Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Nghề quản lý nhân sự đang là một trong số các nghề hot thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ. Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi? Điều này thật không dễ dàng gì, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, nỗ lực cố gắng của bạn. Muốn vậy, cần lưu ý các điểm mấu chốt sau:

1. Xác định rõ mối quan tâm của nhân viên

Bạn hiểu rõ nhân viên của bạn quan tâm đến điều gì, thế mạnh thực sự của họ là gì điều đó sẽ giúp bạn định hướng mục tiêu cho nhân viên của mình tốt hơn. Từ đó khả năng đạt được công việc mà bạn đề ra cho các nhân viên này là rất cao, họ còn hiểu rằng, hướng tới mục tiêu chung của tập thể cũng là hướng tới mục tiêu của chính họ.

2. Điều chỉnh mục tiêu và kỳ vọng kinh doanh

Tất nhiên mọi kế hoạch kinh doanh cũng như mọi kỳ vọng của nhân viên không phải lúc nào cũng được đáp ứng đây đủ. Năm rõ kỳ vọng và mục tiêu của các nhân viên, bạn cũng cần phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh của cả tổ chức và của chính bản thân nhân viên đó cho phù hợp và khả năng đạt được là cao hơn. Khi đạt được mục tiêu và kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên hơn.

3. Thường xuyên thảo luận với nhân viên về mục tiêu tổ chức

Việc thảo luận, trao đổi giúp các nhân viên hiểu rõ mục tiêu chung của tổ chức. Khi nắm được mục tiêu chung của tổ chức, bạn hãy để nhân viên của mình tự đặt ra mục tiêu của họ dựa trên mục tiêu chung. Bởi việc áp đặt mục tiêu cho nhân viên theo ý kiến của bạn nhiều khi sẽ gây phản tác dụng khiến bản thân nhân viên không thoải mái về mặt tư tưởng và nhiều khi còn rất bị động. Dựa trên mục tiêu chung của tổ chức mà bạn đề ra và mục tiêu mà nhân viên thiết lập bạn cũng cần thảo luận lại với nhân viên để có sự điều chỉnh và thống nhất cần thiết các mục tiêu đã định.

4. Xác định các nguồn lực hỗ trợ để đạt mục tiêu

Tính khả thi sẽ cao hơn rất nhiều nếu bạn giúp các nhân viên xác định rõ mục tiêu và các nguồn lực hỗ trợ để đạt được mục tiêu đó. Ngay cả khi nguồn lực hỗ trợ để đạt mục tiêu đó là bạn.

5. Thường xuyên giám sát quá trình làm việc và hiệu quả công việc của nhân viên

Việc giám sát và hỗ trợ thường xuyên trong quá trình làm việc của nhân viên sẽ giúp người lãnh đạo quản lý được mục tiêu của tổ chức và có những sự hỗ trợ kịp thời khi nhân viên thực hiện mục tiêu của họ.

6. Có những cuộc họp phản hồi định kỳ

Vai trò của những phản hồi định kỳ rất quan trọng trong quá trình làm việc của các nhân viên. Những góp ý, bổ sung về hiệu quả, phương pháp làm việc của nhân viên sẽ giúp nhân viên của bạn nhận rõ những điểm mạnh và hạn chế của mình trong quá trình thực hiện công việc, từ đó giúp họ có những điều chỉnh phù hợp giúp khả năng hoàn thành công việc tốt hơn.
Để trở thành người quản lý nhân sự giỏi

7. Huấn luyện giúp nhân viên hoàn thành công việc

Không phải nhân viên nào và ngay cả chính bạn đã có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Khi xác định, định hướng mục tiêu cho nhân viên, trong quá trình giám sát nhân viên thực hiện công việc hoặc trong quá trình hỗ trợ bạn cũng cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên trong cũng như bên ngoài tổ chức. Nếu kịp thời được trang bị các kỹ năng cần thiết, nhân viên của bạn sẽ thực hiện mục tiêu công việc tốt hơn.

8. Đánh giá tóm tắt mục tiêu làm việc của nhân viên

Bạn đừng bao giờ bỏ qua bước này nhé, việc đánh giá tóm tắt mục tiêu của nhân viên sau khi đã có đầy đủ các yếu tố như nguồn lực hỗ trợ, hiểu biết về năng lực của nhân viên sẽ giúp khả năng thực hiện được mục tiêu cao hơn. Nếu mục tiêu không có tính thực tế, hoặc có vấn đề gì đó còn chưa ổn, bạn có thể góp ý bổ sung kịp thời.
Rõ ràng, thiết lập mục tiêu làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có thể thực hiện dễ dàng hơn nhiệm vụ của mình. Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn loại bỏ những phản ứng bất lợi đồng thời phát huy khả năng và sự nhiệt tình công việc của nhân viên.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét