Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tốc độ lan truyền thông tin trên fb thật kinh khủng

Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Từng là học viên của cô, nhân viên của cô. Những gì mình học được từ cô đều là những bài học quý giá không chỉ là IELTS mà cả kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc Gần đây cô có chính sách chỉ cho phép được học 6 tháng thay vì học đi học lại đã gây không ít bất bình cho nhiều học viên và mình cũng là "nạn nhân" của chính sách này. Tuy nhiên mình không cảm thấy tức giận hay khó chịu,vì những gì cô cho đã nhiều hơn số học phí mà mình phải trả. Cô chữa writing online free, cô thường xuyên phát sách, vở cho hàng nghìn học viên, mở lớp bổ trợ thậm chí cho cả học viên đã học cô cách đây những 3 năm. Dưới mỗi bài email chữa vài viết cho học viên cô đều động viên TRY YOUR BEST. Mình không thần thánh hóa cô và cũng không đủ tư để phán xét cô và mình nghĩ những ai chưa tiếp xúc, học tập và làm việc với cô cũng vậy. Vì mình biết quan niệm của cô là: TO LIVE IS TO LOVE, DEVOTE AND ENJOY

-----------------------------------------------------------------

Mình xin lấy avata của page Ngưng Ngược Đãi để bới vấn đề này:"Ý tưởng của avatar chỉ đơn giản là không nên tỏ ra "mỏ nhọn", tức là xía vô chuyện của người khác, phán xét người khác, chỉ trích người ta khi chuyện không ảnh hưởng gì đến mình, những hành vi đó đều có thể gây nên những sự ngược đãi về tinh thần."


Toàn bộ câu chuyện mình xin được chia sẻ như sau.

Ban đầu mình và bạn có đăng kí khóa học TOEIC ở trung tâm cô Lê Na ở Đại An, vì tiện đường, học phí lại đang được giảm 50% còn 2tr5, đóng tiền trước cả khóa. Khóa học bình thường sẽ kéo dài khoảng 4 tháng, giữa khóa sẽ có các bài kiểm tra, nếu k qua học viên phải học lại. Lần đầu mình thi qua nhưng trung tâm lại đổi ngày học nên mình k theo được, mình xin chuyển sang 1 lớp khác vào ngày phù hợp nhưng chỉ còn lớp ở Thái Hà và phải học lại từ đầu. Vì biết là học dốt nên có hỏi rõ trung tâm là đc học lại bn lần, các bạn ở TT nói là nếu xin học lại thì chỉ đc 1 lần, còn nếu thi trượt thì cứ học lại thoải mái k phải đóng tiền ( nhấn mạnh k ai nhắc là phải học xong trong bao lâu nếu thi trượt học lại ). Ở TT quy định là phải làm bài tập mới được đến lớp, lần đầu tiên đi thi thì lại k có ai kiểm tra bài tập gì cả, bọn mình được kiểm tra bình thường. Lần thứ 2 lại bắt kiểm tra bài tập mà mình nghĩ như lần 1 nên k làm, lần đó phải đi về và lại phải học lại, hôm đó có rất nhiều bạn giống mình và đều phàn nàn phải đi về. Sau đấy mình lại tiếp tục phải đi học lại mà mình cũng k hề muốn như thế. Đâu có ai muốn học đi học lại mãi. Mà thời gian chờ đợi giữa các lớp khá là lâu. Mỗi lần học lại 10 buổi mất 5 tuần x 3 là 15 tuần, mà bắt đầu học từ tháng 1 bâyh mới xong là 7 tháng :(( Lần thứ 3 thì cuối cùng cũng ổn và mình được học tiếp ở lớp Thái Hà.

Sau đây thì câu chuyện bắt đầu căng thẳng khi mình đến lớp học buổi tiếp theo thì các bạn k cho mình học vì giấy đăng kí học của mình hết hạn, cái này từ trước nay chưa baoh mình đc nghe. Ra gặp các bạn quản lý ở đó thì nói là hết hạn rồi mà gia hạn phải đóng nửa tiền học. Mình k đồng ý điều đó vì trước giờ k ai nói với mình hết, cũng k có giấy tờ nào ghi vậy. Các bạn bảo mình để lại sđt để tư vấn gọi điện và thứ 2 lên giải quyết giờ hành chính ( hôm đó là thứ 3). Hôm thứ 5 mình ở nhà thì có ng gọi điện tư vẫn và hỏi mình học lớp IELTS nào, mình bảo mình học TOEIC mà, bạn ý mới nói Toeic học thoải mái mà, IE mới 4-6 tháng. Sau thì bảo gọi lại sau. K thấy gọi lại nên thứ 2 mình lên TT, hôm đó lên k giải quyết đc gì chỉ viết mỗi tờ giấy là trình bày vấn đề rồi ngta đưa giấy hẹn bảo thứ 5 lên giải quyết. Mình lại ngậm ngùi đi về.

Chiều hôm qua là thứ 5 như hẹn mình lên. TT đưa lại giấy học cho mình nói bâyh mình học T3 T5, bạn mình có hỏi là cái này là học thế nào thì ngta bảo đây là học ôn tập để đi thi, mình có nói là mình đã học xong đâu mà ôn tập, ngta bảo cũng k biết rồi mình lại phải trình bày lại vấn đề, xong có 1 bạn quản lý cấp cao hơn đến nói mình ngồi đợi. Đợi 1 lúc thì cô LÊNA đến. Mình ra gặp cô xin giải quyết vấn đề thì cô k thèm nhìn mình rồi nói là quá hạn, Lúc đó bạn mình mới nói là trước giờ k có nhắc đến vấn đề phải gia hạn, quá hạn cả, hôm trc bạn tư vấn vẫn còn nói là học thoải mái. Cô nói là k ai dạy cho bạn cả đời, cài này công nhận đúng, mình cũng đâu muốn phiền TT đến vậy đâu, mất thời gian của mình nhiều chứ. Rồi cô bảo có quy định mà mình xem trên giấy tờ k hề có, cô nói do mình k chịu nghe, k chịu tìm hiểu. Mới hỏi cô quy định ở đâu k có giấy tờ nào viết. Cô k thèm tiếp mình mà mời 1 học viên khác ra phỏng vấn vào khóa học mới. Mình và bạn cứ đứng đó ngơ ngác k ai giải thích không ai tiếp. Mình đứng 1 hồi mới hỏi cô là k ai giải quyết cho bọn em ạ. Thì cô nói cô k muốn nói chn với ng vô học, mình đã làm gì cô bảo mình vô học. Sau đấy bạn mình cũng nóng có nói to là ban đầu k ai bảo phải gia hạn hay này nọ. Rồi cô lại bảo mình vô học và cô bảo thế muốn trả tiền học phải k. Cho cô xin thông tin trả tiền qua đường bưu điện, bạn mình cho địa chỉ nhà rồi cô còn xin lớp. Bạn mình nói trả qua bưu điện thì qua nhà là đc rồi. K cần lớp thì cô bảo cần đầy đủ rồi k thì k giải quyết, rồi gọi bảo vệ này nọ. Bạn mình sợ ảnh hưởng thông tin cá nhân nên giành lấy tờ giấy ra về.

HỒI GAY CẤN : Lúc này cô chuyển sang mày tao và bắt đầu dọa nạt. tao biết trường mày rồi t sẽ gặp hiệu trưởng. Bạn mình lúc đó có nóng giận và chửi lại. Lúc đó là mình sai. Nhưng sau đó mình về rồi cô còn nói mai gọi hội đến trường chúng nó cho chúng nó 1 trận. Bạn mình k chịu đc nên quay lại thì bị cô chửi cho k ra gì và k nói lại đc 1 câu nào luôn. Sau đó mọi ng can ngăn thì mình về cũng nghĩ là thôi coi như mất tiền để học đc lần sau phải cẩn thận hơn.

Nhưng cô k buông tha cho bọn mình. Về mình chưa làm gì cô đã gửi email đe dọa. Tối cô gọi điện chửi bới mình, mình nghe rõ câu đầu tiên " ĐCM CON CHÓ ". Mình sợ quá tắt máy, sau rồi cô gọi lại và gửi tin nhắn đe đọa. Mình chặn số và k hề trả lời gì, coi như cho qua.

Sáng nay (thứ 6 ngay sau chiều xảy ra vụ việc) có ng nói là khách hàng gọi đến chỗ mình làm thêm hạ thấp uy tín danh dự của bạn mình, còn nói rõ là tên gì và sn bao nhiêu. Mình nghĩ 90% là cô vì bạn mình k hề làm thế. Chỉ có đặt điều. Bọn mình có camera giám sát, chuyện cô Vu Khống hoàn toàn là bịa đặt.

Hôm nay co tiếp tục email đe dọa bắt mình phải xin lỗi. Mình đã k chịu đc và mail lại thì liên tục nhận được lời dọa nạt.

Mình sai là đã k học hành tử tế. K bàn đến chất lượng trung tâm, nhưng cách quản lý và làm việc k thể chấp nhận. Đặc biệt là thái độ và cách hành xử cô LÊ NA thật k xứng đáng là 1 nhà giáo. Tại sao cô k mời bọn mình ngồi xuống và giải thích cho mình tử tế lại khinh mình như vậy, trong khi lại ngọt nhạt với học viên mới sắp đóng tiền. Bạn mình có sai đã nổi nóng nhưng ngay từ đâu cô k tôn trọng bọn mình, ra vẻ khinh thường không thèm tiếp chuyện, mình mới nói mấy câu đã kêu gọi bảo vệ đuổi mình về. Và nhớ nhất câu cô nói " tao sẽ không bao giờ quên loại học sinh như mày " vô học và nói mình sẽ phải trả giá.

Mình biết cô và trung tâm và cả các quản lý, cộng tác viên đều đang theo dõi từng hành động của mình, để trả thù bắt mình trả giá. Nhưng mình vẫn muốn đăng bài này để mọi ng biết mà tránh. Không phải ai có học thức cũng là những người hành xử văn minh và lịch sự.

Mình có bản ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện và clip đầy đủ hơn về vụ việc này. Nhưng fb k cho đăng video quá dài. Nên khi nào cần mình sẽ đưa ra. Mình chỉ muốn sống yên thôi mà cũng k được. Mình cũng sợ là cô là ng có tiền có địa vị sẽ làm mọi cách hạ nhục mình và bạn mình. Nhưng bố nói mình k phải sợ, và cũng không cần phải xin lỗi người đó. Mình sống đàng hoàng thì k sợ người ta hạ nhục.

Câu chuyện hơi dài mọi ng thông cảm. Mình xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.






Nguồn fb: Bùi Yến

Clip về Trung tâm tiếng Anh Lê Na:



Trà lời của Lena:


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Người Việt đa số thích lớn, hoành tráng, oai, tính sĩ diện cao. Có lẽ cũng chính vì thế mà 95% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ (theo số liệu thống kê không chính thức). Nhưng tỷ phú Jack Ma vẫn nói rất an ùi: “Small is beautiful” – Nhỏ mới là đẹp.
Phần lớn sinh viên mới ra trường của chúng ta làm trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam. Đương nhiên, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn khác nhau rất nhiều về công việc, về chế độ đãi ngộ, văn hóa công ty…Doanh nghiệp nhỏ cũng dễ chết “bất đắc kỳ tử” khiến cho bạn có thể mất việc bất cứ lúc nào. Nhưng với đa số lao động trẻ vốn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn non kém, họ không có nhiều lựa chọn. Doanh nghiệp nhỏ cũng khiêm tốn trong tuyển chọn nhân viên, thay vì trả lương cao, họ bù cho những nhân sự trẻ cơ hội được đào tạo tốt hơn, sâu sát hơn và kết nối sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy, những nhân sự trẻ có khả năng SỐNG SÓT trong các doanh nghiệp nhỏ RẤT THẤP dẫn đến thực trạng thất nghiệp tràn lan. Đương nhiên rồi, doanh nghiệp lớn thì không đủ khả năng, doanh nghiệp nhỏ thì không sống sót được, việc rơi vào tình trạng “không chốn dung thân” là điều có thể đoán trước. Điều này lỗi từ 2 phía. Doanh nghiệp nhỏ cũng còn đang loay hoay với bài toán SỐNG SÓT, quy trình chưa bài bản và trơn tru, văn hóa doanh nghiệp chưa định hình rõ và tốt, chế độ đãi ngộ không cao…Nhưng họ vẫn đang cố hết sức. Từ phía nhân sự trẻ, đa phần do lười biếng, tính thụ động cao, thiếu kiến thức kỹ năng nhưng tốc độ học hỏi chậm và phương pháp học chưa có, khả năng chịu áp lực kém, không thể thích nghi cùng doanh nghiệp.

Thực trạng đau lòng hiện nay là tồn tại một lượng lớn các bạn được cho rằng THẤT NGHIỆP, nhưng thực tế là đang LẠC LÕNG trong thị trường lao động. Không phải không xin được việc mà là xin được việc nhưng bỏ việc RẤT NHANH! Họ không thích nghi được! Đáng tiếc hơn nữa là thói quen đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho nhà tuyển dụng, cho thị trường lao động, cho trường học, cho chính phủ khiến họ không thể THOÁT KHỎI thực trạng như hiện tại.

Bài viết này mong muốn giúp cho các bạn phần nào nắm được những điểm chính để TỒN TẠI và THÍCH NGHI với doanh nghiệp nhỏ. Mong các bạn có thể suy nghĩ và áp dụng tốt hơn cho công việc của mình.

1.KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẢN THÂN
Khi mới đi làm, ai cũng rất hào hứng, thái độ tích cực và chủ động. Nhất là với các bạn trẻ. Họ bị cảm xúc tích cực khiến cho bản thân thấy hưng phấn quá, không lường trước được những khó khăn trước mắt, họ kỳ vọng quá cao vào kết quả công việc mà mình SẮP đạt được.
Nhưng khi bắt tay vào công việc thực tế, thì QUÁ TỆ! Động việc gì cũng thấy khó, động việc gì cũng thấy mình thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quá, chẳng làm được gì ra hồn tử tế cả. Họ bị shock, thậm chí stress, tự kỷ…và phần lớn là BỎ CUỘC khi mới bắt đầu.
Những nhân sự nào TRỤ ĐƯỢC qua giai đoạn này mới có thể phát triển tốt. Mới đi làm, bạn phải LƯỜNG TRƯỚC được điều này sẽ xảy ra, HẠ THẤP KỲ VỌNG của bản thân xuống. Và khi cảm xúc tiêu cực ùa đến, hãy tìm cách thoát khỏi nó, đừng làm điều dại dột!
Bạn có thể trao đổi với quản lý của mình, chia sẻ với bạn bè, người thân, người yêu. Hoặc thậm chí đi lang thang ăn uống một bữa cho khuây khỏa. Đừng làm gì, đừng viết đơn xin nghỉ việc khi tâm trạng đi xuống. Cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN. Hãy bình tĩnh và để LÝ TRÍ của bạn trở lại để suy xét.

2.HỌC HỎI LIÊN TỤC
Hãy lấy việc bản thân kém cỏi làm ĐỘNG LỰC để bạn học hỏi những kỹ năng mới. Bạn đang gặp KHÓ KHĂN trong công việc bởi vì kiến thức kỹ năng còn yếu kém. Yếu kém thì phải HỌC HỎI, RÈN LUYỆN thì nó mới bớt yếu kém đi chứ! Hãy ĐỐI DIỆN với sự kém cỏi của bản thân và đánh bại nó.
Hãy liên tục hỏi những người quản lý của bạn để họ hướng dẫn bạn phát triển kỹ năng.
Hãy mở rộng thêm kiến thức của mình bằng việc đọc sách, xem video, tham khảo các web chuyên ngành.
Hãy tham gia những lớp học kỹ năng phục vụ cho công việc.
Hãy tìm những người cùng chuyên môn để hỏi và trao đổi.
Hãy nỗ lực hết sức và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng!

3. ĐA DẠNG KỸ NĂNG
Làm công ty nhỏ cũng đồng nghĩa với việc mức độ chuyên môn hóa không cao, bạn sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Đừng nghĩ nó là gánh nặng, hãy nghĩ nó là CƠ HỘI để bạn rèn luyện và phát triển bản thân.
Bạn làm sales thì hãy cố gắng học thêm marketing, copywiter hay design một chút.
Bạn làm nhân sự thì cố gắng học thêm về facebook, photoshop hay thậm chí là nấu ăn, cắm hoa.
Bạn làm marketing thì cũng nên học thêm về tuyển dụng, phỏng vấn hay đào tạo.
Một nhân sự luôn phấn đấu để phát triển bản thân sẽ được TÔN TRỌNG và TRAO QUYỀN trong các doanh nghiệp nhỏ. Thăng tiến trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn trong hệ thống lớn rất nhiều. Cơ hội của bạn do chính bạn tạo ra.

4. ĐỪNG NGHỈ VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM
Công ty nhỏ đồng nghĩa với nhân sự ít. Bạn nghỉ việc ở doanh nghiệp lớn có thể chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới nhưng với công ty nhỏ thì ảnh hưởng khá nhiều.
Hãy đọc lại bài Kỹ năng xin nghỉ việc của tôi để biết cách xin nghỉ việc cho đàng hoàng nhé!

Điều cuối cùng tôi muốn nhẳn nhủ với các bạn trẻ là: “HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG CƠ HỘI MÌNH CÓ!”

Nguồn: fb Nguyễn Đức Hải


Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

 1, Thụ động, có thái độ sống tiêu cực
Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc này khác, thích đổ lỗi, tìm lý do để biện minh cho mình, không dám nhận trách nhiệm về mình. Hành động theo bản năng hơn là lý trí.

2, Lười suy nghĩ
Không định ra kế hoạch, né tránh mục đích trong cuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai, chẳng bao giờ lo lắng về hậu quả từ những hành động của mình. Cuộc sống của họ chỉ là hiện tại mà thôi, tự lấy lý do “Đời là mấy tý” - vùi đầu vào các thú vui bất tận, không cần biết hậu quả ra sao.

3, Nước đến chân mới nhảy
Dù việc có quan trọng tới đâu chăng nữa thì cũng đều lần lữa không làm cho xong. Lãng phí phần lớn thời gian vào các công việc không mang lại mục đích gì: Rong chơi la cà, tán gẫu, online mạng xã hội.

4, Chỉ nghĩ tới thắng thua
Chỉ nghĩ tới được thua trước mắt, không muốn cho ai bằng ai, bạn bè mình mà thắng nghĩa là mình thua, bạn bè xung quanh mình mà chiến thắng hay giành được thành tựu gì đó thì tỏ vẻ khó chịu.

5, Thích nói trước rồi mới nghe sau
Tỏ ra mình là biết tuốt, cả thế giới, những ai khác với suy nghĩ của mình đều cần phải được cải tạo, nói trước mà không cần nghe ý kiến của người khác, cuối cùng hiểu ra vấn đề mới ah, uh…

6,Không hợp tác với mọi người
Xem những người khác kỳ cục vì những người này nghĩ khác với mình. Mọi người đoàn kết lại và chơi với nhau vì họ không giống mình. Nếu ý kiến của mình là tuyệt với thì cần gì phải hợp tác với ai.

7, Sống mòn
Sống ngày này qua ngày khác mòn mỏi, không tự nâng cao năng lực bản thân, không chịu học hỏi những điều mới, điều hay, tránh xa sách vở và thể dục, thể thao.

Chúng ta có giật mình khi đọc được những điều này? Vâng, chính chúng ta đôi khi cũng có những thói quen không tốt này. Và để từ bỏ tất cả những thói quen này là một điều không hề dễ dàng, không thể một sớm một chiều mà từ bỏ được, nhưng chúng ta đã biết được chúng, đã hiểu được vấn đề, những thói quen xấu mà chúng ta – những bạn trẻ hay gặp phải. Muốn thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu để tốt lên hay không – đó là ở bạn!


CHÀO CÁC BẠN! ĐÃ CÓ LÚC NÀO BẠN NGHĨ ĐÃ LÂU RỒI CHƯA ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG?

Nhiều người than đã lâu không được tăng lương, mà không biết rằng nguyên nhân có thể nằm ở chính họ.
Nguyên nhân chưa được tăng lương có thể nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, chẳng hạn như việc công ty làm ăn không có lãi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lý do nằm ở chính bạn, ví dụ như than phiền quá nhiều, ít tham gia các hoạt động giao lưu hoặc thậm chí ít cạo râu. Sau đây là các nguyên nhân chính khiến lương của bạn giữ nguyên trong một thời gian dài:
1. Bạn chưa yêu cầu tăng lương

Nếu bạn đang làm việc rất chăm chỉ và tỏ ra nghiêm túc trong công việc, thế nhưng vẫn chưa được tăng lương, thì khả năng nguyên nhân vì bạn chưa đòi hỏi. Khảo sát tại Mỹ cho thấy 84% các ông chủ hy vọng nhân viên của mình tự đề đạt việc tăng lương. Tuy nhiên, chỉ có 41% người Mỹ thực sự lên tiếng. Khi bạn chưa yêu cầu, các ông chủ sẽ nghĩ rằng bản thân bạn cũng không nghĩ rằng mình xứng đáng được lên lương.

Việc thẳng thắn đề nghị không đảm bảo rằng bạn sẽ thật sự đạt được mục đích, nhưng ít nhất cũng gia tăng cơ hội. Cơ hội sẽ càng nhiều nếu bạn hẹn sếp một buổi gặp, trong đó đưa ra bằng chứng cho thấy mình làm việc chăm chỉ. Tốt nhất bạn nên chọn lúc công ty đang làm ăn tốt. Kể cả khi sếp nói không, cuộc gặp này sẽ là cơ hội để bạn thẳng thắn hỏi sếp rằng mình cần phải làm gì để có thể được lên lương trong tương lai.
2. Công việc của bạn không nhất quán
Nếu bạn đang làm việc kém, bạn nên lo về khả năng bị thôi việc chứ chưa nói đến tăng lương. Còn nếu công việc không ổn định, bạn cũng khó chứng minh rằng mình xứng đáng. Nhiều người gặp sai lầm hỏi tăng lương trong những thời điểm không thích hợp, ví dụ có một người họ hàng bị ốm, bạn đời bị mất việc, hoặc bạn đang gặp khó khăn tài chính.

Có thể ông chủ tỏ ra thông cảm, nhưng khó khăn tài chính của bản thân không giúp gia tăng cơ hội lên lương. Thậm chí có một số ông chủ cho rằng chia sẻ thông tin về khó khăn tài chính cá nhân là không chuyên nghiệp. Thay vào đó, bạn cần làm việc chăm chỉ, chứng minh rằng mình đang giúp công ty sinh lãi.

3. Ông chủ không biết rằng bạn xứng đáng được tăng lương

Dù bạn có thể không muốn phô trương, nhưng cũng nên làm các sếp chú ý đến việc mình đang làm việc chăm chỉ. Đây là một kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo. Bạn hoàn thành đầy đủ những công việc mà sếp giao là điều tốt nhưng chưa đủ. Bạn nên thường xuyên đề xuất nhận thêm việc nếu muốn được chú ý. Ví dụ, bạn xin tham gia những dự án quan trọng và cố gắng càng cao càng tốt trong việc để lại dấu ấn trong công việc của mình. Tất nhiên vẫn phải đảm bảo rằng điều này không làm người khác cảm thấy phiền toái.

Nếu không có cơ hội lên tiếng, bạn có thể ghi chép lại những công việc mình làm và chia sẻ nó với ông chủ trong báo cáo cá nhân cuối năm, hoặc trong một cuộc họp nào đó. Còn nếu bạn chỉ gánh việc của những đồng nghiệp khác giúp họ nhưng không có ai chú ý đến việc đó, bạn cũng sẽ không được tăng lương.

4. Bạn không nâng cấp kỹ năng

Dù bạn đang làm việc chăm chỉ và thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp, điều đó vẫn là chưa đủ nếu kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời. Đây có thể thành một vấn đề nếu bạn đã làm ở công ty một thời gian dài. Có thể trước đây bạn ra trường là được tuyển vào công ty luôn và làm từ đó đến nay, nhưng bây giờ thời thế đã khác khi bạn phải cạnh tranh với lớp trẻ, những người có nhiều kỹ năng hơn, học hành cao hơn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên theo học các lớp kỹ năng có cấp chứng chỉ. Khi tìm kiếm người cho một vị trí cao hơn, các công ty cũng có thể nhìn vào bằng cấp hoặc các kỹ năng mà một cá nhân có. Theo khảo sát của Bộ Lao động Mỹ, người có bằng đại học kiếm được nhiều hơn 77% so với người chỉ có bằng phổ thông.

5. Bạn có quá nhiều vấn đề

Nếu nhân viên thường xuyên lơ đễnh, ví dụ sếp yêu cầu một báo cáo dài 5 trang nhưng chỉ làm 3 trang, và một tháng lặp lại lỗi này 3 lần, thì các sếp sẽ lưu ý đến sự thiếu tập trung đó.

Nhiều nhân viên không bị phạt khi kém tập trung vào chi tiết, vì các ông chủ thường xem đó chỉ là thiếu sót cá nhân. Tuy nhiên những thiếu sót này chắc chắn sẽ được nghĩ đến khi ông chủ cân nhắc việc tăng hay không tăng lương. Cơ hội của bạn sẽ giảm đi nếu bạn có thái độ không tốt.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên đến muộn hoặc nghỉ ốm quá nhiều cũng khó được tăng lương. Nhiều người cho rằng chỉ cần họ ở lại đến khi làm xong việc đã là xuất sắc. Nhưng thực tế, các ông chủ sẽ để ý hơn đến việc bạn bắt đầu ngày làm việc muộn, kể cả khi bạn thường xuyên ở lại làm việc muộn.
(ST)

PS: NGÀY MAI MÌNH SẼ CHIA SẺ CHO CÁC BẠN 5 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐƯỢC NÂNG LƯƠNG NHÉ!

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Người Việt Nam hay mắc 1 bệnh đó là nước đến chân mới nhảy. Thực ra thì mình hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì nói chính xác hơn phải là nước đến cổ.

Các bạn SV ra trường bằng lòng với mức lương 10 triệu/tháng tưởng đã ngon. Trong khi đó, chúng ta đang xếp hạng bét trong khu vực. LỐI SỐNG CỦA ĐA PHẦN GIỚI TRẺ NGÀY NAY LÀ BAN NGÀY THÌ ĐI LÀM, TỐI VỀ THƯ GIÃN, THU NHẬP TẠM ĐỦ ĐỂ TIÊU, ĐẾN ĐÂU THÌ BIẾT ĐẾN ĐÓ. Ban đầu mọi thứ đến thật tự nhiên. Nhưng những hành động ngày qua ngày này lặp lại hình thành nên 1 thói quen, 1 sức ì ngày 1 vững chắc theo thời gian.

Họ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi có gia đình => nước đến chân. Có 1 đứa con => nước đến rốn. Có 2 đứa con => nước đến cổ.
Khi đó 1 số người mới thực sự bắt đầu làm 1 cái gì đó. Còn bình thường, cứ đến đâu thì đến, không cần nghĩ xa. Tại sao chúng ta không chuẩn bị từ sớm mà cứ phải chờ tới khi dồn vào đường cùng thì mới chịu thay đổi? Chuẩn bị sớm thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, có nhiều thời gian hơn, thoải mái hơn.

Thế hệ trẻ VN bây giờ nhiều người sống thiếu ước mơ và đam mê quá!

***

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược Nguyễn Hữu Thái Hòa trong buổi "Small Talk - Chuyên gia bàn về chiến lược 18/7/2015":
VN đang rất nhục. Nếu không kể mấy nước Châu Phi ra thì VN đang đứng ở đáy của giá trị nhân loại. Chúng ta là quốc gia gia công nô dịch. Một trăm năm trước, postcard 1909 không biết chọn hình gì để mô tả người VN nên đành lấy tạm hình 1 cu li:


100 năm trước, người VN hiện lên trên mặt 1 poster là cu li. Bây giờ lao động VN khác 1 chút là mặc vest, đi xe hiệu và biết chém gió. Thu nhập của người Việt vào khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Đây là 1 thực tế thật "hãnh diện" cho 1 quốc gia rừng vàng biển bạc và thông minh như Việt Nam.

Lao động Việt Nam đi làm việc trên những khu công nghiệp, tập đoàn nước ngoài, mức lương cao hơn bình thường. Chúng ta được gì ngoài mức lương 4-8 triệu trên khu công nghiệp? Đây là mức lương thấp nhất. Những người Hàn Quốc nhận mức lương ở nhà máy Bắc Ninh 5-7 ngàn/tháng và quản lý vài chục ngàn cu li.

Nói về doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức đi gia công sản phẩm chứ ít có hàm lượng chất xám, lấy công làm lãi, hàm lượng trí tuệ rất thấp. Chúng ta đa phần mới chỉ dừng ở mức đào khoáng sản lên, loay hoay trong gia công nô dịch, rồi bán. Trong khi đó ở Nhật, 1 quốc gia không hề có tài nguyên, thường xuyên phải đối diện với thiên tai thì hàm lượng chất xám trong lao động của họ lại cực cao. Hàng năm Nhật đóng góp vào tổng GDP của họ 75% từ giá trị trí tuệ. Chỉ số này ở Việt Nam theo World Bank là dưới 3%. :(
***

Những SV đại học, những cử nhân, kỹ sư đang ra trường hãy sống ước mơ hơn, đam mê hơn để tốt cho chính các bạn, và cũng để Việt Nam phát triển. Bạn đèn sach 12 năm học để thi đỗ được vào ĐH, để dòng họ phải mổ dê, mổ bò ra để ăn mừng. Bạn tiếp tục cố gắng thêm 4,5 năm nữa để đèn sách và tốt nghiệp ĐH. Tổng thời gian bạn đã đầu tư cho đèn sách là 17 năm. Và mức lương trung bình của bạn trong nhiều năm trời là 10 triệu đồng.

Anh họ tôi ở quê lên HN, đi lái taxi, chả cần học hành gì, mỗi tháng thu nhập cũng hơn con số 10 triệu. Cạnh nhà tôi có 1 hàng cháo lươn Nghệ An, mỗi tháng cũng lãi vài chục triệu. Bạn có nhìn thấy vấn đề là gì không? Họ chả đầu tư gì 17 năm như bạn, nhưng thu nhập của họ lại cao hơn bạn. Có thể được học hành thì tư duy của bạn tốt hơn họ, bạn biết được đạo hàm, tích phân... nhưng nếu bạn không tận dụng những thứ đó, chỉ biết đi làm và thư giãn qua ngày thì những tri thức đó thật sự là đã phí phạm 17 năm đèn sách.

Hãy yêu những việc bạn đang làm, làm mọi thứ với tất cả cố gắng, tìm cho mình 1 ước mơ, phấn đấu vì nó. Bạn sẽ biết ban ngày phải tìm 1 công việc như thế nào để học hỏi kinh nghiệm. Bạn sẽ biết mình phải làm gì vào buổi tối để chuẩn bị cho mình những gì cần thiết, chuẩn bị sẵn sàng để sau này xây nên ước mơ của chính mình. Điều đó có ích hơn thay vì ngồi chờ đến sáng mai để 8h sáng mai lại có mặt đúng giờ, làm thợ xây, đi xây ước mơ cho 1 người khác.

Nguồn fb: Nguyễn Mạnh Trường
Chiêm nghiệm từ bản thân...
"Easy comes, Easy goes" - cái gì dễ đến thì cũng dễ đi, ví như có những người sinh ra trong gia đình giàu có, rồi thì được HƯỞNG THỤ thành quả to lớn từ Ông bà bố mẹ để lại, nếu như không được giáo dục để tự chủ trong việc kiếm tiền, bị động, chỉ phụ thuộc vào thành quả từ đời trước để lại thì vấn đề là sẽ hưởng thụ trong bao lâu? sau đó sẽ thế nào? Với những người đang sướng, thói quen hưởng thụ nhiều hơn làm ra thì chi tiêu ít hơn, hưởng thụ ít hơn khá khó, đương nhiên sau đó sẽ là hàng loạt vấn đề về tiền bạc, rồi vấn đề xyz sau đó sẽ xảy ra... Cách tiêu tiền của 1 người tự chủ kiếm ra 10 triệu sẽ rất khác với việc ai đó đưa cho mình 10 triệu để tiêu, vì để kiếm được 10 triệu bằng chính mồ hôi, công sức của mình thì người đó đã trải qua cả 1 quá trình, rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất, kỹ năng của bản thân... 1 thằng ma lanh hóa tự  nhiên có 1 tỷ rơi vào tay nó thì nó vẫn là 1 thằng ma lanh hóa với 1 tỷ trong tay, nhưng để từ 1 thằng ma lanh hóa tự thân nó kiếm tiền chân chính thì nó phải trở thành người tử tế, người có đủ đạo đức, phẩm chất và năng lực để sở hữu 1 tỷ đó; rất khác nhau;

Câu chuyện tình yêu cũng tương tự, dễ đến sẽ dễ đi... Phải có thời gian đủ dài để thấu hiểu, đồng cảm, thậm chí lúc khó khăn phải cùng kham cộng khổ vẫn gắn bó keo sơn, thì lúc huy hoàng mới biết trân trọng lẫn nhau; những lúc tức giận đến cùng tột, có khi mới biết tính xấu trong mỗi con người mà vẫn chấp nhận và bỏ qua, thậm chí còn giúp đối phương dần dần sửa sai, thì tình yêu đó mới bền, đến lúc hôn nhân mới trân trọng và thương yêu lẫn nhau; Có chị A yêu anh B, nhà chị A khá giả từ bé, nên A có thói quen chi tiêu cũng hơn so với đôi bạn cùng lứa, A nhận lời lấy B vì B làm bất động sản, năm đó lãi kha khá, nhưng sau khi lấy nhau được gần 2 năm, đúng năm đó B cả năm trời bị đọng, đất không bán được, thậm chí còn mất tiền xăng xe, điện thoại chạy đi chạy lại cả ngày; sống giữa cái đất hà thành này mà cả năm trời không kiếm được tiền, vẫn thói quen chi tiêu cũ của 2 vợ chồng, sau đó phát sinh hàng loạt mâu thuẫn, phải mưu sinh, rồi ngày lễ tết, cưới xin 2 bên nội ngoại... Chị A đã không chịu đựng được và thế là 2 người ra tòa ly dị; Thế nên từ yêu đương đến hôn nhân cũng không có khác kinh doanh là mấy, dễ đến thì dễ đi mà...

