luôn quan tâm và chú ý đến những hy sinh của từng người.

4. Luôn là người đi tiên phong

Ngay cả những người lao động hăng hái nhất đôi lúc cũng có thể giảm nhiệt tình, và do đó bạn cần phải cho họ biết rằng bạn đang ở bên cạnh họ.

"Trong giây phút hoảng loạn, mệt mỏi, vô tổ chức, hoặc bất kỳ lý do nào khác khiến cho những người lính gục ngã, sự sát cánh của người chỉ huy để vực dậy tinh thần họ là rất quan trọng", Erwin Rommel, thống chế quân đội Đức (người từng có chiến thuật chiến tranh khiến cho hai vị tướng của đối thủ là Tướng George S. Patton của Mỹ và Thủ tướng Anh Winston Churchill phải ngả mũ) viết.

5. Tạo sự hấp dẫn với những người dưới quyền

Các nhà lãnh đạo tốt nhất có thể tạo ra khung cảnh như trong một bộ phim. Bằng cách kể một câu chuyện hoặc một trò đùa hài hước trước khi bắt tay vào công việc, họ sẽ tạo nên không khí thoải mái và giảm bớt sự e dè của nhân viên, Greene nói.
Hanibal Barca, vị tướng vĩ đại thời La Mã thường có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết để "đốt cháy" tinh thần của những người lính trước mỗi trận chiến. Nhưng ông cũng biết những bài phát biểu sẽ trở nên khó khăn hơn nếu những người lính biết rằng họ sắp bước vào một cuộc chiến mà nguy cơ hy sinh sẽ rất cao. Khi đó, Hannibal lựa chọn cách đưa ra những trò giải trí vui nhộn hoặc kể những câu chuyện hài hước để khiến cho tất cả các binh sĩ của ông cười, Greene viết.

6. Cân bằng sự trừng phạt và khen thưởng

"Hãy làm cho những "người lính" của bạn cạnh tranh để làm hài lòng bạn hoặc làm cho họ phải phấn đấu để không bị phạt và được đối xử tốt hơn", Greene viết. Điều này không có nghĩa là tại nơi làm việc bạn cần phải khiển trách những nhân viên không đáp ứng được sự mong đợi của bạn, nhưng cũng đừng "khen thưởng" quá mức dù họ có làm việc tốt đến đâu, để tránh sự tự mãn.

7. Xây dựng "một nhóm huyền thoại"

"Những người lính đã chiến đấu bên cạnh nhau qua rất nhiều cuộc chiến. Họ tự hào về điều đó. Vậy tại sao bạn không tạo nên "một nhóm huyền thoại" vinh danh những chiến thắng của họ?", Greene nói, "Thành công sẽ giúp mang những người trong một nhóm lại gần nhau hơn. Vì vậy hãy tạo ra một biểu tượng và khẩu hiệu phù hợp với "nhóm huyền thoại". Binh lính của bạn chắc chắn sẽ muốn gia nhập nó".

Khi Tướng George Washington tìm kiếm một nơi để đặt doanh trại quân đội vào mùa đông khắc nghiệt năm 1777-1778, ông đã chọn Valley Forge, Pennsylvania. Washington và những người lính đã phải chịu đựng những ngày tháng đói rét và sự lây lan của bệnh tật. Tính đến cuối tháng 2/1778, có tới 2.500 binh lính đã chết. Tuy nhiên, những người sống sót vẫn cảm thấy tự hào vì họ chứng minh được rằng họ đã vượt qua thử thách khó khăn nhất và không có gì có thể ngăn chặn họ chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống lại người Anh.

Tháng 5/1778, quân đội Mỹ đã công bố quyết định liên minh với quân đội Pháp để tăng cường sức mạnh và thể hiện quyết tâm hơn bao giờ hết.