Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Chuyện là thế này, mình bắt đầu tìm hiểu về Emirates từ 1 năm trước và quyết định thi tuyển Emirates lần thứ nhất khi chuẩn bị tốt nghiệp Đại học (tức là vào tháng 4 -2014), hồi đó mình vượt qua 6 hay 7 vòng thi để vào đến vòng phỏng vấn trực tiếp Face to Face với bên tuyển dụng nhân sự của Emirates, vượt qua được cả trăm zai xinh gái đẹp để vào đến vòng cuối cùng còn có 13 người, lúc đó mình tự tin nghĩ rằng “Kiểu gì mình chẳng được chọn, Emirates không chọn mình thì còn chọn ai nữa!!!” = )))))))) Mình vào phỏng vấn, vô cùng tự tin, trả lời liến thoắng, lưu loát, đến cuổi buổi lại còn nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha vs cô HR Emirates vì cô í người Tây Ban Nha, khi tạm biệt cô đó còn khen mình “ Esmeralda, I really like you, I wish you all the bests”.

Đấy, sau khi phỏng vấn, tự tin lên cao ngất trời, nghĩ chắc mẩm kiểu gì cũng đỗ, chờ ngày được nhận Golden Call thôi là ta tạm biệt Việt Nam rồi phé = ))))))) Và rồi sau 1 tháng, mình nhận được 1 cái email của Emirates đại ý nói rằng “Your application was unsuccessful on this occasion”, vô cùng ngắn gọn và xúc tích nhưng mà nó quá ngắn so với những gì mình chờ đợi, lúc đó chẳng biết diễn tả cảm xúc ra sao, khóc cũng không khóc được vì quá shock vì mình chưa bao giờ có suy nghĩ trong đầu là sẽ trượt. Sau đó thì mình rơi vào trạng thái stress và trầm cảm nặng trong 1 thời gian dài vì hầu như trước đó chưa bao giờ mình thất bại trong bất cứ việc gì, việc mình thi trượt Emirates là 1 cú shock quá lớn vì căn bản mình rất thích Emirates và luôn muốn làm việc cho Emirates, mình yêu cái mũ đỏ, yêu cái khăn trắng, yêu sự thanh lịch, tinh tế mà TVHK Emirates mang lại, luôn mong muốn được khoác lên mình bộ đồng phục của Emirates… Hơn nữa ngày đó, cái tôi của mình quá cao và cũng hiếu thắng vì chưa bị thất bại bao giờ nên luôn đánh giá quá cao bản thân.

Việc Emirates đánh trượt mình lần đó, khiến mình nhận ra rất nhiều điều và thực ra cũng thấy biết ơn Emirates ghê gớm vì đã làm vậy, mình trưởng thành hơn rất nhiều, biết bản thân thiếu gì và thừa gì, cần phải cân bằng như thế nào. Khi làm bất cứ việc gì, bao giờ cũng phải cẩn trọng, nghĩ đến 2 trường hợp, 1 là thất bại, 2 là thành công, và phải chuẩn bị sẵn tâm lý dự phòng cho cả 2 trường hợp, hơn nữa không bao giờ được đánh giá quá cao bản thân, tự tin là tốt nhưng không được quá đà vì bạn giỏi nhưng cũng có rất nhiều người giỏi như bạn, thậm chí còn giỏi hơn bạn, và bạn cũng chỉ là 1 trong những lựa chọn của họ (đặc biệt đúng với những tập đoàn lớn). Tiếp đến khi bạn muốn nộp đơn xin việc vào bất cứ công việc nào, thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ về công việc đó trước đã, bạn có thể đặt vị trí của mình vào nhà tuyển dụng, nếu bạn là họ thì bạn sẽ cần những người có phẩm chất và tính cách như thế nào để đáp ứng nhu cầu cho công việc đó? Và nên nhớ là lúc nào bạn cũng phải khiêm tốn, và nhã nhặn đặc biệt với những công việc liên quan đến lĩnh vực dịch vụ

Và thế là sau khi thi trượt Emirates lần 1, sau 1 thời gian dài shock và trầm cảm không hề nhẹ thì mình tự giác ngộ ra “ ÁNH SÁNG CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG”, rồi mình bắt đầu “LÀM LẠI CUỘC ĐỜI” = ))))), mình thi tuyển vào 3 nơi: Hãng Hàng không EVA AIR của Đài Loan, FPT IS và ĐSQ Chile cùng 1 thời điểm, và rồi mình nhận được cả 3 offers , cả 3 công việc đều rất tốt và rồi mình quyết định chọn ĐSQ Chile Mình rất yêu ĐSQ Chile, yêu môi trường nhẹ nhàng, dễ chịu thoải mái tuy nhiên vì trái tim mình luôn bị in hằn cái tên Emirates nên dĩ nhiên mình phải đi theo tiếng gọi của trái tim