Kinh Doanh là cả 1 quá trình khắc nghiệt, có thể do may mắn đâu đó (PHÚC từ trước để lại) mà mình có cả cơ đồ sau 2,3 năm; leo thang lên làm ông chủ, nhưng nếu như đạt được 1 chút thành quả nhanh quá mà nền tảng đạo đức, phẩm chất, năng lực và độ từng trải chưa phát triển theo kịp thì rất dễ TỰ MÃN, nghĩ rằng mình đã RẤT LÀ CÁI GÌ ĐÓ, thậm chí còn nghĩ rằng việc kinh doanh là DỄ DÀNG, hay có TIỀN mà cứ thế CHI ra tóe loe, không có sự phân tích, kiểm soát xem hành động đấy có đúng đắn hay không? thì khả năng là sẽ úp sấp mặt xuống mà khó ngóc lên được, ai cũng thích mình làm cái gì đó dễ dàng, nhàn hạ thôi... nhưng thu nhập phải cao, hưởng thụ phải đã... từ bé bố mẹ đã nhồi vào đầu cái tư tưởng "gắng học cho tốt nha con, sau này xin làm cái gì đó văn phòng lương cao mà nhàn thôi, không lại vất vả như đời cha, đời ông thì nhục nhã lắm... Lúc kiềm được nhiều tiền mà dễ dàng, không phải mất nhiều công sức thì rất dễ sinh TỰ MÃN, Lòng tham lại vô đáy, có khi bất chấp hành vi là thiện hay bất thiện, kiếm tiền bằng mọi giá, bằng mọi thủ đoạn, cũng chẳng cần quan tâm đến người khác lợi hại thế nào, Cái tham chất đầy hơn núi, nghiệp chướng nặng nề rồi mới thấy quả báo sao đắng cay, rồi kêu đời bất công với mình thế này, thế nọ... Quả báo chưa đến ngay thì vẫn ngồi đó cười tủm, bạn bè không kể xiết, sau nó đến rồi thì chẳng thấy bạn mà toàn có bè...

Thành ra khi gặp khó khăn trong kinh doanh, cuộc sống hay tình duyên thì đừng có nản chí, sợ hãi, bị động ngồi chờ điều may mắn đến, hãy coi đó là các thử thách của cuộc đời, phép thử càng lớn mà vượt qua được thì thành quả càng xứng đáng; Trước hết làm gì thì phải làm hết sức mình, THỰC SỰ ĐAM MÊ với những gì mình làm là cách để mình vượt qua các thử thách, mình sẽ không từ bỏ, chứ nếu mình xác định mình chỉ làm cho có, thiếu LÒNG NHIỆT TÌNH, làm như chơi - chơi như thằng dở hơi thì rồi cũng sẽ có lúc nản chí, từ bỏ và lại tìm việc khác tương tự lặp lại lỗi ban đầu... THẤT BẠI CHỈ GIÀNH CHO NHỮNG THẰNG BỎ CUỘC GIỮA CHỪNG, Khi Đua thì muốn thắng, muốn nhanh về ĐÍCH nhưng lại không chịu NHỤC, chịu NHẪN NẠI, NỖ LỰC HƠN... thì nắm chắc trong tay 2 chữ "THẤT BẠI" cho nó nhanh... Muốn Thành công thì phải TRẢ GIÁ, phải DÁM THẤT BẠI nhiều lần, Thất bại rồi lại đứng dậy đi tiếp, đi khỏe hơn... Ổng Tỷ phú người TQ cũng nói rồi "TRƯỚC 25 TUỔI, CỨ THẤT BẠI MẸ NÓ ĐI, CÓ GÌ MÀ PHẢI SỢ NHỤC"  Mình có tuổi trẻ, có thời gian, Nhiệt huyết và SINH LỰC thì dốt cuộc mình cũng sẽ tới ĐÍCH! CỨ ĐI ẮT SẼ ĐẾN!

Nhưng có khi THẤT BẠI nhiều quá cũng dở, chẳng hạn nó VƯỢT mức chịu đựng của mình thì sao? có khi úp mặt xuống mà không ngẩng đầu được dậy thì phải chịu chứ làm thế nào? THÌ PHẢI CHỊU THÔI! Nó là trách nhiệm của bản thân mình với những gì mình đã làm, vậy nên làm gì phải có đồng đội, làm gì cũng phải có LÝ TRÍ thì số lần SAI sẽ giảm hơn, còn làm gì chả có RỦI RO! Nhưng xác định không nên làm gì nó QUÁ QUÁ MỨC KIỂM SOÁT của bản thân, hay HÀNH ĐỘNG CẢM XÚC may rủi, cho những thương vụ lớn! thì chắc là tỷ lệ ÚP sấp mặt xuống là rất cao, và từ độ cao cao như thế mà úp mặt xuống thì không biết thế nào :( Dù sao cũng là 1 trải nghiệm Yo most nhỉ???

TẤT CẢ CHỈ LÀ PHÉP THỬ CỦA CUỘC ĐỜI! PHÉP THỬ CÀNG LỚN, THÀNH QUẢ CÀNG XỨNG ĐÁNG :)

AI NHẤT QUYẾT ĐẾN ĐÍCH, SẼ ĐẾN ĐƯỢC ĐÍCH! PHẦN LỚN NHỮNG THẤT BẠI LÀ CUỘC ĐUA BỎ CUỘC GIỮA CHỪNG!

NHÂN TÀI SINH RA ĐỀU DO TÁC ĐỘNG, THÁCH THỨC TỪ THỰC TIỄN, CÀNG NHIỀU THÁCH THỨC, CÀNG TĂNG SỨC ÉP ĐỂ MỘT NGƯỜI TRỞ THÀNH NHÂN TÀI HỮU DỤNG! PHÉP THỬ TẠO THỰC TÀI =))

St

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

 Hãy xem CEO của Coca Cola mở rộng câu chuyện quen thuộc với chúng ta như thế nào:

Ngày xưa, rùa và thỏ tranh cãi xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua, thỏ ngồi và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ, kết thúc đường đua và giành chiến thắng.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định sẽ chiến thắng cuộc đua.

-----------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng thì rùa sẽ không thể nào thắng được nó. Vì thế, thỏ quyết định thách thức rùa trong một cuộc đua mới và lần này thỏ chạy với tất cả sức lực của nó. Kết quả, thỏ chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Bài học được rút ra: Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Câu chuyện này cũng mở ra một liên kết: Nếu công ty bạn có 2 thành viên, một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh nhưng những việc anh ta làm vẫn đáng tin cậy. Chúng tôi khá chắc chắn rằng, người nhanh và đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn.

------------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Rùa suy ngẫm và nhận ra rằng: rùa không có cách nào thắng được thỏ về tốc độ vì vậy rùa suy nghĩ và rồi thách thức thỏ ở một cuộc đua khác, nhưng sẽ có sự thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý và chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã nhận thức được từ lần trước, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bờ sông, đích đến là cách 2km nữa ở bên kia sông và thỏ không có cách nào để vượt qua sông. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia để kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Hãy xác định ưu thế của mình, chọn sân chơi phù hợp và bạn sẽ là người chiến thắng.

----------------------
Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Sau ba cuộc đua, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và cả hai nhận ra rằng kết hợp cũng là một cách hay để chiến thắng. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua và chúng sẽ cùng chạy chung trong một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy một mạch đến bờ sông, rùa cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích để giành chiến thắng.

Thật tuyệt vời khi mỗi chúng ta đều có những ưu điểm riêng, và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn biết cách kết hợp tất cả những ưu điểm của nhau khi các bạn làm việc trong cùng một nhóm, vì sẽ luôn có những trường hợp bạn không thể một mình hoàn thành cả một dự án là bài học rút ra.

Xuyên suốt câu truyện, chúng ta thấy rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn sau một lần thất bại và thỏ không bao giờ thiếu tập trung về sau. Rùa nhận ra khuyết điểm của mình và ngay lập tức thay đổi chiến thuật để tìm cách phát huy thế mạnh và giành chiến thắng. Trong cuộc sống, khi đối mặt với thất bại là thời điểm thích hợp để chúng ta cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đó cũng là lúc bạn cần nhìn lại và thử tìm kiếm những giải pháp khác. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học mới, thay vì cạnh tranh với nhau, chúng hợp tác để cùng nhau giải quyết tình huống cách tốt nhất.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào việc giành giật từng 0,1% thị phầ với Pepsi. Goizueta nhận ra rằng trung bình mỗi ngày, một người Mỹ chi 14 ounces cho nước uống, trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng, đối thủ của họ không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Vì vậy, Goizueta quyết định không tập trung vào việc cạnh tranh với Pepsi nữa mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông muốn mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống nước và Goizueta quyết định đầu tư các máy bán Coca cola tự động ở khắp các góc đường. Từ quyết định này, doanh thu của Coca - cola tăng vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

- st


Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

 1. Liệt kê các công việc vào buổi sáng hằng ngày.

Liệt kê các công việc cần làm trong ngày ra một tờ giấy hoặc trên máy vi tính cũng được. Lưu ý chỉ cần liệt kê ra và chưa vội sắp xếp vội vì nếu như thế thì chúng sẽ rất bị rối trong việc nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Não chúng ta không thể làm một lúc nhiều việc được.

2. Xác định ưu tiên.

Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.

3. Xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc.

Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc. Và một điều rất quan trọng là các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì làm thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Hãy tách thời gian ra những khoảng thời gian nhỏ để tận dụng tối đa nó.

4. Tập cho mình tính kỷ luật, và thói quen.

Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi. Cuối cùng chúng nên tập cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của người thành đạt!

- st
 Ảo tưởng về bằng cấp, quá tự tin về bản thân, coi thường những cơ hội có trong tay đang khiến nhiều sinh viên mới ra trường đánh mất đi các cơ hội làm việc.

Sau tốt nghiệp sinh viên không còn những thách thức giản đơn là kiểm tra, bài vở bởi “trường đời” vốn khó khăn hơn rất nhiều.
Đỗ đại học với nhiều sinh viên đã là cái gì đó cực kỳ thành công và to lớn so với nhiều người khác. Dĩ nhiên, đại học vốn đã là con đường hẹp, rất nhiều học sinh tốt nghiệp lớp 12 đã không thể chạm chân tới. Nhưng việc coi đỗ đại học đã là thành công quá to lớn đã khiến nhiều sinh viên tăng sự “ảo tưởng” về sức mạnh của tấm bằng đại học sau khi ra trường. Họ coi tấm bằng đại học như công cụ, “vũ khí” để giúp họ có thể làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn, hay đưa ra những yêu cầu cao trong công việc và những điều kiện làm việc với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, thực trạng chung của sinh viên khi mới ra trường là các nhà tuyển dụng sẽ tốn mất vài ba tháng, thậm chí là một thời gian dài để đào tạo lại từ đầu cho họ. Bởi thực tế, những kiến thức các sinh viên có được khi ngồi trên ghế giảng đường không thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc thực tế.

Không chỉ dừng lại ở tấm bằng đại học rất nhiều sinh viên ra trường đã tiếp tục chọn học lên thạc sĩ. Họ học chẳng phải vì muốn gia tăng kiến thức cho bản thân mà chủ yếu là để có bằng thạc sĩ sẽ giúp tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm ở những chỗ tốt hơn hay những lý do trời ơi khác là chưa muốn đi làm, vẫn muốn được bố mẹ nuôi ăn học hay học thạc sĩ cho đỡ… chán trong khi chưa tìm được việc làm.

Không phủ nhận việc có bằng thạc sĩ nhiều người cũng đã thuận lợi hơn trong công việc. Nhưng với những người chỉ học chưa biết để làm gì, sau khi lấy bằng, họ vẫn tiếp tục long đong để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Cám cảnh “cao không tới, thấp không thông” khiến họ trở nên lạc lõng nơi đời thực. Vì thế mà cũng đã có những trường hợp các thạc sĩ nhà ta ngậm ngùi cất tấm bằng học cao để đi làm công việc chân tay để kiếm sống.

