Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Nhắc nhở, phê bình hay xử phạt chỉ là những biện pháp tức thời khi “sự đã rồi”, tức là khi nhân viên không hoàn thành công việc đúng thời hạn. Thực hiện một số cách sau đây, nhà quản lý có thể sẽ giúp cấp dưới hoàn tất công việc được giao vừa đúng hạn vừa đảm bảo chất lượng.

w620h405f1c1-files-articles-2015-1089483-deadline(1)

1. Thay đổi cách đưa ra thời hạn hoàn thành (deadline) cho mỗi đầu công việc

Theo cách truyền thống thì việc ấn định deadline thường là một chiều, người đưa ra deadline luôn là sếp và người nhận deadline luôn là nhân viên. Giờ đây việc này nên được thực hiện theo hình thức 2 chiều, tức là ngoài người giao việc thì người nhận việc cũng cần được tham gia vào việc ấn định deadline.

Trước tiên, hãy để nhân viên tự đưa ra deadline cho từng đầu công việc được giao. Bởi thứ nhất, hơn ai hết, họ là người hiểu rõ nhất khả năng, điều kiện hoàn thành công việc của mình.

Thứ nữa, khi deadline được ấn định dựa trên ý kiến của người thực hiện, họ sẽ có trách nhiệm hơn với lời hứa của mình, và tất nhiên, trong trường hợp không hoàn thành công việc đúng deadline, họ sẽ cảm thấy mình là người có lỗi, ít có suy nghĩ đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, và những lần sau đó họ sẽ cố gắng hơn.

Sau khi nhân viên đưa ra deadline theo ý kiến cá nhân, người quản lý sẽ căn cứ vào đó cùng kế hoạch đã định sẵn của mình để trao đổi lại với nhân viên và cả hai cùng thống nhất một deadline tối ưu.

2. Chỉ ra tầm quan trọng của mỗi đầu công việc nếu nó được hoàn thành đúng thời hạn.

Tránh để nhân viên chỉ biết việc của mình mà không quan tâm rằng nó cần thiết tới mức nào đối với các bộ phận, cá nhân khác.

Cần để nhân viên ý thức rằng mỗi nhiệm vụ của mình là một mắt xích trong chuỗi nhiệm vụ chung, một mắt xích bị khiếm khuyết sẽ gây lỗi cho cả hệ thống.

3. Chia nhỏ đầu công việc theo dạng lộ trình.

Việc để deadline quá xa sẽ dễ khiến người nhận việc xao nhãng hoặc không cân đối được thời gian thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ trong đó, dễ để dồn việc vào hạn chót, và kết quả là không hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lượng kém.

Chia nhỏ việc ra dựa trên mức độ cần hoàn thành ngay của chúng, đồng nghĩa deadline cho từng công việc sẽ gần hơn, người thực hiện sẽ có động lực để bắt tay ngay vào làm.

Tuy nhiên, để tránh phải dành quá nhiều thời gian cho việc kiểm soát, người giao việc nên chia nhỏ và giao cho người thực hiện tất cả đầu công việc trong nhiệm vụ chung kèm deadline ngay từ đầu, không nên để họ hoàn thành xong một việc rồi mới lại giao tiếp. Như vậy, vừa giảm nhẹ việc kiểm soát của người giao việc vừa để người thực hiện thấy được mối liên hệ giữa các công việc, nâng cao hiệu quả làm việc.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Tôi làm việc cho một công ty từ tháng 4/2011 cho đến tháng 5/2015, đến tháng 5/2015 tôi xin nghỉ việc. Trước khi xin nghỉ, tôi đã thông báo cho người sử dụng lao động từ hơn 2 tháng. Nhưng khi tôi nghỉ đến nay đã hơn 1 tháng nhưng công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm ? Vậy tôi nên làm gì ?

Vì công ty tôi dưới 10 người lao động nên không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy khi tôi nghỉ việc tôi có được hưởng chế độ gì không ạ ?

Tôi rất mong quý báo giải đáp giúp về những thắc mắc trên.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Phong Tuong

Xin được tư vấn cho bạn:

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

“Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Như vây, bạn đã thực hiện quá trình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc báo trước của bạn là đúng thời hạn theo luật lao động. Do dó:

Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được thụ lý giải quyết.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật thì bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc (việc công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn.

Sử dụng thời gian hiệu quả chính là bí quyết của những người thành công, tạo nên sự khác biệt so với phần còn lại. Những sinh viên năng động giỏi giang nhất là người học tập, làm việc ngay cả khi nghỉ hè hoặc nghỉ lễ.