7 tháng sau mình nộp hồ sơ thi tuyển Emirates lần 2, lần thi lại này còn mệt mỏi hơn lần thi đầu vì họ thay đổi 1 số vòng thi mình không nhớ rõ, có chừng 7-8 vòng gì đó, tuy nhiên do mình thi đến 2 lần rồi nên các bạn cứ yên tâm với lời khuyên của mình nhé = )))))) Lần thi này, shock một cái là vòng đầu tiên là “loại trực tiếp” luôn mới ghê, ứng viên xếp thành 2 hàng rồi từng ng đến đứng trước mặt 2 cô í, chào hỏi, hỏi thăm lung tung (có chừng hơn 100ng, tính cả vòng sơ loai chắc phải 200). 2 cô tuyển dụng của Emirates bảo “Chúng tôi chỉ hỏi các bạn sơ qua về thông tin cá nhân thôi”, ấy thế mà xong 1 cái 2 cô ý chơi luôn cho câu “Bây giờ mời các bạn ra ngoài đợi, chúng tôi sẽ bắt đầu loại luôn” = )))))))))))))))) . Mặt ứng viên lúc đấy, đứa nào cũng nghệt ra, không hiểu chuyện gì đang xảy ra luôn : ))), rồi sau vòng đầu, chừng 10-15ng bị loại, vậy kinh nghiệm rút ra là gì ?????

+ Bạn luôn phải nở nụ cười tươi, thân thiện và chuẩn mực
+ Đối vs các bạn nữ, tóc tai phải búi gọn gàng, trang điểm cẩn thận và đánh son đỏ - màu son của Emirates, các bạn nam, phải cạo râu, cắt mong tay và vuốt gel tóc.
+ Trang phục công sở, không được mặc váy ngắn.
+ Đừng đi giầy quá cao vì nếu bạn vào đến vòng gần cuối cùng thì bạn sẽ phải thi 12 tiếng (từ 8h sang đến 8h tối) vậy nên đừng đi giày cao

Vòng thi thứ 2, bạn sẽ được ghép cặp với 1 hoặc 2 ng tạo thành 1 nhóm, sau đó bạn sẽ được nhận 1 bức hình trong đó có 1 đồ vật và người ta yêu cầu nhóm bạn hãy sáng tạo ra 2 cách dung khác của đồ vật đó, sau 5 phút bạn sẽ phải trình bày trước mọi người về ý tưởng. Dĩ nhiên yếu tố sang tạo được đề cập đến trong vòng này tuy nhiên cái quan trong hơn là ng ta sẽ quan sát bạn làm việc vs 1 nhóm nhỏ như thế nào, cách bạn giao tiếp, làm quen với mọi ng và trao đổi ý tưởng ra sao. Vòng thi thứ 3 cũng vậy, cũng là làm việc nhóm, thực ra họ có khá nhiều vòng thi làm việc nhóm, vì căn bản TVHK là nghề phải làm việc nhóm cực kì nhiều, thế nên bạn cần phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn hợp tác, đưa ra ý kiến và kể cả phủ định ý kiến của ng khác ra sao. Chắc ai cũng biết làm việc nhóm thì bao giờ cũng phải tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của tập thể, khiêm tốn và giúp đỡ người khác, tuy nhiên thực hiện thì không phải dễ khi mình thi có nhiều bạn “chăm phát biểu” lắm nhưng toàn bị loại thôi, mình nghĩ có thể họ nói quá nhiều, không đúng trọng tâm, cũng như không để cho người khác đưa ra ý kiến và cũng một phần muốn thể hiện là họ biết nhiều. Tuy nhiên, điều đó nếu áp dụng vào làm việc nhóm và đặc biệt với những yêu cầu mà Emirates đặt ra thì bạn fail là cái chắc. Vậy nên kinh nghiệm là gì:

+ Không nên phát biểu quá nhiều, nói vừa phải, đúng trọng tâm và phải để thời gian cho người khác nói, nếu muốn cắt ngang hay phản bác thì cũng phải nói 1 cách lịch sự ví dụ “ Sorry for interrupting you hoặc I partly agree with your idea..”

+ Khi bạn cùng nhóm của bạn đưa ra 1 ý tưởng hay thì nên tán thưởng và khích lệ cũng như ủng hộ, dĩ nhiên các bạn đang cạnh tranh với nhau để được chọn, tuy nhiên cách bạn thể hiện sự khích lệ với ng khác cũng vô cùng quan trọng vì sau này bạn sẽ làm việc theo nhóm, mà muốn hiệu quả thì phải có những cách động viên nhau hợp lý.

+ Khi ai đó phát biểu, thì bạn nên lắng nghe, đừng bị lơ đãng cũng như nói chuyện riêng vì như vậy là thiếu tôn trọng người khác.

Sau vòng thi làm việc nhóm đầu tiên sẽ là vòng đo chiều cao và tầm với, kiểm tra sẹo và hình xăm. Vòng này cũng có người bị loại đó nhé, các bạn đừng có xem thường, bạn cùng lớp mình nói bên Ý, bạn nó với ko đủ chiều cao cũng bị loại luôn đó. Tầm với tối thiểu cần là 2m15, rồi sẹo thì không được lộ quá rõ, quá to, không được có hình xăm ở những phần cơ thể lộ ra khi mặc đồng phục.

Vòng thi tiếp theo là tiếng Anh, 1 bài test làm trong 30 phút hay sao í, mình không nhớ rõ, nhưng mà mình thấy Test tiếng Anh của Emirates còn dễ hơn Test Tiếng Anh của EVA air. Nhưng mà vẫn có người trượt nha, nên bạn phải cẩn thận và tốt nhất là nên có nền tảng tiếng Anh vững vì sau này sang đây học mệt lắm, bạn mà không vững thì còn khổ hơn nhiều.

Vòng thi cuối cùng của ngày đầu tiên (áp chót) là làm việc nhóm , họ sẽ cho các bạn 1 đề thi chung, xếp các vào nhóm lớn hơn và để tất cả cùng phát biểu ý kiến, trình bày ý kiến, sau đó thì họ sẽ hỏi từng người một xoay quanh vấn đề đó, vòng thi này giống như là thi 2 vòng kép í : ))) dài và hại não. Hãy áp dụng tất cả lời khuyên của mình ở vòng làm việc nhóm đầu tiên.

Và rồi sau tất cả những vòng thi bên trên, đến cuối ngày tức 8h tối, từ con số hơn 100ng, bạn sẽ chỉ thấy còn lại tầm 13, 14 người vào vòng phỏng vấn trực tiếp, ai nấy cũng phờ phạc, mệt mỏi vì 1 ngày quá dài và áp lực.

Với những người còn lại, Emirates sẽ chia các bạn thành 2 nhóm phỏng vấn trong 2 ngày khác nhau, vì họ phỏng vấn mỗi người trực tiếp trung bình trong thời gian 1 tiếng. Mình trong 2 đợt thi đều xin đăng kí phỏng vấn luôn ngay sau hôm thi để còn bay về HN : )) (Èo, nghĩ lại thấy tốn kém ghê, 2 lần bay vào tốn đến hơn chục triệu chứ có ít đâu). Quay lại vấn đề chính, vòng thi cuối cùng này vô cùng quan trọng, vì các đối thủ đều vô cùng mạnh, bạn phải chuẩn bị trước ở nhà những câu hỏi mà ngta có thể sẽ hỏi bạn, nhưng mà nhớ là đừng có trả lời như cái máy nếu trúng tủ nhé = ))))

Thường thì họ sẽ hỏi về công việc cũ của bạn cũng như 1 số vấn đề trong cuộc sống của bạn, ví dụ: Hiện tại bạn đang làm gì, yêu công việc của mình ko? Vì sao? Bạn đã bao giờ gặp khó khăn gì trong công việc chưa, hay thành công của bạn trong công việc đó là gì? Sở thích của bạn là gì? Tại sao lại chọn Emirates? Họ hỏi rất nhiều, hỏi trong 1 tiếng liền cơ mà, bạn nên trả lời làm sao để họ thấy rằng tính cách của bạn phù hợp với công việc này cũng như bạn có đủ phẩm chất để trở thành 1 TVHK đại diện cho hình ảnh của Emirates. Hãy chứng tỏ tình yêu, sự tôn trọng và niềm đam mê của bạn với công việc này. VÀ THẾ LÀ BẠN SẼ ĐƯỢC CHỌNNNNNNNNNNNNNNNNN……………………

Mình nghĩ không riêng gì với mình mà đối với những anh/chị/ bạn bè đã từng thi và trúng tuyển Emirates thì được chọn vào công việc này và sang Dubai học tập làm việc là 1 điều không hề dễ dàng kể từ khi thi tuyển đến khi đi làm, họ tạo điều kiện cho các bạn thuận lợi như thế nào thì cũng sẽ muốn bạn đáp ứng lại cho họ tương đương như vậy trong công viêc. Hãy nhớ là làm Tiếp viên Hàng Không, không phải là 1 công việc dễ dàng , đẹp đẽ, nhẹ nhàng và thanh lịch như những hình ảnh bên ngoài khi bạn nhìn thấy, đặc biệt nếu bạn làm cho Emirates thì bạn sẽ càng thấy trách nhiệm của mình lớn đến thế nào. Khi sang đào tạo bên này đã có nhiều ng khóc vì áp lực và stress, mình cũng không ngoại lệ, rồi có những người bỏ về ngay từ những ngày đầu tiên đào tạo.

Thế nhưng nếu bạn đã yêu nghề TVHK thì hãy can đảm theo đuổi và khi thức sự gia nhập vào môi trường này thì “ Hãy yêu nó theo cách riêng của bạn, hãy can đảm bay trên bầu trời và khám phá thế giới. Đừng phí hoài tuổi trẻ bạn nhé!”

(Quên mất, thi lại lần 2 mình đỗ nhé : )) vậy nên bây giờ mới ngồi đây viết chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn nè, hẹn gặp các bạn tại Emirates nha ♥)
Thân,
Lan Anh

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Sưu tầm: đơn xin việc tiếng anh

“Lương 50 triệu nhưng mừng tuổi chỉ 20 ngàn”

Tết năm nào cũng nghe mọi người phàn nàn chuyện tiền bạc lì xì. Cá nhân tôi thấy tục mừng tuổi ngày một bị biến tướng, vật chất hóa một cách tầm thường mới khiến mọi người thở than nhiều đến vậy.

Mở hàng tết là gì? Là chỉ cần một tẹo tiền đựng trong phong bao đỏ với ý nghĩa mong người nhận gặp nhiều may mắn. Còn nhớ ngày tôi còn bé, ông nội thường mừng anh em tôi những đồng xu có khi toàn tiền cổ. Nhưng thật sự đứa nào cũng nô nức vô cùng, đem ra khoe với nhau rồi lấy để làm trò chơi. Sau đó lại mang về nhà giữ cẩn thận như người biết suy nghĩ giữ vàng vậy.

Ngày đó tiền thiên lí với trẻ con là niềm vui, sự hào hứng đích thực. Còn nghĩ thời hiện thời mà chán nản, tết đi đến đâu cũng gặp cảnh con nít xé bao mừng tuổi vứt toẹt đi. Với chúng cái thứ bao màu đỏ sặc sỡ đó đã không quan trọng bằng thứ đựng bên trong. Tôi đến nhiều nhà còn chứng kiến cảnh con trẻ đòi tiền thiên lí hoặc tỏ thái độ ngay trước mặt khách khi không vừa ý với số tiền nhận được.

Trẻ thơ đã vậy, đến người lớn cũng biến tục lệ mang ý nghĩa tốt đẹp này thành gánh nặng cho mình. Muốn được tiếng oai, sợ họ hàng dè bỉu nên cứ tự mình tăng dần số tiền lì xì theo mỗi năm, coi tiền mở hàng như giá trị hàng hóa vậy.



Bản thân tôi, dù có công việc trên cả tốt, có địa vị xã hội nhưng tôi chưa một lần nào hùa theo cõi trần. Lương bổng dù có tăng theo cấp số nhân thì tiền lì xì của tôi vẫn giữ nguyên giá trị độc nhất vô nhị, nếu có tăng cũng chỉ một tẹo gọi là.

Các cháu chắt họ hàng cả bên nội lẫn bên ngoại nhà tôi rất đông, nhưng với đứa nào tôi cũng chỉ mừng hai tờ mười nghìn màu đỏ. Mấy năm về trước còn mừng có 5 nghìn và 10 nghìn đồng thôi. Tôi biết người ta dèm pha sau lưng tôi nhiều lắm, nào là giàu mà ki bo…thế nọ thế kia. Nhưng đến khi nhà họ có công có việc, tôi sẵn sàng viện trợ kể cả hàng trăm triệu. Dần dần họ tự hiểu tôi không phải một kẻ như thế.

Tôi cũng nói thẳng với anh em họ hàng của mình, rằng mình là người trưởng thành thì phải kiểu mẫu. Những cái gì nó thuộc về truyền thống thì hãy cố giữ cho nó tốt đẹp để con cháu còn học theo. Tiền lì xì ngày tết nhiều hay ít nó không biểu thị mình là người như thế nào, cũng như tôi mở hàng ít nhưng không có tức thị tôi ki bo. Quan yếu là những ngày thường chúng ta đối xử quan tâm nhau như thế nào, còn việc người trưởng thành quá coi trọng chuyện tiền bạc mừng tuổi thì chỉ khiến làm hư bọn trẻ mỏ mà thôi.

Cũng may tôi là người có ngôn ngữ trong họ, mọi người thân tôi ai nấy nghe cũng đều gật gù cho là phải. Thế nên không cần biết trần giới chạy đua nhau tiền mở hàng to nhỏ thế nào, họ nhà tôi vẫn giữ nguyên được nét văn hóa truyền thống của tục mừng tuổi ngày tết. Con nít nhận được phong bao chúng không bao giờ bóc ra luôn, mà cứ cầm trên tay ngắm nghía, tỏ vẻ rất ham thích.

Tiện đây trò chuyện mấy bạn hay kêu ca, Cả nhà đừng quan hoài người khác nói gì hay nghĩ gì. Mình nghĩ sao thì hãy cứ làm vậy. Ai chê ai cười Anh chị em, kể cả ba má chồng, cứ bảo thẳng họ “là đồ mất gốc”, về tìm hiểu lại xem tục lì xì nó có ý nghĩa gì. Không thì cho họ xem bài san sớt của tôi và bảo với họ rằng, đến lương 50 triệu mà người ta vẫn còn mở hàng có 20 ngàn đấy.

Mạnh Kiên (Thái Nguyên)

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Vấn đề mà sinh viên mới tốt nghiệp luôn đau đầu và trăn trở đó là nên tìm việc làm ở đâu, xin việc ở đâu khi kinh nghiệm chưa có và chưa được cọ xát với thực tế bao giờ.

Công ty tư nhân Việt Nam

Hiện nay, môi trường làm việc trong các công ty tư nhân Việt Nam khá đa dạng và đang ngày càng thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn. Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, bắt đầu chuyển đổi bộ máy từ các phòng – ban chuyên trách sang cơ chế hoạt động theo dự án, theo nhóm năng động và linh hoạt hơn

Đặc biệt đáng chú ý là các công ty start – up, nhỏ và vừa. Chính không gian làm việc gần gũi và thoải mái tại đây là điều thu hút sinh viên mới ra trường. Đồng thời, các công ty này khá linh hoạt và đơn giản trong việc đề ra các quy tắc và cách quản lý văn phòng. Bởi vậy, nhân viên có thể dễ dàng gặp người quản lý cao nhất khi gặp vấn đề cần tháo gỡ. Mối quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý và nhân viên vì thế cũng trở nên thân thiện hơn nhiều.

Công ty nước ngoài, liên doanh

Làm việc cho một công ty nước ngoài, công ty liên doanh hiện nay đang là xu hướng lựa chọn của nhiều sinh viên mới tốt nghiệp và muốn cọ xát thực tế. Nhắc đến doanh nghiệp nước ngoài hay tập đoàn đa quốc gia là đề cập tới những cỗ máy thông minh, được lập trình sẵn, mỗi nhân viên là một mắt xích vận hành công việc theo đúng quy chuẩn định sẵn.

Hình ảnh một doanh nghiệp với tác phong làm việc chuyên nghiệp, mức lương hậu hĩnh, nhiều cơ hội thăng tiến và định hướng nghề nghiệp rõ ràng luôn là ước mơ của nhiều sinh viên kể từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Nhưng, vượt qua hàng trăm ứng viên trong một cuộc chơi dài hơi là điều không hề dễ, chưa kể đến khả năng đáp ứng về trình độ ngoại ngữ, kĩ năng xử lí tình huống, các kĩ năng mềm,… Một điều chắc chắn là, áp lực công việc tại đây là không hề nhỏ, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt ngay từ vòng nộp hồ sơ.

Tổ chức phi chính phủ (NGOs)

Điều kiện tiên quyết khi làm cho các NGOs là một tấm bằng ấn tượng, bên cạnh trình độ ngoại ngữ tốt. Điểm hấp dẫn của các NGOs là môi trường đa văn hóa, thân thiện và hòa đồng, cùng mức lương vô cùng hấp dẫn (khởi điểm 300- 500 USD, các cấp bậc cao có thể nhận lương 5.000 – 6.000 USD mỗi tháng).

Với những người trẻ, môi trường minh bạch, hoàn toàn trong sạch với những phúc lợi xã hội ở NGOs có thể xem là một môi trường lý tưởng. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định làm quen với những chuyến công tác về những vùng sâu vùng xa, áp lực công việc khá cao với những bản báo cáo theo quy trình nghiêm ngặt, đòi hỏi tính kiên nhẫn cao,… Vì thế, công việc tại các NGOs phù hợp với những bạn trẻ ưa trải nghiệm, thích bay nhảy, có tinh thần cầu tiến và kiên nhẫn.

Chiến lược “hớt váng” nhân tài

3 tháng cuối năm là thời điểm sinh viên năm cuối các trường Đại học, Cao đẳng xếp hàng “apply” (nộp hồ sơ) vào các Chương trình Thực tập sinh, Quản trị viên tập sự,… do các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài tổ chức. Vậy, bí quyết nào khiến các công ty nước ngoài trở nên hấp dẫn trước con mắt các bạn sinh viên đến vậy?

Với kinh nghiệm và tiềm lực mạnh của mình, các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia luôn chú trọng và đề cao chiến lược thu hút và phát triển nhân sự trẻ. Họ cũng rất am tường tâm lí của lực lượng lao động đầy tiềm năng này.

Họ có các hoạt động đào tạo bài bản, một môi trường lí tưởng để phát triển bản thân. Bảng điểm, thành tích học tập không còn là tiêu chí duy nhất. Ứng viên được giao những thử thách thực tế, đóng vai các vị trí quan trọng đòi hỏi sự tổng hợp chuyên môn và các kĩ năng. Đó là những tiêu chí quan trọng hơn khi đánh giá sự phù hợp của ứng viên với phong cách làm việc của cơ quan, doanh nghiệp. Đây thực sự là một mô hình tuyển dụng nhân sự tiêu biểu cho các doanh nghiệp Việt Nam học tập.

Theo Timviecnhanh
87,45% đại biểu Quốc hội đồng ý sửa đổi điều 60 Luật BHXH năm 2014 theo hướng cho phép người lao động (NLĐ) có nhu cầu được nhận trợ cấp BHXH 1 lần khi thôi việc.

Thông tin này khiến NLĐ hết sức phấn khởi bởi Quốc hội đã thấu hiểu nỗi khổ và lắng nghe ý kiến của họ. Qua chuyện này, bài học kinh nghiệm cần rút ra khi xây dựng pháp luật liên quan đến NLĐ là phải có cách tiếp cận phù hợp, bám sát thực tiễn và quan trọng nhất là phải lắng nghe ý kiến của tổ chức đại diện cho họ: Công đoàn.

Luật BHXH năm 2014 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Các cơ quan chức năng đang ráo riết lấy ý kiến về dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật này. Qua nghiên cứu, Luật BHXH năm 2014 vẫn còn bộc lộ những bất cập, gây thiệt thòi không nhỏ đến quyền lợi NLĐ, cụ thể là cách tính tỉ lệ lương hưu hằng tháng.