Từng tuyển dụng rất nhiều sinh viên mới ra trường, chị Hoa - giám đốc một trung tâm nghiên cứu chia sẻ: Mình cũng từng gặp khó khăn để tìm việc khi mới ra trường nên cũng muốn tạo điều kiện cho các em khóa dưới. Nhưng thực tế, rất nhiều sinh viên đang không biết mình là ai, đang đứng ở đâu. Họ thiếu từ kiến thức chuyên môn tới những kỹ năng sống, ứng xử tối thiểu ngoài đời thường. Không biết cảm ơn hay đón nhận những cơ hội người khác tạo cho. Nhiều lần mình từng ngán ngẩm khi các tân sinh viên xin phép lui lịch phỏng vấn vì những lý do cực kỳ trời ơi như phải đi ăn cưới, đang ở quê, bận việc riêng… Nhiều em cũng đưa ra những yêu cầu công việc, lương thưởng vượt xa với năng lực của mình nên dù có muốn tuyển dụng nhân viên đến mấy bên mình cũng đành lắc đầu.

Tìm kiếm và làm tốt một công việc vốn không dễ dàng dù nó là đúng chuyên ngành bạn được đào tạo.

Lan Anh, phó phòng một công ty truyền thông chia sẻ: “giờ mình cảm giác sinh viên mới ra trường họ khác quá, cơ hội người khác đưa tới tận nơi vẫn thản nhiên ném đi không thương tiếc. Mình có quen một em học trường Kinh tế, ra trường bằng giỏi, tiếng Anh khá tốt nên muốn giới thiệu việc làm ở vài chỗ quen biết cho em nhưng đã bị từ chối thẳng thừng vì chỗ đó em thấy những công việc không xứng với năng lực của mình. Với cách tìm việc làm kiểu “kén cá chọn canh” nên hơn 1 năm sau khi ra trường mà em vẫn đang thất nghiệp”.

Phóng viên Sống Mới cũng từng chứng kiến Thu Trang một sinh viên năm 4 thản nhiên bình luận về công việc của một vài anh chị khóa trên: công việc đúng ngành nhưng lương thì bèo bọt, 4-5 triệu một tháng sao đủ sống. Em ra trường việc phải 6-7 triệu mới làm không thì chơi cho khỏe. Nhưng sau 2 năm ra trường, Trang vẫn không thể tìm được một công việc ưng ý, thậm chí đã phải đi làm những công việc lương 2,5-3 triệu đồng/tháng để duy trì cuộc sống.

Có lẽ, các sinh viên ngồi trên ghế giảng đường chỉ được học về kiến thức lý thuyết và luôn được các thầy cô “vẽ ra” những cơ hội việc làm họ có thể có được khi ra trường. Cùng với đó, khi đỗ được vào đại học họ được khen ngợi, tung hô, thậm chí được coi như “niềm tự hào của gia đình” đã khiến các sinh viên này quá ảo tưởng về sức mạnh bằng cấp . Tuy nhiên, khi xét trên bình diện số trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang nhiều như nấm sau mưa, mỗi năm có cả triệu sinh viên ra trường cần có công việc, trong đó số trường đào tạo tại Việt Nam xứng tầm với chuẩn chuẩn quốc tế hoặc đào tạo thực tế để sinh viên ra trường có thể hòa nhập ngay với công việc lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, tình trạng khá nhiều sinh viên tốt nghiệp không biết mình đang đứng ở đâu đang khiến các nhà tuyển dụng lắc đầu ngán ngẩm.

“Tìm kiếm một công việc vốn không hề dễ dàng”; “khó có thể có công việc nào vừa nhàn hạ vừa lương cao”; “biết mình đang đứng ở đâu” có lẽ là những điều các sinh viên mới ra trường cần được xác định cho rõ. Nếu không họ dễ dàng bị lạc lõng, sốc tâm lý trong thời gian dài sau khi ra trường và phải đối mặt với sự khó khăn, khốc liệt nơi đời thực vốn chẳng hề có màu hồng như suy nghĩ.

Như Quỳnh - Songmoi.vn


 Khi đứng ở ngã ba đường của những sự lựa chọn, tâm lí bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. Đôi khi ta chỉ thấy le lói một ý kiến tích cực trong hàng tá ý kiến tiêu cực và muốn bỏ cuộc ngay lập tức. Cái đầu bình tĩnh là rất cần thiết cho lúc này.

Đó là một dị bản truyện “Đẽo cày giữa đường” mà tôi được nghe hồi bé. Bác nông dân trong câu chuyện không có chính kiến của mình, “gió chiều nào theo chiều ấy” nên dù có khúc gỗ tốt, bác cũng không đẽo nổi cái cày. Bài học rút ra từ câu chuyện dân gian ấy vẫn còn đúng đến tận bây giờ. Thậm chí, càng lớn tôi càng thấy “ngấm” tư tưởng của các cụ về việc kiên trì theo đuổi con đường của mình đến cùng.

Ngày xưa, có một bác nông dân rất nghèo, bác muốn có một cái cày để tăng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác có khúc gỗ tốt nhưng bác lại chưa đẽo cày bao giờ, thế là bác mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Người này bảo bác đẽo nhỏ quá, người kia bảo bác đẽo to quá, 9 người thì 10 ý…họ cứ bảo sao, bác lại sửa theo như thế. Đến cuối ngày, bác chỉ còn lại khúc gỗ nhỏ xíu và không có cái cày nào hết.

Đó là một dị bản truyện “Đẽo cày giữa đường” mà tôi được nghe hồi bé. Bác nông dân trong câu chuyện không có chính kiến của mình, “gió chiều nào theo chiều ấy” nên dù có khúc gỗ tốt, bác cũng không đẽo nổi cái cày. Bài học rút ra từ câu chuyện dân gian ấy vẫn còn đúng đến tận bây giờ. Thậm chí, càng lớn tôi càng thấy “ngấm” tư tưởng của các cụ về việc kiên trì theo đuổi con đường của mình đến cùng.

Mỗi chúng ta đều là một “bác nông dân” như vậy. Bạn có thấy từng việc bạn làm, từng quyết định bạn đưa ra, từng lối rẽ bạn chọn, lúc nào cũng có “người đi qua” và góp ý cho bạn không? Bạn bị lạc vào mê cung của những lời khuyên, bị rối và bế tắc. Theo tôi, đây có lẽ là một nguyên nhân dẫn đến stress và tệ hơn là cảm giác thất bại cùng suy nghĩ “mình sẽ chẳng bao giờ làm được gì ra hồn” luôn đeo bám bạn khi bạn cứ mù quáng tin rằng “người ta bảo chẳng có ai làm được đâu” hay “người ta bảo khó lắm đấy”.

Vậy nên trước khi làm bất cứ cái gì, hãy tự hỏi:

Ai là người thực hiện? Bạn.

Ai là người chịu trách nhiệm? Bạn.

Ai là người hưởng thành quả? Bạn.

Ai là người lãnh hậu quả? Chỉ Bạn mà thôi.

Khi đứng ở ngã ba đường của những sự lựa chọn, tâm lí bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. Đôi khi ta chỉ thấy le lói một ý kiến tích cực trong hàng tá ý kiến tiêu cực và muốn bỏ cuộc ngay lập tức. Cái đầu bình tĩnh là rất cần thiết cho lúc này. Bạn nên sáng suốt nghĩ xem điều gì phù hợp, điều gì không phù hợp với mình. "Dục tốc bất đạt", đừng vội vã nghe theo tất cả mọi người như bác nông dân rồi hỏng việc.

Bản thân tôi thấy có ba loại lời khuyên như sau:

1. Lời khuyên của người chẳng hề muốn bạn thành công. Họ ghen tị rồi ra sức phê phán, gây khó khăn cho bạn bởi họ sung sướng khi thấy bạn thất bại. Nếu muốn thỏa mãn những người này thì hãy nghe theo họ.

2. Lời khuyên của người không muốn làm mất lòng bạn. Chúng vô thưởng vô phạt, thực sự thì có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Tuy không làm bạn ức chế như loại 1 nhưng những ý kiến chung chung, không đề xuất được giải pháp ấy chẳng giúp ích gì cho bạn hết.

3. Lời khuyên từ những người muốn thấy bạn thành công. Họ cho lời khuyên vì đơn giản họ nghĩ như vậy sẽ tốt cho bạn. Dù ủng hộ hay phản đối, lời khuyên nhẹ nhàng hay cay đắng, chua chát ra sao, đó cũng chỉ là quan điểm của cá nhân họ. Bạn thấy hợp thì nghe và làm theo, không thì thôi. Mọi lời khuyên không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng.

Suy cho cùng, người quyết định lại vẫn là bạn đấy. Khi bạn đã chọn thì đừng tiếc nuối vẩn vơ hay trách móc ai hết: “…tiếc làm gì cho phí phạm, mỗi lúc mình chỉ có thể quyết định điều gì tốt nhất vào lúc đó thôi cưng, mình làm sao biết được quyết định đó là tốt nhất hay không, đời thì dài, chết có khi cũng còn chưa là kết thúc thì làm sao tính được?”(Bất hạnh là một tài sản – tập Một mình ở châu Âu – Phan Việt)

Tóm lại, nên lắng nghe và tiếp thu góp ý của người khác nhưng đừng quên nghe xem chính mình muốn thế nào vì điều này mới thực sự quan trọng. Hãy đẽo một cái cày thật tốt hoặc chuẩn bị bất cứ công cụ gì bạn có để sẵn sàng làm việc. Bạn chỉ có một cuộc đời để sống và tuổi trẻ có lẽ là quãng đời mà người ta liều nhất nhưng cũng mắc nhiều sai lầm nhất. Bạn trẻ à, dũng cảm lên, đừng run sợ hay nản chí bởi ai cũng có một tuổi trẻ như thế.

“Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm.” – Groucho Marx
- st


Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2015 mới nhất

Khi người lao động không có việc làm hay đang thất nghiệp thì cái mà họ cần đó chính là thu nhập hàng tháng để đảm bảo duy trì cuộc sống qua những ngày khó khăn. Chính vì vậy mà bảo hiểm thất nghiệp đã ra đời.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 gồm những gì?

Căn cứ vào Luật việc làm số 38/2013/QH13 ban hành ngày 16/11/2013 và Ngị định số 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/3/2015 ta có:

Đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đảm bảo các yếu tố sau:

điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi ký các loại hợp đồng lao động:
+ Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời gian
+ Hợp đồng lao động có thời hạn
+ Hợp đồng lao động theo mùa từ 3 tháng trở nên đến dưới 12 tháng.

- Bị chấm dứt hợp đồng lao động, mất việc làm trừ các trường hợp:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt việc làm
+ Hợp đồng lao động trái với pháp luật
+ Người đang được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở nên trong 24 tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động (với hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn).
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở nên trong 36 tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động (với hợp đồng lao động theo mùa từ 3 tháng trở nên đến dưới 12 tháng).
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp và 15 ngày sau vẫn chưa có việc làm trừ các trường hợp:
+ Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người lao động bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Người lao động ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người lao động bị chết.

Một vài lưu ý về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần biết:

- Trường hợp người lao động ký hợp đồng với nhiều công ty thì đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty đầu tiên ký hợp đồng lao động.
- Kể từ 1/1/2015 doanh nghiệp dù chỉ có 1 lao động cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thay vì từ 10 lao động trở nên như trước đây.
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 2%. Trong đó người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%. Mức lương tính để đóng BHTN không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Chi tiết: Mức lương thối thiểu vùng mới nhất hiện nay

- Người lao động phải nộp hồ xin hưởng BHTN trong thời hạn 3 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (nếu sau quá 3 tháng sẽ không được xem xét)
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tóm lại để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Hiện đang bị thất nghiệp
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng
- Gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm không quá 3 tháng từ ngày thất nghiệp.

Khi thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

st

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Nghề nào cũng cần có cái tâm, sự nhiệt huyết. Nghề sale càng vậy!