Trong cuộc đời mỗi con người thì việc học là một trong những việc quan trọng nhất. Chính quá trình học làm cho chúng ta liên tục tiến bộ, tăng thêm hiểu biết và đặc biệt là phát triển bản thân. Mỗi khi học được một điều mới chúng ta dường như trở thành con người mới. Khi đó, cách nhìn, cách đánh giá, cách giải quyết vấn đề cũng khác hơn, tinh tế và hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, trong khoảng 25 năm đầu tiên, đó là giai đoạn học tập trên ghế nhà trường, sinh viên là thời kỳ cuối của giai đoạn này. Đây là giai đoạn xây dựng những hiểu biết, kiên thức ban đầu, tạo nền tảng cho các giai đoạn tiếp sau. Có rất nhiều người hiểu không đúng về việc học tập khi còn là sinh viên, cho rằng học tập tốt các môn trong trường là đủ. Tuy nhiên trên thực tế có quá nhiều trường hợp sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm mà nguyên nhân cốt lõi là không đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu các loại kỹ năng khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội sau khi ra trường, sinh viên không những phải học tập tốt trong trường mà còn phải học nhiều hơn ngay cả khi nghỉ hè. Các việc sinh viên nên làm dưới đây đều liên quan đến việc học với 3 yếu tố đó là kinh nghiệm, kiến thức, mối quan hệ. Cụ thể các việc sinh viên nên làm gồm có:

1. Đi học các lớp kỹ năng

Cách đơn giản nhất để bổ sung những thứ còn thiếu đó là đi học. Sinh viên tùy theo là năm thứ mấy sẽ đến các lớp học kỹ năng khác nhau. Ví dụ đó là các lớp dậy tin học, ngoại ngữ, các lớp kỹ năng mềm, các lớp marketing, các lớp dạy sử dụng phần mềm chuyên dụng…


2. Tìm 1 công việc ngắn hạn

Công việc ngắn hạn sẽ đem lại cho bạn không ít kinh nghiệm thực tế. Hiểu biết về xã hội tăng lên đáng kể, phục vụ cho việc xác định mục tiêu lâu dài của chúng ta. Nếu bạn có thể hãy tìm công việc hỗ trợ cho chuyên ngành học ví dụ ở một xưởng cơ khí, một nhà hàng,…

3. Tham gia phong trào tình nguyện

Đó có thể là đợt làm từ thiện ở xa, hỗ trợ thí sinh thi Đại học, hay các nhóm hoạt động độc lập,… Tham gia các phong trào này các bạn sẽ có thêm kỹ năng làm việc nhóm, phát triển các mối quan hệ, biết cách giao tiếp với nhiều người ở nhiều lĩnh vực, địa phương khác nhau. Điều này đặt nền tảng cho kỹ năng giao tiếp của bạn.

4. Tự lên kế hoạch cho một chuyến đi

Khi sinh viên tham gia phong trào tình nguyện thì sẽ có ban tổ chức, có kế hoạch do người khác lập ra. Hãy rèn luyện khả năng tổ chức của mình, khả năng lên kế hoạch bằng việc cùng bạn bè tự tổ chức 1 chuyến đi có thể đi phượt, từ thiện…


5. Gặp gỡ gia đình, người thân

Đây là một việc không thể bỏ qua khi nghỉ hè. Tuy nhiên cần bố trí thời gian hợp lý vì có nhiều bạn dùng hầu hết thời gian nghỉ hè để về quê.

Để phát huy hiệu quả thời gian nghỉ hè, để học tập được nhiều điều bổ ích nhất sinh viên cần bố trí thời gian một cách hiệu quả. Đây cũng là một việc cần phải rèn luyện mới thành thạo được nhưng khi các bạn làm tốt thì hiệu quả sẽ rất cao. Sử dụng thời gian hiệu quả chính là bí quyết của những người thành công, tạo nên sự khác biệt so với phần còn lại. Những người thành công nhất, những sinh viên năng động giỏi giang nhất là những sinh viên học tập, làm việc ngay cả khi nghỉ hè hoặc nghỉ lễ.
 
Theo
Tạ Đức Tâm / Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Các bạn sinh viên, các bạn đang lo lắng điều gì? Sau khi các bạn "oánh nhau" sứt đầu mẻ trán để bước vào cổng trường Đại học thì sau 4 năm các bạn sẽ làm gì tiếp theo?. Bài viết này sẽ dành cho những bạn sinh viên tay trắng (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và 5 QUAN NIỆM SAI LẦM của các bạn sẽ khiến các bạn THUA TRONG "CUỘC CHIẾN" TÌM VIỆC.