Theo đó, từ ngày 1-1-2018, đối với lao động nữ, 15 năm đầu đóng BHXH được hưởng 45%, sau đó thêm 1 năm đóng BHXH chỉ được tính thêm 2% (so với hiện tại là 3%); đối với NLĐ nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm bị trừ 2% (hiện tại là 1%). Quy định này dẫn đến tỉ lệ lương hưu của lao động nữ giảm đột ngột khi so sánh giữa 2 đối tượng trước và sau năm 2018; tương tự như thế khi so sánh chế độ của NLĐ nghỉ hưu trước tuổi. Thực tế này sẽ dẫn đến việc lao động nữ ở các ngành thâm dụng lao động xin nghỉ việc hàng loạt, bởi nếu tiếp tục làm việc, tiếp tục đóng BHXH thì chế độ hưởng lại thấp hơn nếu nghỉ việc sau ngày 1-1-2018.

Do vậy, Luật BHXH phải xem xét, giải quyết bất hợp lý về chế độ khi thực hiện quy định nêu trên; cần có lộ trình hợp lý hơn đối với lao động nữ khi xác định tỉ lệ lương hưu tăng thêm của những năm đóng BHXH sau 15 năm đầu và đề nghị chỉ giảm trừ 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Bên cạnh đó, cần có biện pháp chế tài doanh nghiệp chây ì trích nộp, nợ đọng BHXH kéo dài và phải có giải pháp bảo vệ quyền lợi NLĐ tại các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn.

Đoàn Công Nguyên (quận Thủ Đức, TP HCM)
Các doanh nghiệp thường sa thải nhân viên vì họ không đủ năng lực hoặc tác phong làm việc quá yếu kém nhưng nhân viên cũng có thể tự "sa thải" họ vì công việc quá nhàm chán, chế độ đãi ngộ kém, doanh nghiệp không tốt,....Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc không báo trước. Cùng tìm ra đâu là những nguyên nhân hàng đầu khiến họ đi tìm công việc mới nhé!

1. Lương "bèo"

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên các công ty thường xuyên nghỉ việc. 80% những người trả lời cho rằng dù lý do này hay lý do khác thì tiền lương vẫn là một trong những lý do khiến họ tìm đến công việc mới. Họ đi làm để nuôi sống bản thân và gia đình, nếu công việc không thể đáp ứng những yêu cầu đó dù thực hiện rất chăm chỉ, hoàn thành thành tốt thì nhân viên sẽ cảm thấy mệt mỏi và từ bỏ chúng. Do vậy các công ty cần có chế độ lương phù hợp với từng đối tượng nhân viên, dựa vào mức độ đóng góp của từng người, tốt nhất hãy tham khảo mức chi phí dành cho người lao động cùng lĩnh vực ở đơn vị khác. Nếu có người hay thắc mắc vì sao lương thấp hãy giải thích rõ ràng cho họ, do khả năng hoàn thành công việc chỉ ở mức chấp nhận được hay không có sự đóng góp quá lớn.

2. Môi trường làm việc tồi

Một môi trường làm việc hoàn hảo phải đáp ứng hai yêu cầu: thứ nhất điều kiện làm việc tốt với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, không gian thoáng mát; thứ hai tạo cơ hội để nhân viên phát triển năng lực. Không ai muốn “bị nhốt” trong một không gian khép kín, chật chội, thiếu trang thiết bị phục vụ.Ngoài ra những người có năng lực cao thường chán công việc nếu cảm thấy nó không đủ thách thức, không tạo cơ hộ để họ phát triển nên phải tìm kiếm sự thay đổi cho mình một hướng đi mới tốt hơn.

3. Chính sách cho nhân viên không thỏa đáng

Mỗi công ty đều có chính sách dành riêng cho đội ngũ nhân viên của mình và đó làm nên văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh các tiêu chí như tiền lương, mức độ phù hợp, khả năng học hỏi, phát triển khi tìm việc thì văn hóa công ty, chính sách dành cho nhân viên là thứ khiến mọi người làm việc cho mình mà không phải đối thủ. Tuy nhiên nếu công ty nào không có chính sách hợp lý, thiết thực dành cho nhân viên, cung cấp bất kỳ quyền lợi nào cho người lao động như: nghỉ ốm, nghỉ mát, bảo hiểm, thưởng khi đạt thành quả cao, vui chơi… thì rất dễ khiến họ chán nản.

4. Quan hệ đồng nghiệp không thân thiện

Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là một trong những liều thuốc tốt nhất giúp nhân viên muốn gắn bó với công ty lâu dài. Tuy nhiên nếu sống trong một môi trường không có sự gắn kết tập thể, đồng nghiệp thường xuyên nói xấu lẫn nhau, hạ thấp uy tín, thậm chí vùi dập thì không ai muốn ở lại. Trong công việc, teamwork (làm việc nhóm) là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thành công, chỉ khi có sự hỗ trợ lẫn nhau thì công việc mới giải quyết nhanh gọn được. Những người tài giỏi, luôn có ý chí vươn lên, nỗ lực, chấp nhận thử thách, là “cục vàng” của mỗi doanh nghiệp thường rất ghét những nơi mà đấu đá nội bộ diễn ra quá thường xuyên, nhân viên dành 4/8 tiếng làm việc chỉ để nói xấu người khác.