"Trở lại nghề bán hàng, đó là môi trường tốt nhất để 1 đứa ngáo ngơ trở nên bản lĩnh. Làm sale, mình sẽ TỰ đào tạo mọi kỹ năng, từ phân tích tâm lý, đến ăn nói, nhậu nhẹt hát hò, đàm phán thương lượng, tung chiêu quánh phủ đầu...đến năn nỉ xuống nước thảo mai nịnh nọt. Vì bán hàng nó cực, nên thu nhập thường sẽ gồm lương cứng và hoa hồng. Lương cứng thì thường chỉ đủ sinh hoạt, thu nhập tích lũy là hoa hồng, nên sẽ là động lực thức khuya dậy sớm để làm. Nhân viên bán hàng được ví như là chiến sĩ ra mặt trận vậy, còn hậu phương là cán bộ chứng từ, logistic, kho bãi…

Nên này các bạn trẻ, dù tốt nghiệp ngành gì, đang thất nghiệp mà đứng trước cơ hội làm nhân viên bán hàng, đừng có ngại. Lao vô làm đi, sĩ diện làm gì. Thất nghiệp ăn bám mới nhục chứ đi làm là không có cái nghề nào cao hơn nghề nào.

Mình chịu cực khổ 1 thời gian sau đó ngon lành lắm. Nhưng cạm bẫy thương trường cũng nhiều, mình giỏi giang hóa chứ đừng có ma lanh hóa. Các bạn cứ nhìn 1 con diều bay cao như vậy, là nhờ cái sợi dây cột dưới đất. Nhiều lúc con diều nghĩ, thôi cắt sợi dây đi, sẽ bay cao vút lên trời xanh luôn. Sợi dây đó chính là tính kỷ luật, chính là đạo đức. Mà mình không có nó, sự bay cao chỉ là “cuốn theo chiều gió”, rơi xuống lúc nào không hay. Các bạn trẻ nhớ kỹ lời Tony dặn. DÙ LÀM GÌ Ở ĐÂU VỚI AI, đồng tiền mình làm ra phải là đồng tiền sạch, phải từ mồ hôi trí tuệ của mình. Thật thà chưa bao giờ là cha dại cả, trung thực là cái khôn ngoan nhất trong mọi khôn ngoan mà con người có thể nghĩ ra"

Trích Tony Buổi Sáng


Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Nhiều bạn trẻ không tìm được công việc phù hợp vì không biết mình thích làm gì, có khả năng làm gì.

“Đây là lần thứ tư em đến tìm việc ở sàn giao dịch việc làm. Tuy nhiên, lần nào em cũng không tìm được việc làm thích hợp. Nói thật lòng, em thấy báo đăng có tổ chức sàn giao dịch việc làm thì đến tìm thử coi có việc gì không, chứ cũng chẳng biết mình có thể làm việc gì”. Cô gái trẻ L.T.L.A ngập ngừng trả lời khi gặp chúng tôi tại sàn giao dịch việc làm, do Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên TP HCM tổ chức ngày 20/6.

Hy vọng “đổi đời”
Tương tự L.A là Trần Thị Thắm, đến từ quận 12, TP HCM. Thắm kể mỗi lần thấy báo đăng ở đâu sắp tổ chức hội chợ hoặc sàn giao dịch việc làm là cô lại lặn lội tìm đến, với hy vọng tìm được một công việc ổn định. Học xong lớp 11, Thắm phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình chăn nuôi, trồng trọt. Công việc vất vả nhưng thu nhập không bao nhiêu, nên nhiều lần cô muốn “đi làm trong cơ quan, xí nghiệp để đổi đời”.

Cách đây 7 tháng, Thắm xin được công việc trong một công ty chế biến thực phẩm ở quận Tân Bình, TP HCM, nhưng làm được 2 tháng thì phải nghỉ. “Công việc của em đòi hỏi phải đứng suốt ngày, tối nào về chân cũng sưng vù. Em không quen nên làm chậm, bị la hoài cũng nản. Làm được 2 tháng, em quyết định xin nghỉ vì không theo nổi”, cô hồn nhiên.

Lần gần đây nhất, Thắm xin làm nhân viên giao hàng của một công ty bán hàng qua mạng. “Mẹ em phải chạy vạy vay 5 triệu đồng để đóng thế chân cho công ty. Làm được 1 tháng, tiền lương lãnh ra trừ chi phí xăng xe, ăn uống, em chỉ còn dư 300.000 đồng. Thấy công việc cực quá, em không làm nữa. Đến giờ, em vẫn chưa lấy lại được tiền thế chân, vì người ta nói em phá vỡ hợp đồng. Trước đó, họ bắt em phải viết cam kết làm ít nhất 3 tháng mới được nghỉ”, cô kể.

Trả lời cho câu hỏi đây là lần thứ bao nhiêu đi tìm việc tại sàn giao dịch việc làm, cô gái trẻ lắc đầu: “Em không nhớ hết, chắc cũng khoảng 9-10 lần”!

“Thấy tuyển thì nộp đơn”
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Nhân sự Công ty Quốc Anh (quận 12), cho biết, nhiều lần phỏng vấn để tuyển lao động, ông nhận được những câu trả lời rất ngây thơ của ứng viên, như: “Em thấy công ty rao tuyển thì xin vô, chứ cũng chưa biết sẽ làm việc gì”, “Em nghĩ sau khi nhận vào thì công ty phải chỉ dạy rồi mới chính thức làm việc”.

Có thanh niên đã 22 tuổi mà khi đến xin việc phải có mẹ đi kèm. Mỗi khi nhân viên tuyển dụng của công ty hỏi, anh ta cứ quay sang hỏi lại mẹ. Thậm chí, có câu hỏi, bà mẹ trả lời thay cho con luôn! “Nói không phải quơ đũa cả nắm, rất nhiều thanh niên hoàn toàn không nghiêm túc khi đi tìm việc. Họ nghĩ được nhận thì tốt, không được nhận thì đi chỗ khác tìm. Thật tình mà nói, nếu nhận những người con cưng như vậy vô làm việc thì mình chiều không nổi đâu”, ông Sơn than phiền.

Để minh chứng cho chuyện kể của mình, ông Sơn mời chúng tôi tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng của công ty. Hôm đó có 12 ứng viên dự tuyển vào 6 vị trí vận hành máy dập hộp carton đựng hàng xuất khẩu. Sau buổi phỏng vấn, có 4 người được chọn. Với 8 người bị đánh rớt, ngoài việc không trả lời được một số câu hỏi về chuyên môn, thì hỏi cái gì họ cũng “không biết”, “không quan tâm”.

Đơn cử là trường hợp ứng viên Ph.T.H (quê ở Vĩnh Long). Chị nhân viên nhân sự hỏi: “Tôi thấy trong hồ sơ bạn ghi là thích thể thao, vậy xin hỏi đội tuyển bơi lội Việt Nam tham dự SEA Games 28 có một nữ vận động viên rất xuất sắc, cô ấy tên gì?”. H. lắc đầu: “Em không quan tâm môn bơi lội”!

Sau khi bị đánh rớt, bước ra sân, khi chúng tôi hỏi có buồn không thì H. lắc đầu: “Có gì đâu mà buồn! Không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Mà họ hỏi cũng vô duyên, chuyện đứng máy thì liên quan gì đến SEA Games mà hỏi?”. “Chắc tại vì thấy bạn ghi trong hồ sơ tìm việc là thích thể thao...”, chúng tôi thăm dò. Anh ta nhún vai: “Bạn tôi bảo ghi cho đẹp hồ sơ thôi”.

Bà Nguyễn Ngọc Minh Châu, Giám đốc Công ty Tư vấn Nguồn nhân lực Sao Việt: Phải xác định thích việc gì, có thể làm gì...

Tôi đã tham dự nhiều sàn giao dịch việc làm để khảo sát xu hướng tìm việc của lao động trẻ hiện nay. Điều rất bất ngờ với tôi, là rất nhiều bạn trẻ đến sàn giao dịch hoặc các trung tâm giới thiệu việc làm với tư tưởng “cầu may”. Đây là điều hoàn toàn không nên. Ít ra, các bạn phải xác định mình thích công việc gì và có khả năng làm gì. Có như vậy thì mới mong tìm được việc làm và bám trụ được với công việc.

- st Người Lao động


Có rất nhiều bạn đã gửi mail cho ad hoặc than vãn rằng môi trường đi làm phức tạp quá, tại sao mọi thứ không êm đềm như thời sinh viên....Đúng, môi trường công sở, xã hội luôn phức tạp như vậy và nó chả bao giờ là đơn giản cả.

Căn nguyên của sự phức tạp nó bắt nguồn từ cái gọi là TRÁCH NHIỆM và TIỀN BẠC. Nó gắn liền tới nồi cơm của từng người và hầu hết mọi người đều sợ TRÁCH NHIỆM và thích TIỀN BẠC nên mọi thứ nó luôn phức tạp, chứ không như hồi SV các bạn chơi và hoạt động cùng nhau không có 2 yếu tố này chi phối, nên nó rất là êm đềm.

Vậy, để sống sót được qua thời gian đầu mà không bị “đồng loại xa lánh” thì ít nhiều các bạn phải có kỹ năng MỀM.

Các kỹ năng như tiếng Anh, kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ (không chỉ mỗi máy tính) thì đã có quá nhiều người nói rồi và tôi thì chỉ thích nói những điều mà chưa ai nói thôi...



....Bắt đầu...
1. KỸ NĂNG NHẬU:
Tuỳ từng văn hoá tổ chức mà tôi có quan điểm như sau muốn chia sẻ tới các bạn:

***Đối với các bạn nam:
Hãy sử dụng bia rượu 1 cách khôn ngoan và giữ hình ảnh của mình. Ai nên mời trước và mời trong hoàn cảnh nào (mọi tình huống phải mời trước mặt sếp bạn).v.v.v..Do đó, hãy cứ bình tĩnh, quan sát, đừng có thi nhau nhảy dựng lên cầm chai đi mời hết người này đến người nọ, chứng tỏ rằng mình tửu lượng cao.
Nói thật nhé, các bạn mới vào ai cũng tỏ ra mình nhiệt tình, mời hết sếp này đến sếp nọ…nhưng sếp nào cũng thế, không bệnh này thì bệnh nọ nên họ ko máu me như bạn nghĩ đâu. Hãy dành sức để khi đi chiến đấu thực sự.

***Đối với các bạn nữ:
Các bạn nên biết uống 1 chút để PHÒNG THÂN, vì các bạn khó có thể từ chối khi sếp bạn mời, TGĐ của bạn mời, TGĐ đối tác mời…nói chung bạn không thể thoát khỏi 2-3 chén đầu. Do vậy, chỉ cần đảm bảo các bạn biết uống để PHÒNG THÂN là đủ, còn lại bạn có quyền từ chối hết.

>>>> Hãy nhớ, trong thời gian đầu đừng có cố gắng chứng tỏ mình qua bia rượu. Bạn còn nhiều thời gian để làm điều đó 1 cách khôn ngoan.

2. KỸ NĂNG HÒA NHẬP:
*** Hãy tham gia hết các hoạt động của công ty cả chính thống lẫn phi chính thống và đảm bảo bạn có góp sức trong các hoạt động đó, đừng có đến rồi khoanh tay đi loanh quanh mà hay lao vào giúp và nói chuyện với mọi người .

*** Trong mọi tình huống, đừng bao giờ là người nhập cuộc đầu tiên mà hãy là người tham gia sau cùng. Bạn cần phải quan sát xem mọi người ứng xử thế nào để làm theo. Trong rất nhiều trường hợp, cuộc liên hoan sếp chưa kịp tuyên bố thì mấy bạn mới vào đã túm tụm “chiến đấu” trước rồi, điều đó sẽ để lại ấn tượng không tốt chút nào.