 

1. PHẢI CÓ MỐI QUAN HỆ MỚI CÓ VIỆC LÀM:

Các bạn có bao giờ thử lên Google và search chữ "Việc làm", "Tuyển dụng" chưa? Tôi cam đoan với bạn có rất rất nhiều công việc được các Công ty đưa lên các trang mạng việc làm như Vietnamwork hay Careerlink.v.vv.v vậy nếu như phải có một mối quan hệ với anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nào đó, thì tại sao họ phải đăng những tin tuyển dụng này lên mà không tuyển dụng nội bộ hoặc chờ những anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nọ giới thiệu bạn vào? Tôi đồng ý nếu như bạn có mối quan hệ thì mối quan hệ này sẽ ít nhiều giúp bạn có lợi thế trong quá trình xin việc nhưng một Công ty tuyển bạn vào không phải để bạn ngồi đó hàng tháng và lĩnh lương (do bạn có quan hệ), mà bạn PHẢI TẠO RA GIÁ TRỊ CHO TỔ CHỨC ĐÓ, tức là sự hiệu quả trong công việc. Như vậy, yếu tố cốt lõi khiến nhà tuyển dụng chọn bạn chính là bạn có những KỸ NĂNG, TỐ CHẤT TỐT NHẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐÓ. Cơ mà làm thế nào để có những kỹ năng đó, làm thế nào để xác định được các yếu tố mà một Công ty cần ở bạn? Tôi sẽ bật mí cho các bạn vào các bài viết sau

2. PHẢI MẤT TIỀN MỚI CÓ VIỆC LÀM:

Tôi không bàn luận về việc có hay không tình trạng chạy việc, giả sử nếu bạn chấp nhận bỏ ra vài chục triệu hoặc trăm triệu để mua về một công việc với mức lương hàng tháng là vài triệu, thì phải công nhận bạn là một Nhà đầu tư quá tồi tệ. Bạn sẽ mất bao lâu để hòa vốn???? Bản chất của xin việc là bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng lý do mà họ phải thuê bạn, nó giống với việc bạn sẽ phải coi bạn là một "món hàng" và nhà tuyển dụng là "người mua" như vậy trong mối quan hệ này Nhà tuyển dụng sẽ phải bỏ tiền ra để mua kỹ năng, trình độ của bạn chứ không phải chiều ngược lại. Hãy nhớ một nguyên tắc, nếu bạn được trả lương là 5tr thì ít nhất bạn phải tạo ra giá trị nhiều hơn hoặc rất nhiều hơn số lương đó, lương càng cao tức là bạn phải có những kỹ năng, trình độ đặc biệt chứ không phải do khoản "đầu tư" kia. Và đương nhiên bài viết này không dành cho những thiếu gia chịu đầu tư để kiếm việc như tôi vừa nói bên trên

3. CÒN TẬN 4 NĂM ĐẠI HỌC CƠ MÀ CỨ TỪ TỪ...:

Bạn đã nghe câu "Thời gian trôi như chó chạy ngoài sân" chưa?. Nếu bạn đã đọc đến đây rồi thì bạn hãy thử tự kiểm tra lại xem nhưng năm tháng học đại học vừa rồi bạn làm được những gì? Tình trạng chung của các bạn là LƯỜI, như tôi đã nói ở Điều 2, các bạn phải có kỹ năng, kiến thức và tố chất để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc đó. Tôi thường thấy các bạn ghi trong CV mục Định hướng nghề nghiệp rằng "Muốn được tuyển dụng để học hỏi" hoặc "Trong năm tới sẽ cố gắng học hỏi để đáp ứng công việc". Tôi tiết lộ cho các bạn biết một bí mật khủng khiếp rằng đây là một sai lầm khi các bạn viết CV (cách viết CV tôi sẽ viết vào một ngày khác), Công ty đó không cần tuyển một học sinh đến để học việc mà họ muốn tuyển một người LÀM ĐƯỢC VIỆC, tức là bạn phải chứng minh được kỹ năng, trình độ của bạn hoặc ít nhất bạn phải chứng minh được bạn có khả năng nắm bắt và đáp ứng tốt công việc trong thời gian ngắn (cái này gọi là tố chất) và nếu bạn chờ sau khi ra trường mới tích lũy những thứ này thì đã quá muộn. Hãy tận dụng 4 năm học đại học để tích lũy các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức để sau khi ra trường bạn có đủ "vũ khí" để đi xin việc.

4. CHỈ CẦN CÓ BẰNG ĐẠI HỌC LÀ XIN ĐƯỢC VIỆC:

Ngày trước khi bạn thi vào đại học chắc bạn có nghiên cứu cái gọi là tỷ lệ chọi rồi chứ? đi xin việc cũng như vậy và chỉ khác là tỷ lệ chọi sẽ là 1 đấu vài chục hoặc 100, thậm chí là vài trăm, lương càng cao thì tỷ lệ chọi càng cao. Bạn hãy xem xin việc là một cuộc chiến và bạn phải xác định đối thủ của bạn là ai? bạn có những vũ khí gì để chiến đấu và chiến thắng?.