5. Lãnh đạo kém cỏi

Sếp thiên vị, không công bằng, hay tạo ra áp lực, chỉ thích đi săm soi người khác sẽ khiến nhân viên cực kỳ khó chịu và không hề muốn làm việc dưới “trướng” của người này. Một bộ phận lớn các nhân viên nhảy việc khi được hỏi lý do đều nói rằng tính cách xấu của lãnh đạo là một trong những nguyên nhân khiến họ tìm công việc mới. Khi sếp không làm cho nhân viên tin tưởng vào khả năng lãnh đạo cũng như sự nghèo giao tiếp của mình, sự quản lý kém và bắt nhân viên làm việc vượt quá thời gian qui định, đó là lý do lớn nhất để nhân viên ra đi. Có rất nhiều câu chuyện về Sếp, bạn có thể tham khảo bài viết “6 tính cách khiến Sếp bị ghét cay ghét đắng nơi công sở”.

6. Không được lãnh đạo công nhận

Một bạn chia sẻ trên diễn đàn tìm việc làm: “Ông chủ tôi thường đoán sự việc không dựa vào dữ liệu hay thực tế. Có thể ông ấy có thực tế, nhưng ông ấy không sử dụng thực tế, và để lại một ấn tượng theo kiểu “tôi làm theo cách riêng của tôi”. Có rất nhiều con đường mới và nhân viên thà ra đi còn hơn là đi theo con đường mà họ cảm thấy chỉ là theo đuôi.”

Khi một người làm việc cật lực và hoàn thành tốt công việc, họ chỉ mong có sự công nhận từ cấp trên, nó có thể là tăng lương, tiền thưởng, thậm chí là một lời khen. Tuy nhiên thật tồi tệ khi sự cố gắng của nhân viên không được Sếp công nhận, họ cố tình lờ đi, thậm chí “ậm ừ” cho xong. Không ai muốn cống hiến sức mình cho những doanh nghiệp như vậy cả, họ sẽ nhanh chóng tìm đến một đơn vị mới tốt hơn để phát huy năng lực của mình.

7. Có nhiều lời đề nghị cho một vị trí tốt hơn

Những nhân viên giỏi, có tài năng thường là mục tiêu săn đuổi của rất nhiều công ty và dù họ đã có công việc ổn định nhưng vẫn thường bị “gạ gẫm”, “lôi kéo” bằng nhiều “mồi câu” hấp dẫn khác nhau. Nhất là trong hoàn cảnh họ đang mong muốn kiếm được nhiều tiền để giải quyết các khoản phát sinh như xây nhà, mua xe, chăm sóc con cái… thì rất dễ nảy sinh tình trạng nhảy việc nếu lương đơn vị khác cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bạn đang làm ở một công ty không có môi trường, chế độ đãi ngộ tốt…bạn có thể suy nghĩ để đi tìm một vị trí , một công ty chuyên nghiệp, có thể phát huy được năng lực bản thân và được trả lương cao hơn.

Theo Timviecnhanh
* Tôi ký hợp đồng thử việc từ tháng 12-2014 đến ngày 30-5-2015. Do công việc không thích hợp, tôi nộp đơn xin nghỉ việc và được sự chấp thuận của công ty. Xin hỏi thời gian thử việc của tôi có được tính phép năm và được công ty thanh toán bằng tiền khi nghỉ việc không? Trần Duy Nghĩa (quận 12, TP HCM)

- Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, trả lời: Công ty của anh Nghĩa đã vi phạm quy định về thời gian thử việc. Cũng theo quy định của pháp luật lao động, thời gian thử việc, sau đó làm việc cho người sử dụng lao động cũng được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm. Như vậy, anh Nghĩa có 6 ngày phép năm, khi nghỉ việc, công ty phải thanh toán bằng tiền cho anh 6 ngày phép đó.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Sưu tầm:  cách tìm việc làm thêm hiệu quả

Khổ… như nhân viên nhà băng

Thị trường tài chính tổng thể và nhà băng (NH) nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn thử thách, làm viên chức kinh doanh ngành NH do đó chưa bao giờ nhiều sức ép, nhiều hắc búa đến vậy. Cái thời lương thưởng vài chục triệu đồng, được đơn vị (DN) “chăm nom”…, đã… là quá khứ. Giờ đây các nhân sự NH đang phải “cày ải” để mong có thể tồn tại trong nghề này.

Mở mắt… ngán chỉ tiêu

Là viên chức của phòng tín dụng một NHTMCP ở TPHCM, chị Hồng đang đứng ở không lặng vì vẫn chưa đủ số lượng 20 thẻ tín dụng được giao, trong khi chỉ còn chưa tới hai tháng nữa là hết năm. Chị Hồng cho biết, đã sử dụng hết mọi cách như gọi điện, gửi thư mời, lập fanpage trên mạng xã hội để chào mời nhưng thời khắc này cũng mới đạt một nửa chỉ tiêu.

Còn anh Minh - nhân viên một NHTMCP khác - cũng cho biết bị áp chỉ tiêu thẻ tín dụng. Nhưng may mắn cho anh là một người họ hàng thành lập Cty, lại mở tài khoản tại NH anh đang công việc nên cũng huy động được hơn 10 nhân viên làm thẻ để ủng hộ. Vì không hạn chế số lượng thẻ cho mỗi khách hàng nên với một người vẫn có thể làm một lúc các loại thẻ khác nhau như Visa, American Express, JCB… Để đạt những chỉ tiêu này, thậm chí không ít nhân sự NH hàng ngày phải chạy lòng vòng ngoài đường, gặp bất kỳ ai cũng đưa tờ rơi có thông tin của mình và mong sẽ nhận lại được một thông báo phản hồi.

Một nhân viên NH nước ngoài ở TPHCM đã tâm sự rất thật, còn nhớ cách đây chừng 5-6 năm, Việt Nam với nền móng hệ thống NH bán lẻ truyền thống, các NH khi đó hầu như chưa triển khai các loại dịch vụ tài chính cho cá nhân như cho vay tín chấp, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, dịch vụ ứng tiền khẩn cấp v.V... Hoặc nếu có thì thủ tục, yêu cầu để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ đó không thể phức tạp hơn và đối tượng các dịch vụ đó hướng đến không thể chọn lựa hơn. Do đó, khi các NH nước ngoài tiên phong mở rộng các dịch vụ tài chính cá nhân, đơn giản hoá mọi thủ tục, đưa các tiện ích dịch vụ tài chính đến với rộng rãi đối tượng, làm nhân viên kinh doanh NH chưa bao giờ nhẹ nhàng hơn. Cho vay hay cấp thẻ, cấp hạn mức thấu chi... Tất cả cứ vậy mà tự tìm tới NH, viên chức ngồi tại văn phòng tiếp khách còn không kịp.

“Thời khắc đó, có NH lượng khách hàng tăng mạnh và nhanh hơn tốc độ mở rộng chi nhánh, dẫn đến tình trạng khách hàng chỉ cần bỏ đơn đề nghị của mình vào áo quan thư đặt ở chi nhánh, quy trình giám định đánh giá sẽ đi sau mà không cần gặp mặt hay tham vấn khách hàng. Tín dụng bùng nổ, không cần đi đâu nói gì cũng có khách, cung ít hơn cầu dẫn đến việc ai cũng có thể làm nhân sự NH và ai cũng có thể trụ được bởi vì không làm gì cũng có thể đạt chỉ tiêu, không làm gì cũng không hết khách để phục vụ” - nhân viên này cho biết.

Còn giờ đây, làm việc ở NH, Cả nhà sẽ phải chịu đủ chỉ tiêu, nhân viên này tâm tình. Từ huy động, cho vay cho tới thẻ. Nói cho cùng, tín dụng cũng là một saler, có cái khác saler của mấy ngành khác thì bán được hàng xong về tối an tâm chơi bời, ngủ nghỉ. Riêng với viên chức NH, bạn cho vay không được thì không đủ chỉ tiêu (lương ít, có thể bị sa thải), cho vay được nhưng mấy bộ hồ sơ có vấn đề thì bạn “to tim”.

“Cả nhà hẳn chưa hình dong nổi những rủi ro ở bank đâu,. Người ngoài nhìn vào hay nghĩ banker chắc lương cao lắm, thực tại thì không cao đâu. Cố nhiên là lương NH cũng không hề thấp chút nào so với mặt bằng chung của xã hội, nhưng nếu so với công sức và đặc biệt là rủi ro, áp lực phải hứng chịu” - viên chức này tâm can.

Nhắm mắt lo thôi việc

Hệ thống NHTM đang có sự đảo lộn mạnh mẽ về viên chức, từ lãnh đạo cao cấp đến các giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, nhân viên bộ phận. Sắp xếp, cắt giảm viên chức, dồn ưu tiên phát triển những phòng ban kinh doanh trực tiếp là chủ trương của một số NH sau thời kì bộ máy “phình” quá nhanh.

Những ngày qua, chị A - nhân viên của một chi nhánh NH liên doanh tại TPHCM - không khỏi lo âu khi nghe mong manh về kế hoạch giải thể liên doanh này và toàn bộ sẽ sáp nhập vào một NH trong nước. Do làm việc ở phòng ban tín dụng, nên chị A tạm bợ thoát nỗi lo bị thải hồi. Nhưng cái khó nhất bây chừ là chỉ tiêu cho vay (được giao khoán cho từng nhân viên) sẽ khó hoàn tất. Bởi thực tiễn, khách hàng cũ (chính yếu là DN) kinh doanh khó khăn, không đủ điều kiện cho vay, còn khách hàng mới lại không dám vay. Do nợ xấu chưa xử lý xong, nên lãnh đạo NH cũng rất khắt khe khi phê chuẩn một khoản vay của DN, dù sức ép phải tăng tín dụng.

Những đợt “sóng” cắt giảm nhân sự vẫn âm thầm diễn ra ở một số NH khác thời gian qua, theo cả hình thức tình nguyện hoặc “ép” viết đơn mất việc. Phía sau câu chuyện thải hồi cũng không thiếu những lá đơn bày tỏ tâm trạng bức xúc, xót xa, hẫng hụt của người “kém may mắn”, thậm chí kiện cáo om sòm.