*** Bạn tiết kiệm là điều tốt, nhưng trong vài tháng đầu bạn đừng mang cơm đi mà hãy đi ăn với mọi người để hòa nhập và tạo không khí thân thiết.

*** Hãy mời mọi người 1 bữa liên hoan nhỏ khi bạn kết thúc thử việc, không cần phải hoành tránh nhưng đó là cái cớ để mọi người có thiện cảm với bạn và bạn có cơ hội nói chuyện nhiều hơn với mọi người.

>>> Hãy nhớ nguyên tắc, tìm mọi cách để HÒA NHẬP nhưng đừng bao giờ là người tham gia đầu tiên.

3. KỸ NĂNG HỎI:
*** Chọn người hỏi: Hãy chọn người vui vẻ, dễ tính và nhiệt tình để hỏi. Nên ưu tiên những người có cùng độ tuổi với bạn, điều đó sẽ thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

*** Chọn thời điểm hỏi: Trước khi hỏi hãy chắc chắn rằng người bạn hỏi đang rảnh hoặc sẵn sàng chia sẻ với bạn, đừng có sồn sồn lên chạy ra hỏi mọi thứ trong khi người ta đang bận bù đầu.

*** Cách thức hỏi: Hãy hỏi 1 cách chân thành và nghiêm túc, bởi vì đa số con người ta đều có tâm lý thích được thể hiện, nên các bạn hãy hỏi để họ có cơ hội được thể hiện.

Nhưng hãy nhớ, tìm hiểu kỹ trước khi hỏi, đừng hỏi lắt nhắt và những thứ vụn vặt, khi người bạn hỏi đã rảnh và chấp nhận hướng dẫn bạn thì hãy ra tận nơi, mang theo sổ và bút để ghi chép lại, 1 phần để không quên, 1 phần thể hiện bạn là người nghiêm túc.

>>> Luôn nhớ rằng phải CHÂN THÀNH. Lưu Bị từng 3 lần đến lều tranh đề xin Gia Cát Lượng giúp đỡ, do vậy người có tấm lòng chân thành không bao giờ bị phụ.

4. KIỀM CHẾ VÀ NHẪN NHỊN:
*** Hầu như các bạn sẽ bị sai vặt nhưng đừng bao giờ tỏ ra tức giận, bức xúc hay có thái độ không phải.

Tôi từng nhờ nhiều bạn làm việc vặt như đi lấy cái này cái nọ, đi làm cái nọ cái kia…nếu là người không biết kiềm chế và cạn nghĩ sẽ tỏ thái độ ngay nhưng nếu là người tinh ý bạn sẽ biết đó là cách người đi trước giúp bạn tác nghiệp dần với các phòng ban khác.
VD: Muốn lấy số công văn thì ra gặp ai? ai là người quản lý kho? Xuất cái này cái kia thì làm thế nào?

*** Hãy kiềm chế cơn giận: tuyệt đối không bao giờ phản hồi, trả lời ai khi đang nóng giận vì khi nóng giận bạn không còn giữ sự khéo léo nữa mà sẽ bật ra điểm yếu của các bạn. Đặc biệt là những cơn bực tức với đồng nghiệp cùng phòng, hãy kiềm chế để có hành xử đúng mực.

*** Hãy kiềm chế cái mồm của bạn: Tai họa từ miệng mà ra, cho nên trước khi bạn kể chuyện gì hoặc lấy chuyện gì làm quà hãy suy xét kỹ trước khi kể ra, vì nhiều khi mỗi người 1 ý bạn sẽ không lường trước được câu chuyện của bạn sẽ được hiểu theo hướng nào.

Bạn cũng nên cân nhắc trước khi trêu đùa ai, vì kỹ năng hài hước, duyên dáng không phải ai cũng có và chính bản thân bạn cũng không biết bạn vô duyên hay có duyên.

>>>> Kiềm chế là sức mạnh (mượn của TS. Lê Thẩm Dương), đó là công cụ để bạn lấy kiến thức của kẻ khác 1 cách nhẹ nhàng.

5. BIẾT CHO ĐI:
*** Hãy chủ động giúp đỡ người khác trong công việc, đừng có đến thì cắm mặt vào máy tính chờ đến giờ về lại cắp cặp về. Hãy để ý đến những người xung quanh bạn, hãy chủ động hỏi họ xem bạn có thể giúp được gì? Tôi cá là chả ai cần bạn giúp đâu nhưng 1 lời nói có sức tác động ghê gớm, nó thể hiện bạn là người biết quan tâm tới người khác. Tất nhiên, đừng có người nào cũng chạy ra hỏi “Cần em giúp gì không” lúc đó nó sẽ thành lố bịch khi bạn đang có dấu hiệu lấy lòng người khác.

*** Nếu đồng nghiệp của bạn có những khó khăn khác ngoài công việc mà bạn biết người có thể giúp hoặc có thể giúp thì đừng ngần ngại giúp họ.

Trung Quốc có câu rất hay rằng: “Một trong những cách cầu người hay nhất đó là gieo cho kẻ đó 1 món nợ”. Món nợ ở đây có thể là nợ tiền, vật chất hoặc nợ ân tình. Nếu các bạn giúp đỡ họ mà không tính toán gì, thì mai sau chẳng may bạn khó khăn cần trợ giúp thì họ sẽ vui lòng giúp lại bạn.

>>> Hãy nhìn Google, Facebook…họ giúp xã hội và người dùng 1 cách miễn phí nhưng họ vẫn giàu vì cho đi là cách nhanh nhất để bạn nhận về.

6. HÃY BIẾT ƠN:
Hãy biết cám ơn những điều nhỏ nhặt, cám ơn đồng nghiệp, cám ơn sếp.v.v.v.Đó là cách các bạn tôn trọng người khác. Kể cả khi bạn đã nghỉ việc thì thỉnh thoảng nên gọi điện hỏi han sức khỏe, hỏi han công việc những đồng nghiệp cũ, sếp cũ để thể hiện rằng bạn vẫn biết ơn họ.

Không cần quà cáp, đến nhà hay gì đó ghê gớm, mà chỉ cần 1 cuộc gọi đúng thời điểm và hợp lý là đủ. Có thể sẽ có những người bạn không ưa, nhưng hãy để trong bụng, bạn không ưa họ nhưng họ lại quý bạn chẳng phải tốt hơn sao?
…………………………………….

>>>> Có thể bạn thấy áp lực khi đọc xong những điều trên nhưng đó là cuộc sống, bạn không thể trách cuộc sống sao quá phức tạp, mà chỉ có thể trách mình không thể thích nghi được. Bạn nên nhớ, quãng thời gian đầu mới làm việc là thời gian quan trọng nhất, vì ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là thứ khó quên nhất, nó theo con người ta rất lâu.

Có câu nói rất hay trên mạng mà tôi biết chính xác tác giả là ai (nếu ai biết thì comment giùm nhé): “Lý trí có hàng trăm con mắt, nhưng khi yêu tất cả đều đóng lại”. Trong thời gian đầu, bạn đang bị người khác đánh giá bằng lý trí.

Vậy hãy khôn ngoan nép mình lại, nếu trong thời gian này bạn tạo được ấn tượng tốt, mọi người đều yêu quý bạn thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đương nhiên để được yêu thì bản thân bạn phải đáng yêu trước đã.

st

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Nhắc nhở, phê bình hay xử phạt chỉ là những biện pháp tức thời khi “sự đã rồi”, tức là khi nhân viên không hoàn thành công việc đúng thời hạn. Thực hiện một số cách sau đây, nhà quản lý có thể sẽ giúp cấp dưới hoàn tất công việc được giao vừa đúng hạn vừa đảm bảo chất lượng.

w620h405f1c1-files-articles-2015-1089483-deadline(1)

1. Thay đổi cách đưa ra thời hạn hoàn thành (deadline) cho mỗi đầu công việc

Theo cách truyền thống thì việc ấn định deadline thường là một chiều, người đưa ra deadline luôn là sếp và người nhận deadline luôn là nhân viên. Giờ đây việc này nên được thực hiện theo hình thức 2 chiều, tức là ngoài người giao việc thì người nhận việc cũng cần được tham gia vào việc ấn định deadline.

Trước tiên, hãy để nhân viên tự đưa ra deadline cho từng đầu công việc được giao. Bởi thứ nhất, hơn ai hết, họ là người hiểu rõ nhất khả năng, điều kiện hoàn thành công việc của mình.

Thứ nữa, khi deadline được ấn định dựa trên ý kiến của người thực hiện, họ sẽ có trách nhiệm hơn với lời hứa của mình, và tất nhiên, trong trường hợp không hoàn thành công việc đúng deadline, họ sẽ cảm thấy mình là người có lỗi, ít có suy nghĩ đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, và những lần sau đó họ sẽ cố gắng hơn.

Sau khi nhân viên đưa ra deadline theo ý kiến cá nhân, người quản lý sẽ căn cứ vào đó cùng kế hoạch đã định sẵn của mình để trao đổi lại với nhân viên và cả hai cùng thống nhất một deadline tối ưu.

2. Chỉ ra tầm quan trọng của mỗi đầu công việc nếu nó được hoàn thành đúng thời hạn.

Tránh để nhân viên chỉ biết việc của mình mà không quan tâm rằng nó cần thiết tới mức nào đối với các bộ phận, cá nhân khác.

Cần để nhân viên ý thức rằng mỗi nhiệm vụ của mình là một mắt xích trong chuỗi nhiệm vụ chung, một mắt xích bị khiếm khuyết sẽ gây lỗi cho cả hệ thống.

3. Chia nhỏ đầu công việc theo dạng lộ trình.

Việc để deadline quá xa sẽ dễ khiến người nhận việc xao nhãng hoặc không cân đối được thời gian thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ trong đó, dễ để dồn việc vào hạn chót, và kết quả là không hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lượng kém.

Chia nhỏ việc ra dựa trên mức độ cần hoàn thành ngay của chúng, đồng nghĩa deadline cho từng công việc sẽ gần hơn, người thực hiện sẽ có động lực để bắt tay ngay vào làm.

Tuy nhiên, để tránh phải dành quá nhiều thời gian cho việc kiểm soát, người giao việc nên chia nhỏ và giao cho người thực hiện tất cả đầu công việc trong nhiệm vụ chung kèm deadline ngay từ đầu, không nên để họ hoàn thành xong một việc rồi mới lại giao tiếp. Như vậy, vừa giảm nhẹ việc kiểm soát của người giao việc vừa để người thực hiện thấy được mối liên hệ giữa các công việc, nâng cao hiệu quả làm việc.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Tôi làm việc cho một công ty từ tháng 4/2011 cho đến tháng 5/2015, đến tháng 5/2015 tôi xin nghỉ việc. Trước khi xin nghỉ, tôi đã thông báo cho người sử dụng lao động từ hơn 2 tháng. Nhưng khi tôi nghỉ đến nay đã hơn 1 tháng nhưng công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm ? Vậy tôi nên làm gì ?

Vì công ty tôi dưới 10 người lao động nên không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy khi tôi nghỉ việc tôi có được hưởng chế độ gì không ạ ?

Tôi rất mong quý báo giải đáp giúp về những thắc mắc trên.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Phong Tuong

Xin được tư vấn cho bạn:

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

“Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Như vây, bạn đã thực hiện quá trình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc báo trước của bạn là đúng thời hạn theo luật lao động. Do dó:

Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được thụ lý giải quyết.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật thì bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc (việc công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn.

Sử dụng thời gian hiệu quả chính là bí quyết của những người thành công, tạo nên sự khác biệt so với phần còn lại. Những sinh viên năng động giỏi giang nhất là người học tập, làm việc ngay cả khi nghỉ hè hoặc nghỉ lễ.

Trong cuộc đời mỗi con người thì việc học là một trong những việc quan trọng nhất. Chính quá trình học làm cho chúng ta liên tục tiến bộ, tăng thêm hiểu biết và đặc biệt là phát triển bản thân. Mỗi khi học được một điều mới chúng ta dường như trở thành con người mới. Khi đó, cách nhìn, cách đánh giá, cách giải quyết vấn đề cũng khác hơn, tinh tế và hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, trong khoảng 25 năm đầu tiên, đó là giai đoạn học tập trên ghế nhà trường, sinh viên là thời kỳ cuối của giai đoạn này. Đây là giai đoạn xây dựng những hiểu biết, kiên thức ban đầu, tạo nền tảng cho các giai đoạn tiếp sau. Có rất nhiều người hiểu không đúng về việc học tập khi còn là sinh viên, cho rằng học tập tốt các môn trong trường là đủ. Tuy nhiên trên thực tế có quá nhiều trường hợp sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm mà nguyên nhân cốt lõi là không đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu các loại kỹ năng khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội sau khi ra trường, sinh viên không những phải học tập tốt trong trường mà còn phải học nhiều hơn ngay cả khi nghỉ hè. Các việc sinh viên nên làm dưới đây đều liên quan đến việc học với 3 yếu tố đó là kinh nghiệm, kiến thức, mối quan hệ. Cụ thể các việc sinh viên nên làm gồm có:

1. Đi học các lớp kỹ năng

Cách đơn giản nhất để bổ sung những thứ còn thiếu đó là đi học. Sinh viên tùy theo là năm thứ mấy sẽ đến các lớp học kỹ năng khác nhau. Ví dụ đó là các lớp dậy tin học, ngoại ngữ, các lớp kỹ năng mềm, các lớp marketing, các lớp dạy sử dụng phần mềm chuyên dụng…


2. Tìm 1 công việc ngắn hạn

Công việc ngắn hạn sẽ đem lại cho bạn không ít kinh nghiệm thực tế. Hiểu biết về xã hội tăng lên đáng kể, phục vụ cho việc xác định mục tiêu lâu dài của chúng ta. Nếu bạn có thể hãy tìm công việc hỗ trợ cho chuyên ngành học ví dụ ở một xưởng cơ khí, một nhà hàng,…

3. Tham gia phong trào tình nguyện

Đó có thể là đợt làm từ thiện ở xa, hỗ trợ thí sinh thi Đại học, hay các nhóm hoạt động độc lập,… Tham gia các phong trào này các bạn sẽ có thêm kỹ năng làm việc nhóm, phát triển các mối quan hệ, biết cách giao tiếp với nhiều người ở nhiều lĩnh vực, địa phương khác nhau. Điều này đặt nền tảng cho kỹ năng giao tiếp của bạn.

4. Tự lên kế hoạch cho một chuyến đi

Khi sinh viên tham gia phong trào tình nguyện thì sẽ có ban tổ chức, có kế hoạch do người khác lập ra. Hãy rèn luyện khả năng tổ chức của mình, khả năng lên kế hoạch bằng việc cùng bạn bè tự tổ chức 1 chuyến đi có thể đi phượt, từ thiện…


5. Gặp gỡ gia đình, người thân

Đây là một việc không thể bỏ qua khi nghỉ hè. Tuy nhiên cần bố trí thời gian hợp lý vì có nhiều bạn dùng hầu hết thời gian nghỉ hè để về quê.

Để phát huy hiệu quả thời gian nghỉ hè, để học tập được nhiều điều bổ ích nhất sinh viên cần bố trí thời gian một cách hiệu quả. Đây cũng là một việc cần phải rèn luyện mới thành thạo được nhưng khi các bạn làm tốt thì hiệu quả sẽ rất cao. Sử dụng thời gian hiệu quả chính là bí quyết của những người thành công, tạo nên sự khác biệt so với phần còn lại. Những người thành công nhất, những sinh viên năng động giỏi giang nhất là những sinh viên học tập, làm việc ngay cả khi nghỉ hè hoặc nghỉ lễ.
 
Theo
Tạ Đức Tâm / Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Các bạn sinh viên, các bạn đang lo lắng điều gì? Sau khi các bạn "oánh nhau" sứt đầu mẻ trán để bước vào cổng trường Đại học thì sau 4 năm các bạn sẽ làm gì tiếp theo?. Bài viết này sẽ dành cho những bạn sinh viên tay trắng (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và 5 QUAN NIỆM SAI LẦM của các bạn sẽ khiến các bạn THUA TRONG "CUỘC CHIẾN" TÌM VIỆC.

 

1. PHẢI CÓ MỐI QUAN HỆ MỚI CÓ VIỆC LÀM:

Các bạn có bao giờ thử lên Google và search chữ "Việc làm", "Tuyển dụng" chưa? Tôi cam đoan với bạn có rất rất nhiều công việc được các Công ty đưa lên các trang mạng việc làm như Vietnamwork hay Careerlink.v.vv.v vậy nếu như phải có một mối quan hệ với anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nào đó, thì tại sao họ phải đăng những tin tuyển dụng này lên mà không tuyển dụng nội bộ hoặc chờ những anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nọ giới thiệu bạn vào? Tôi đồng ý nếu như bạn có mối quan hệ thì mối quan hệ này sẽ ít nhiều giúp bạn có lợi thế trong quá trình xin việc nhưng một Công ty tuyển bạn vào không phải để bạn ngồi đó hàng tháng và lĩnh lương (do bạn có quan hệ), mà bạn PHẢI TẠO RA GIÁ TRỊ CHO TỔ CHỨC ĐÓ, tức là sự hiệu quả trong công việc. Như vậy, yếu tố cốt lõi khiến nhà tuyển dụng chọn bạn chính là bạn có những KỸ NĂNG, TỐ CHẤT TỐT NHẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐÓ. Cơ mà làm thế nào để có những kỹ năng đó, làm thế nào để xác định được các yếu tố mà một Công ty cần ở bạn? Tôi sẽ bật mí cho các bạn vào các bài viết sau

2. PHẢI MẤT TIỀN MỚI CÓ VIỆC LÀM:

Tôi không bàn luận về việc có hay không tình trạng chạy việc, giả sử nếu bạn chấp nhận bỏ ra vài chục triệu hoặc trăm triệu để mua về một công việc với mức lương hàng tháng là vài triệu, thì phải công nhận bạn là một Nhà đầu tư quá tồi tệ. Bạn sẽ mất bao lâu để hòa vốn???? Bản chất của xin việc là bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng lý do mà họ phải thuê bạn, nó giống với việc bạn sẽ phải coi bạn là một "món hàng" và nhà tuyển dụng là "người mua" như vậy trong mối quan hệ này Nhà tuyển dụng sẽ phải bỏ tiền ra để mua kỹ năng, trình độ của bạn chứ không phải chiều ngược lại. Hãy nhớ một nguyên tắc, nếu bạn được trả lương là 5tr thì ít nhất bạn phải tạo ra giá trị nhiều hơn hoặc rất nhiều hơn số lương đó, lương càng cao tức là bạn phải có những kỹ năng, trình độ đặc biệt chứ không phải do khoản "đầu tư" kia. Và đương nhiên bài viết này không dành cho những thiếu gia chịu đầu tư để kiếm việc như tôi vừa nói bên trên

3. CÒN TẬN 4 NĂM ĐẠI HỌC CƠ MÀ CỨ TỪ TỪ...:

Bạn đã nghe câu "Thời gian trôi như chó chạy ngoài sân" chưa?. Nếu bạn đã đọc đến đây rồi thì bạn hãy thử tự kiểm tra lại xem nhưng năm tháng học đại học vừa rồi bạn làm được những gì? Tình trạng chung của các bạn là LƯỜI, như tôi đã nói ở Điều 2, các bạn phải có kỹ năng, kiến thức và tố chất để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc đó. Tôi thường thấy các bạn ghi trong CV mục Định hướng nghề nghiệp rằng "Muốn được tuyển dụng để học hỏi" hoặc "Trong năm tới sẽ cố gắng học hỏi để đáp ứng công việc". Tôi tiết lộ cho các bạn biết một bí mật khủng khiếp rằng đây là một sai lầm khi các bạn viết CV (cách viết CV tôi sẽ viết vào một ngày khác), Công ty đó không cần tuyển một học sinh đến để học việc mà họ muốn tuyển một người LÀM ĐƯỢC VIỆC, tức là bạn phải chứng minh được kỹ năng, trình độ của bạn hoặc ít nhất bạn phải chứng minh được bạn có khả năng nắm bắt và đáp ứng tốt công việc trong thời gian ngắn (cái này gọi là tố chất) và nếu bạn chờ sau khi ra trường mới tích lũy những thứ này thì đã quá muộn. Hãy tận dụng 4 năm học đại học để tích lũy các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức để sau khi ra trường bạn có đủ "vũ khí" để đi xin việc.

4. CHỈ CẦN CÓ BẰNG ĐẠI HỌC LÀ XIN ĐƯỢC VIỆC:

Ngày trước khi bạn thi vào đại học chắc bạn có nghiên cứu cái gọi là tỷ lệ chọi rồi chứ? đi xin việc cũng như vậy và chỉ khác là tỷ lệ chọi sẽ là 1 đấu vài chục hoặc 100, thậm chí là vài trăm, lương càng cao thì tỷ lệ chọi càng cao. Bạn hãy xem xin việc là một cuộc chiến và bạn phải xác định đối thủ của bạn là ai? bạn có những vũ khí gì để chiến đấu và chiến thắng?.

Bằng đại học là một vũ khí nhưng đáng tiếc nó lại là vũ khí mà...ai cũng có, còn đối thủ của bạn là ai? đối thủ của bạn là những sinh viên mới ra trường như bạn, là những người đi du học về, là những người đã có kinh nghiệm đi làm 2-3 năm, là những người có quan hệ (nói ở Điều 1), là những người có tiền (nói ở Điều 2)..v..v..Vậy bạn làm thế nào để chiến đấu và chiến thắng? Câu trả lời là hãy chọn công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ và khả năng mà bạn có và bạn phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng trình độ này ngoài tấm bằng đại học để bạn có thể cạnh tranh được trong cuộc chiến xin việc này.

5. CÔNG TY NÀO CŨNG ĐÒI HỎI KINH NGHIỆM:

Về lý thuyết là đúng như vậy nhưng các bạn thường quan niệm có kinh nghiệm tức là đã ra trường và đi làm, đây là một sai lầm. Có kinh nghiệm ở đây được hiểu bạn đã từng đi làm công việc tương tự hoặc làm những công việc mà đòi hỏi những kỹ năng tương tự công việc mà bạn đang ứng tuyển, vậy tại sao bạn không tích lũy kinh nghiệm trong quãng thời gian 4 năm học ĐH? Có rất nhiều công việc bán thời gian dành cho sinh viên, các bạn hãy chăm chỉ, chịu khó và phải xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu đó là TÍCH LŨY KINH NGHIỆM không phải là kiếm tiền (đây là lý do thứ yếu). Những công việc bán thời gian như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên chạy bàn...đây là các công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, chỉ đòi hỏi sự chịu khó của các bạn (nếu không thì họ đã không tuyển bán thời gian cho SV), các bạn chỉ mất công để học mà lại được tiền, vậy tại sao các bạn còn chưa thử?

LỜI KẾT: Bản chất của xin việc là một quá trình bán hàng mà bạn là "món hàng" còn nhà tuyển dụng là "người mua hàng", bạn hãy lên một kế hoạch trong 4 năm đại học để tạo ra giá trị gia tăng cho "món hàng" càng nhiều càng tốt và sau đó hãy học cách truyền thông cho "món hàng" đó (đi xin việc).

Hãy share nếu bạn thấy có ích và hãy comment những điều bạn lo lắng và thắc mắc, tôi sẽ chia sẻ tiếp trong các bài viết sau.

- st