Bằng đại học là một vũ khí nhưng đáng tiếc nó lại là vũ khí mà...ai cũng có, còn đối thủ của bạn là ai? đối thủ của bạn là những sinh viên mới ra trường như bạn, là những người đi du học về, là những người đã có kinh nghiệm đi làm 2-3 năm, là những người có quan hệ (nói ở Điều 1), là những người có tiền (nói ở Điều 2)..v..v..Vậy bạn làm thế nào để chiến đấu và chiến thắng? Câu trả lời là hãy chọn công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ và khả năng mà bạn có và bạn phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng trình độ này ngoài tấm bằng đại học để bạn có thể cạnh tranh được trong cuộc chiến xin việc này.

5. CÔNG TY NÀO CŨNG ĐÒI HỎI KINH NGHIỆM:

Về lý thuyết là đúng như vậy nhưng các bạn thường quan niệm có kinh nghiệm tức là đã ra trường và đi làm, đây là một sai lầm. Có kinh nghiệm ở đây được hiểu bạn đã từng đi làm công việc tương tự hoặc làm những công việc mà đòi hỏi những kỹ năng tương tự công việc mà bạn đang ứng tuyển, vậy tại sao bạn không tích lũy kinh nghiệm trong quãng thời gian 4 năm học ĐH? Có rất nhiều công việc bán thời gian dành cho sinh viên, các bạn hãy chăm chỉ, chịu khó và phải xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu đó là TÍCH LŨY KINH NGHIỆM không phải là kiếm tiền (đây là lý do thứ yếu). Những công việc bán thời gian như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên chạy bàn...đây là các công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, chỉ đòi hỏi sự chịu khó của các bạn (nếu không thì họ đã không tuyển bán thời gian cho SV), các bạn chỉ mất công để học mà lại được tiền, vậy tại sao các bạn còn chưa thử?

LỜI KẾT: Bản chất của xin việc là một quá trình bán hàng mà bạn là "món hàng" còn nhà tuyển dụng là "người mua hàng", bạn hãy lên một kế hoạch trong 4 năm đại học để tạo ra giá trị gia tăng cho "món hàng" càng nhiều càng tốt và sau đó hãy học cách truyền thông cho "món hàng" đó (đi xin việc).

Hãy share nếu bạn thấy có ích và hãy comment những điều bạn lo lắng và thắc mắc, tôi sẽ chia sẻ tiếp trong các bài viết sau.

- st

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Có rất nhiều lý do khiến bạn thất nghiệp và cũng khó có thể tránh được một trong những lý do bạn vẫn mãi thất nghiệp, vẫn mãi gửi cả chục cái CV những chẳng nhà tuyển dụng nào gọi chính là những lời nói của bạn hàng ngày, đầy ngôn từ tiêu cực, đầy nỗi thất vọng về bản thân.

Gần đây, một tổ chức về giáo dục đã có những cuộc điều tra và nhận thấy rằng đến hơn 85% ứng viên tìm việc làm nói rằng họ luôn thường trực những câu nói tiêu cực trong đầu, những câu nói này xuất phát từ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu họ. Tâm lý của con người đều có những điểm chung nhất định: khi thất bại thì thất vọng, khi bế tắc thì chán nản, khi không có việc thì lo lắng, cáu bẳn và đôi khi cảm thấy bất lực.

Có điều chúng tôi khuyên thành thật bạn là: Đừng bao giờ trở nên tiêu cực hay chán nản, ngay cả khi bạn thất nghiệp, có thể bạn ăn bám cả tháng trời thì hãy cứ bình tĩnh. Bạn hãy nghĩ thử xem, chúng ta có đôi bàn tay, có khối óc, có tất cả để suy nghĩ tìm kế mưu sinh chúng ta chẳng có gì xấu hổ hay tuyệt vọng chỉ vì dăm bữa nửa tháng nộp cả chục cái CV và chẳng có nhà tuyển dụng nào gọi bạn đi phỏng vấn cả.

Nhớ một điều duy nhất là “muôn sự tại nhân” đừng bao giờ đẩy bản thân mình sập bẫy của tuyệt vọng chán trường và tránh xa những câu nói tiêu cực. Đây là 3 câu nói tiêu cực người thất nghiệp dài hạn hay nói nhất:

1. Người ta không nhận tôi đâu, vì tôi chẳng có kinh nghiệm

Câu nói này thường gặp nhất với sinh viên mới ra trường, những tân cử nhân vừa tốt nghiệp, họ ở trong trường đại học, học tất cả những thứ trường đại học đề ra, học đủ tín chỉ, hàng tháng đợi tiền bố mẹ ở quê gửi lên ăn uống rồi lại học hành cho đến khi ra trường. Những con người này có nét lo lắng chung là chẳng dám ra bươn trải đời vì sợ lừa lọc, sợ bố mẹ buồn lo lắng nhưng lại cứ ngồi trong đấy giếng nhìn ra ngoài, thỉnh thoảng đọc bài báo nói về “sinh viên thất nghiệp” lại giật mình thon thót, nằm trong chăn nghĩ về cảnh mình thất nghiệp rồi lại than thân trách phận nói rằng hệ thống giáo dục đào tạo chán , xã hội này thật chán.

Bạn đã từng nghe những câu chuyện về con ếch ngồi trong nồi nước đang đun trên bếp chưa? Có một con ếch không may bị rơi vào nồi nước lạnh đang chuẩn bị đun nóng, lúc nhảy vào thì nó thấy rất dễ chịu vì nước lạnh nhưng ấm dần, ấm dần nó nẳm im và tận hưởng sự sung sướng cho đến khi nước nóng đến độ rực lên và toàn thân nó tê liệt, nó chẳng thể nhảy ra nồi nước được nữa vì đâu đâu cũng là nước nóng. Nó đã chịu bỏ mạng trong đó.

Bạn đừng bao giờ như những con ếch, khi vào trường đại học mọi thứ trở nên dễ chịu, vì hàng tháng có tiền sẵn tiêu sẵn ăn, sẵn mua sắm nhưng càng những năm cuối khi ra trường bạn càng bị những sức ép giống như nước đang sôi lên vậy và bạn thấy sợ hãi thấy bất lực, thấy cuộc đời thật tăm tối vì khi bạn ra trường nếu bạn không kiếm được một công việc đủ nuôi bản thân, vẫn để bố mẹ lo lắng.
Nếu còn là sinh viên thì hãy nghĩ mình thật may mắn, thu xếp lịch học và ra ngoài làm bất cứ công việc part – time nào dù lương có thấp hoặc chẳng có lương thì hãy cứ làm, đừng chăm chăm nghĩ vào thu nhập khi công ty đang mất phí đào tạo bạn, bạn sẽ dần dần có những tác phong làm việc tốt, có chuyên môn trong ngành nghề nào đó, cũng chẳng bao giờ lo lắng khi chẳng may đọc được những bài báo nói về cả trăm nghìn cử nhân thất nghiệp, hãy cứ vô tư đi. Chẳng có gì là đáng sợ cả.

Còn nếu bạn là cử nhân đã ra trường, nộp CV cả chục công ty đều không nhận thì hãy vứt bỏ cái sĩ diện như “ta có bằng đại học”, “ta tốt nghiệp loại giỏi”, “ta phải làm bàn giấy” đi. Hãy tức tốc đi tìm những nơi họ tuyển những việc làm cần nhiều nhân sự và không kén nhân viên như: tuyển nhân viên bán hàng, tuyển bảo vệ, tuyển sinh viên làm thêm… đừng ngần ngại làm những công việc đó trước đã để kiếm thêm thu nhập nuôi bản thân, đỡ đần gia đình quan trọng hơn là kiếm kinh nghiệm, kiếm kỹ năng xây dựng những mỗi quan hệ để tìm việc làm tốt hơn sau này.

2. Nghề đó chẳng phù hợp với tôi gì cả

Từ khi sinh ra tất cả chúng ta đã có những thứ không được lựa chọn, ngay cả khi thi đại học chắc gì bạn đã được lựa chọn ngành bạn thích, hay là để bố mẹ chọn ngành cho bạn, hay thi chỉ đơn thuần thấy cái tên đó thích, thích ngôi trường đó…

Đến 95% sinh viên vào trường đại học được hỏi câu “bạn có thích ngành bạn học không?” đều câm lặng không có câu trả lời của bản thân, vì các bạn thậm chí chưa hiểu vào học ra để làm cái gì chứ đừng nói là học sao cho giỏi để áp dụng vào thực tế.

Và cũng thật đau lòng khi phần lớn trong số họ khi ra trường đều không làm ngành họ học, làm những công việc trái ngành, rồi lại ngậm ngùi bảo nhau: Nghề chọn mình, chứ mình không được chọn nghề.

Có một thực tế chẳng ai dám thừa nhận là tất cả chúng ta đang không dám tin vào bản thân mình sẽ làm được gì nên làm cái gì cũng thấy khó khăn, chán nản rồi bỏ cuộc giữa chừng. Bạn có tin rằng ngành nào cũng phù hợp với bạn không? Vấn đề là mau hay chóng thôi, vấn đề là có chịu học hỏi, luyện tập và thay đổi không?

Chính vì thế, AYP khuyên bạn hãy khi ra trường nếu chưa tuyển được công việc ưng ý thì hãy cứ làm những việc đang có nhu cầu tuyển dụng, hãy làm nó, tích lũy kinh nghiệm và tin rằng sau này bạn sẽ dùng đừng chán vội, đừng bỏ cuộc nhanh chóng. Nếu không cả đời này bạn cũng chẳng bao giờ biết bạn thích gì với những cuộc thử nghiệm chớp nhoáng như thế đâu.

3. Công việc đó bóc lột sức lao động, lương thấp, tôi không làm

Đứng vào vị trí của một ông chủ bạn sẽ nhận ra rằng khi bỏ ra một đồng tiền, ông chủ nào cũng muốn thu về càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Và dĩ nhiên, khi thuê bạn cũng vậy, ông chủ mong muốn bạn càng làm nhiều việc càng tốt. Ok. Bạn có thể nhận ra điều đó: rằng mình đang bị lợi dụng, đang bị bóc lột.

Nhưng bạn hãy nghĩ lại mà xem, bạn mới ra trường, bạn chẳng có cái gì tay ngoài tấm bằng đỏ vừa mới ráo mực, bạn có quyền gì để yêu cầu nhà tuyển dụng trả cho bạn lương cao trong khi bạn vẫn chưa làm nên cái gì cho họ. Bạn tiêu tiền của bố mẹ bạn, những đồng tiền mồ hôi nước mắt và tưởng rằng kiếm tiền là dễ dàng nhưng nó khó khăn và vất vả hơn nhiều bạn tưởng đấy.

Chính vì thế hãy thầm cảm ơn vì bạn đã có chỗ làm, chỗ học hỏi kinh nghiệm, dù lương thấp nhưng nó cũng giúp bạn biết quý trọng đồng tiền hơn, ông chủ cho bạn nhiều việc hãy cố gắng hoàn thiện hết sức bạn sẽ làm được những điều ngoài sức tưởng tưởng của mình và có thêm nhiều năng lực và kinh nghiệm. Rồi khi bạn đủ lông đủ cánh, có kinh nghiệm và có chỗ đứng bạn, lúc này bạn có thể làm điều bạn muốn bất cứ điều gì… chẳng ai có thể ngăn cấm bạn cả.

-Theo internet-
Đã rất nhiều lần tôi dự định dọn dẹp tủ sách của tôi vì nó đã quá nhiều thứ trên đó, cái ván gỗ nó đã oằn xuống vì sức nặng của sách vở từ năm thứ nhất Đại học, thế nên tôi định dọn dẹp và vứt bớt đi…
Tôi gỡ hết ra những chồng sách vở từ hồi sinh viên và bất giác kỷ niệm ùa về…tôi đã qua cái thời sinh viên đến cả chục năm và bây giờ lôi ra những quyển vở, quyển sách mà mình đã từng ghi bậy, vẽ bậy vào đó cảm giác thật khó tả.

Nhưng...điều mà tôi quyết định viết ra những dòng này đó là 1 quyển sổ đặc biệt được tôi gói khá kỹ. Tôi nhớ không nhầm thì tôi bắt đầu ghi vào quyển sổ này là năm thứ 1, nó tập hợp những kế hoạch, câu chuyện và dự định của tôi sẽ làm trước khi 30 tuổi. Do nó được gói khá kỹ (cũng vì muốn giấu mẹ) nên nó còn khá mới.


Trong này tôi ghi rất nhiều thứ từ việc lập kế hoạch cho bản thân đến cả….mối tình đầu tan vỡ, mẹ kiếp đến giờ tôi mới thấy tôi sến thế nào. Nhưng hết thảy, trong đó có 1 trang tôi ghi những điều tôi muốn làm trước khi 30 tuổi, đó là:
1. Học guitar
2. Đi du lịch thật xa
3. Say 1 lần.
4. Buôn bán thứ gì đó.
5. Yêu hết mình 1 lần.
6. Học MBA
7. Xăm mình.
……

Bỗng dưng giờ tìm thấy, tôi tự thấy mình đã hoàn thành hầu hết các dự định thời sinh viên chỉ còn lại 1 điều cuối cùng, đó là điều thứ 7.

Tôi đã từng lấy tiền dành dụm của mình mua chiếc guitar đầu tiên 700k để về tập, chỉ vì tôi mới thất tình. Tôi đã từng đi phượt bằng xe máy lên cực Bắc – Lũng Cú- Hà Giang và tới cực Nam Cà Mau trong 1 lần đi công tác. Năm thứ 3 tôi đã từng chạy cong đít cả tối để xoay đủ 20 triệu tiền nhập 1 lô hàng 500 chiếc váy trẻ em (tôi đã bán hết lô đó sau 4 ngày), đây là vụ buôn bán thành công đầu tiên của tôi sau khi thất bại 4-5 lần trước đó. Khi ra trường được 2 năm, tôi quyết định vay 100 triệu để đi học MBA (cũng đã trả hết sau 2 năm). Tôi đã từng say bí tỉ trong vòng tay bạn bè thân thiết như gia đình. Đương nhiên, cũng như mọi sinh viên khác tôi cũng đã có mối tình đầu thời sinh viên, thật đẹp nhưng tan vỡ. Nhưng, còn 1 điều cuối cùng đó là xăm mình thì tôi chưa dám…

Tôi thích xăm, chỉ vì đơn giản là tôi thích thế, thích 1 cái gì đó thể hiện cá tính, tôi thích chất đàn ông của 1 thằng vừa biết chơi, biết học mà vừa biết làm hết mình nhưng đôi khi tôi vẫn sợ người đời dị nghị, sợ bố mẹ quở trách.

…….Bẵng đi 1 thời gian, giờ tôi tìm lại mảnh giấy đó, bỗng nhiên 1 sự sôi sục trong tôi lại trào lên và tôi muốn thực hiện nốt cái danh sách thời sinh viên này. Đúng, tôi sẽ đi xăm mình….

Đến bây giờ, tôi đã có 1 bản kế hoạch danh sách khác nhưng khi nhìn lại danh sách thời sinh viên này tôi lại bị hoài niệm dày vò và tôi quyết định làm nốt.

Chắc có người sẽ nói tôi vô học khi nhìn thấy hình xăm, nhưng không sao tôi sẽ là thằng xăm mình “vô học” có bằng MBA.

Đã có người nói với tôi rằng: “Cuộc đời này thật vô vị, nếu như tìm được những gì mình thích thì tại sao không làm? Cuộc đời quá ngắn để chần chừ”. Đối với tôi, quãng thời gian sinh viên tôi đã không phí hoài và đến giờ tôi vẫn tâm niệm rằng “Đến những việc mình thích mà còn không dám làm thì còn ước mơ gì cho cam?”.

Vâng, tôi sẽ làm nốt và tôi sẽ làm những gì mình thích vì đó là cuộc đời và bản ngã của tôi, ít ra sau này khi về già tôi cũng ngẩng cao đầu mà nói rằng “Vâng, tao đã sống cuộc đời như thế?”.

Tôi nhận được rất nhiều email và tâm sự của các bạn trẻ, các bạn nói rằng các bạn thích làm 1 việc nào đó nhưng nó lại tréo ngoe mọi thứ và các bạn sợ phải đánh đổi khi đi theo nó.

Tùy hoàn cảnh từng người nhưng đối với tôi CUỘC ĐỜI QUÁ NGẮN ĐỂ SỐNG THEO Ý MUỐN CỦA AI ĐÓ.

Hãy tự tin lên, dám theo đuổi và dám thất bại. Hãy cứ đam mê và khờ dại nhé các bạn trẻ.

P/S: Xăm đau bỏ mẹ đi được ấy, đừng đứa nào dại theo tôi nhé.

- st
>>> Ông lão ngồi quán nước: "Giờ chúng nó xin việc khó lắm bác ah, đâu đâu cũng phải nhờ vả chạy chọt mà còn chưa chắc đã có việc ấy..."

>>> Bà khác vừa phe phấy cái quạt nan vừa nói: "Đúng rồi, như con bé cháu tôi, phải chạy mấy mấy chục triệu mới vào được chân biên chế của chỗ này (ko tiện nói). Lương nó thấp lắm nhưng được cái nhàn, mấy ông sếp chỗ nó cũng lắm tiền lắm mà chả phải làm gì cả"

>>> Cô ngồi cạnh tôi: "Thằng nhà cháu đây này, xin cho làm ở Công ty X này rồi mà nó có chịu làm đâu. Chỉ làm chân tư vấn này nọ thôi nhưng nó lại bỏ rồi chú ạ. Nó bảo nắng nôi vất vả quá mà lương lại thấp, trong khi bọn bạn nó làm chỗ này chỗ nọ lương cao mà nhàn hơn nó".

>>> Mấy người còn lại: "Đúng rồi, con ông cháu cha ấy mà chả phải làm gì đâu mà lương lại cao".

......Câu chuyện phiếm của mấy phụ huynh ở quán trà đá làm mình đã nóng lại nóng hơn, ướt hết cả lông nách. Bỗng tôi tự nghĩ: “Ủa, vậy là có thể loại việc nhàn và lương cao thật hả?”

...Ngày xưa, đã có thời tôi chấp nhận ko thi Đại học nữa mà làm công nhân nhưng khi tận mắt thấy mẹ tôi đang làm công nhân tại lò sấy của Công ty Dược thì tôi quyết định phải thay đổi, vì...

>>> Mẹ tôi bảo:
“Làm công nhân khổ lắm con ơi, ngày nóng mẹ phải đứng sấy ống thuốc còn mùa đông mẹ phải rửa ống thuốc trong nước lạnh. Con phải cố thi đỗ Đại học để sau ngày nhàn nhã không vất vả như mẹ”.

.... Bố tôi cũng chả khá khẩm hơn, cái thời chiến tranh mấy ai có bằng ĐH, mà đi làm Công ty nhà nước thời đó thì bằng cấp là tấm vé duy nhất để thăng tiến, không cần bàn nhiều. Mỗi người vất vả 1 kiểu nhưng tựu chung lại bố mẹ tôi luôn muốn tôi học hành tử tế để có tương lai không vất vả như vậy. Thế là tôi thi lại với ước muốn tương lai NHÀN và LƯƠNG CAO hơn mẹ tôi.

….Đến khi đỗ ĐH tôi bị cám dỗ bởi những ý tưởng và cái tính tò mò cố hữu, tôi lao đi làm thêm, làm đủ thứ việc. Đã có nhiều lúc tôi cãi nhau nảy lửa với bố mẹ tôi vì cái việc đi làm thêm.

>>> Bố mẹ tôi bảo:
“Đi làm thì vất vả tối ngày, lương thì chả có…sao mày ngu thế, cứ chường mặt ra cho người ta sai, cứ yên tâm học hành đi rồi bố mày xin cho 1 chân này nọ ở Công ty nọ kia”.

>>> Tôi hỏi: “Thế có NHÀN và LƯƠNG cao không mẹ?”

>>> Bố tôi bảo: “Lương không cao nhưng ổn định và “NHÀN”, học xong là có việc”.



Tôi chả thích, tôi không thích NHÀN mà lương thấp thế là tôi lại lao đi làm…..

….Nhiều năm sau, nếu tính thời điểm tôi đi làm ngày đầu tiên với công việc gần nhất tôi đã làm thì mức lương chênh nhau 5 lần, lương thế là cao rồi nhưng tôi chả thấy nhàn đâu (tôi tự xin việc nhé). Ngày xưa thì vất vả kiểu chân tay, chạy chỗ nọ chạy chỗ kia nói nôm na là chân tay nhiều. Cho đến khi lên được 5 lần lương thì lại phải nghĩ nhiều, đi cũng phải nghĩ, ngủ cũng nghĩ, lúc nào cũng nghĩ….tôi tự hỏi sao mình thấy đếch được NHÀN nhở?

…Không bao giờ có cái gọi là NHÀN và LƯƠNG CAO đâu các bạn, sự vất vả nó chuyển từ dạng nọ sang dạng kia. Nếu bạn không phải chạy đôn chạy đáo thì bạn phải ngồi nghĩ, mà cái sự nghĩ nó kinh khủng lắm, nó giống như 1 nỗi ám ảnh lúc nào cũng quẩn quơ. Khi mà mọi người xong việc của mình là về nhà còn sếp bạn lại phải nghĩ xem công việc các bạn làm thế này đã ngon lành chưa? đối ngoại chỗ này như nào?.... Sếp càng to thì càng không NHÀN, chả qua người ta thấy NHÀN là vì họ có kỹ năng sắp xếp công việc và khả năng tập trung tuyệt đỉnh nên có thể bạn thấy thế, bạn chưa thấy lúc họ bận đâu.

…Đã là thanh niên thì phải chấp nhận xông pha học hỏi, tuổi trẻ gì mà lại muốn NHÀN và LƯƠNG cao? Không bao giờ có thứ đó đâu trừ khi bạn là con nhà đại gia. Để “NHÀN” bạn phải ngồi lên vị trí rất rất cao và xung quanh là 1 đội ngũ xuất chúng, lúc đấy bạn mới có thể yên tâm giao việc và “NHÀN” được, mà đương nhiên để đạt đến tầm ấy thì bạn phải rơi mồ hôi, sôi nước mắt nhiều nhiều năm trời rồi.

…Nhớ nhé, không bao giờ có việc NHÀN mà LƯƠNG CAO đâu.
P/S: Có việc này chả biết có NHÀN thật không mà có 1 số bạn được lên báo vì khả năng kiếm 300 triệu trong vòng 2 ngày. Giỏi thật í….

- st