Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Chính sách hội nhập mang lại không ít thuận lợi nhưng cũng kèm theo những khó khăn. Việt Nam từ trước giờ có ưu thế với nguồn lao động dồi dào và giá rẻ thì nay đã mất đi ưu thế đó.
Hàng năm, nước ta có từ 1.5 đến 1.7 triệu người nhập vào lực lượng lao động, nhìn chung thì lượng cung lao động ở Việt Nam cao hơn so với lượng cầu. Tuy nhiên phần lớn lượng lao động này lao động phổ thông mà chưa qua đào tạo, chất lượng cũng không đồng đều giữa các vùng. Cùng với chính sách hội nhập, các công ty nước ngoài tràn vào Việt Nam  với mức lương rất hấp dẫn, khiến cho cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lương cao ngày càng trở nên gay gắt.
Cụ thể ta có các số liệu sau: 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kĩ năng nghề nghiệp. Hơn nữa nguồn lao động của Việt Nam vẫn tập trung ở nông nghiệp là chính, chỉ có 20% nguồn lực tập trung ở công nghiệp, 26% ở dịch vụ.
Mặc dù quan trọng nhưng thiếu rất nhiều
Mặc dù thiếu nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao đang đóng vai trò quan trọng trong thời buổi hiện nay:
-      Là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội
-      Là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HDH
-      Là điều kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội
-      Là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Khi các dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đổ về ngày càng nhiều thì vô hình chung nguồn lao động dồi dào và giá rẻ đã không còn là thế mạnh nữa. Khi mà yêu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học-công nghệ đang cao thì thách thức đặt ra cho một nền giáo dục có thể đáp ứng được xã hội là một vấn đề thiết yếu.
Theo con số mà nhà nước Việt Nam đang đưa ra, nguồn nhân lực với phẩm chất cao của cả nước đến đây vẫn thiếu hụt trầm trọng , con số đã lên tới 1 triệu rưỡi. Tình trạng khan hiếm càng tăng cao khi các dự án nước ngoài đổ về.
Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 35 đến 40% nhu cầu nhân sự bậc cao của các doanh nghiệp. Tỉ lệ giám đốc doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ chỉ là 2.99%, đại học là 37.82% và cao đẳng là 3.56% trong khi đó trình độ trung học chuyên nghiệp là 12.33% và cấp 3 trở xuống chiếm 43.30%. Nguyên nhân vấn đề là do:
-      Giáo dục Việt Nam còn xa lạ với thực tế, chưa nắm bắt được những thay đổi của thị trường
-      Thiếu đào tạo những kỹ năng cơ bản như kĩ năng lãnh đạo, quản lý, giao tiếp…
-      Thiếu đào tạo nhân cách, đạo đức nghề nghiệp và những văn hóa doanh nghiệp cần thiết.
Thách thức nào cho giáo dục đại học
Nói về giáo dục Việt Nam, GS Thomas J.Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam:
-      Một là, bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao.
-      Hai là, việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất lượng cao hơn hiện có.
-      Ba là, Việt Nam có thể cải cách từ từ cũng có thể dẫn tới thành công.
-      Bốn là, thực hiện kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo.
-      Năm là, các tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay.
Nói về giải pháp, người ta nhắc tới mô hình UCC (University-Center-Company). Những đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được triển khai ở trường đại học và nơi áp dụng là các doanh nghiệp. Trường đại học không phải là nơi làm những đề tài rất to tát rồi lại cất vào tủ phủ bụi, sau đó cất công đi tìm kiếm các doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ. Giáo sư Nguyễn Hữu Việt Hùng đã nói:”Cần có nghiên cứu khoa học thực sự chuyên nghiệp trong trường đại học” bởi lẽ nếu không có nó đơn thuần chúng ta chỉ đang dạy dỗ sinh viên cấp 4. Điều này dường như vẫn đang gặp rất nhiều hạn chế khi mà vấn đề tài chính vẫn còn đang eo hẹp. Dường như họ đã quên rằng nghiên cứu khoa học là điều tối quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho một trường Đại học.
Nghiên cứu khoa học vẫn còn đang gặp nhiều vấn đề, cần lắm những hỗ trợ từ phía nhà nước, từ các cơ quan, công ty hỗ trợ, nhưng trên hết là thái độ từ phía các trường Đại học, họ cần nhìn nhận đúng hơn về vấn đề nghiên cứu khoa học.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét