Các bạn sinh viên, các bạn đang lo lắng điều gì? Sau khi các bạn
"oánh nhau" sứt đầu mẻ trán để bước vào cổng trường Đại học thì sau 4
năm các bạn sẽ làm gì tiếp theo?. Bài viết này sẽ dành cho những bạn
sinh viên tay trắng (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và 5 QUAN NIỆM SAI LẦM
của các bạn sẽ khiến các bạn THUA TRONG "CUỘC CHIẾN" TÌM VIỆC.
1. PHẢI CÓ MỐI QUAN HỆ MỚI CÓ VIỆC LÀM:
Các bạn có bao giờ thử lên Google và search chữ "Việc làm", "Tuyển dụng" chưa? Tôi cam đoan với bạn có rất rất nhiều công việc được các Công ty đưa lên các trang mạng việc làm như Vietnamwork hay Careerlink.v.vv.v vậy nếu như phải có một mối quan hệ với anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nào đó, thì tại sao họ phải đăng những tin tuyển dụng này lên mà không tuyển dụng nội bộ hoặc chờ những anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nọ giới thiệu bạn vào? Tôi đồng ý nếu như bạn có mối quan hệ thì mối quan hệ này sẽ ít nhiều giúp bạn có lợi thế trong quá trình xin việc nhưng một Công ty tuyển bạn vào không phải để bạn ngồi đó hàng tháng và lĩnh lương (do bạn có quan hệ), mà bạn PHẢI TẠO RA GIÁ TRỊ CHO TỔ CHỨC ĐÓ, tức là sự hiệu quả trong công việc. Như vậy, yếu tố cốt lõi khiến nhà tuyển dụng chọn bạn chính là bạn có những KỸ NĂNG, TỐ CHẤT TỐT NHẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐÓ. Cơ mà làm thế nào để có những kỹ năng đó, làm thế nào để xác định được các yếu tố mà một Công ty cần ở bạn? Tôi sẽ bật mí cho các bạn vào các bài viết sau
2. PHẢI MẤT TIỀN MỚI CÓ VIỆC LÀM:
Tôi không bàn luận về việc có hay không tình trạng chạy việc, giả sử nếu bạn chấp nhận bỏ ra vài chục triệu hoặc trăm triệu để mua về một công việc với mức lương hàng tháng là vài triệu, thì phải công nhận bạn là một Nhà đầu tư quá tồi tệ. Bạn sẽ mất bao lâu để hòa vốn???? Bản chất của xin việc là bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng lý do mà họ phải thuê bạn, nó giống với việc bạn sẽ phải coi bạn là một "món hàng" và nhà tuyển dụng là "người mua" như vậy trong mối quan hệ này Nhà tuyển dụng sẽ phải bỏ tiền ra để mua kỹ năng, trình độ của bạn chứ không phải chiều ngược lại. Hãy nhớ một nguyên tắc, nếu bạn được trả lương là 5tr thì ít nhất bạn phải tạo ra giá trị nhiều hơn hoặc rất nhiều hơn số lương đó, lương càng cao tức là bạn phải có những kỹ năng, trình độ đặc biệt chứ không phải do khoản "đầu tư" kia. Và đương nhiên bài viết này không dành cho những thiếu gia chịu đầu tư để kiếm việc như tôi vừa nói bên trên
3. CÒN TẬN 4 NĂM ĐẠI HỌC CƠ MÀ CỨ TỪ TỪ...:
Bạn đã nghe câu "Thời gian trôi như chó chạy ngoài sân" chưa?. Nếu bạn đã đọc đến đây rồi thì bạn hãy thử tự kiểm tra lại xem nhưng năm tháng học đại học vừa rồi bạn làm được những gì? Tình trạng chung của các bạn là LƯỜI, như tôi đã nói ở Điều 2, các bạn phải có kỹ năng, kiến thức và tố chất để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc đó. Tôi thường thấy các bạn ghi trong CV mục Định hướng nghề nghiệp rằng "Muốn được tuyển dụng để học hỏi" hoặc "Trong năm tới sẽ cố gắng học hỏi để đáp ứng công việc". Tôi tiết lộ cho các bạn biết một bí mật khủng khiếp rằng đây là một sai lầm khi các bạn viết CV (cách viết CV tôi sẽ viết vào một ngày khác), Công ty đó không cần tuyển một học sinh đến để học việc mà họ muốn tuyển một người LÀM ĐƯỢC VIỆC, tức là bạn phải chứng minh được kỹ năng, trình độ của bạn hoặc ít nhất bạn phải chứng minh được bạn có khả năng nắm bắt và đáp ứng tốt công việc trong thời gian ngắn (cái này gọi là tố chất) và nếu bạn chờ sau khi ra trường mới tích lũy những thứ này thì đã quá muộn. Hãy tận dụng 4 năm học đại học để tích lũy các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức để sau khi ra trường bạn có đủ "vũ khí" để đi xin việc.
4. CHỈ CẦN CÓ BẰNG ĐẠI HỌC LÀ XIN ĐƯỢC VIỆC:
Ngày trước khi bạn thi vào đại học chắc bạn có nghiên cứu cái gọi là tỷ lệ chọi rồi chứ? đi xin việc cũng như vậy và chỉ khác là tỷ lệ chọi sẽ là 1 đấu vài chục hoặc 100, thậm chí là vài trăm, lương càng cao thì tỷ lệ chọi càng cao. Bạn hãy xem xin việc là một cuộc chiến và bạn phải xác định đối thủ của bạn là ai? bạn có những vũ khí gì để chiến đấu và chiến thắng?.
Bằng đại học là một vũ khí nhưng đáng tiếc nó lại là vũ khí mà...ai cũng có, còn đối thủ của bạn là ai? đối thủ của bạn là những sinh viên mới ra trường như bạn, là những người đi du học về, là những người đã có kinh nghiệm đi làm 2-3 năm, là những người có quan hệ (nói ở Điều 1), là những người có tiền (nói ở Điều 2)..v..v..Vậy bạn làm thế nào để chiến đấu và chiến thắng? Câu trả lời là hãy chọn công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ và khả năng mà bạn có và bạn phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng trình độ này ngoài tấm bằng đại học để bạn có thể cạnh tranh được trong cuộc chiến xin việc này.
5. CÔNG TY NÀO CŨNG ĐÒI HỎI KINH NGHIỆM:
Về lý thuyết là đúng như vậy nhưng các bạn thường quan niệm có kinh nghiệm tức là đã ra trường và đi làm, đây là một sai lầm. Có kinh nghiệm ở đây được hiểu bạn đã từng đi làm công việc tương tự hoặc làm những công việc mà đòi hỏi những kỹ năng tương tự công việc mà bạn đang ứng tuyển, vậy tại sao bạn không tích lũy kinh nghiệm trong quãng thời gian 4 năm học ĐH? Có rất nhiều công việc bán thời gian dành cho sinh viên, các bạn hãy chăm chỉ, chịu khó và phải xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu đó là TÍCH LŨY KINH NGHIỆM không phải là kiếm tiền (đây là lý do thứ yếu). Những công việc bán thời gian như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên chạy bàn...đây là các công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, chỉ đòi hỏi sự chịu khó của các bạn (nếu không thì họ đã không tuyển bán thời gian cho SV), các bạn chỉ mất công để học mà lại được tiền, vậy tại sao các bạn còn chưa thử?
LỜI KẾT: Bản chất của xin việc là một quá trình bán hàng mà bạn là "món hàng" còn nhà tuyển dụng là "người mua hàng", bạn hãy lên một kế hoạch trong 4 năm đại học để tạo ra giá trị gia tăng cho "món hàng" càng nhiều càng tốt và sau đó hãy học cách truyền thông cho "món hàng" đó (đi xin việc).
Hãy share nếu bạn thấy có ích và hãy comment những điều bạn lo lắng và thắc mắc, tôi sẽ chia sẻ tiếp trong các bài viết sau.
- st
1. PHẢI CÓ MỐI QUAN HỆ MỚI CÓ VIỆC LÀM:
Các bạn có bao giờ thử lên Google và search chữ "Việc làm", "Tuyển dụng" chưa? Tôi cam đoan với bạn có rất rất nhiều công việc được các Công ty đưa lên các trang mạng việc làm như Vietnamwork hay Careerlink.v.vv.v vậy nếu như phải có một mối quan hệ với anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nào đó, thì tại sao họ phải đăng những tin tuyển dụng này lên mà không tuyển dụng nội bộ hoặc chờ những anh Trưởng phòng hay chị Giám đốc nọ giới thiệu bạn vào? Tôi đồng ý nếu như bạn có mối quan hệ thì mối quan hệ này sẽ ít nhiều giúp bạn có lợi thế trong quá trình xin việc nhưng một Công ty tuyển bạn vào không phải để bạn ngồi đó hàng tháng và lĩnh lương (do bạn có quan hệ), mà bạn PHẢI TẠO RA GIÁ TRỊ CHO TỔ CHỨC ĐÓ, tức là sự hiệu quả trong công việc. Như vậy, yếu tố cốt lõi khiến nhà tuyển dụng chọn bạn chính là bạn có những KỸ NĂNG, TỐ CHẤT TỐT NHẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐÓ. Cơ mà làm thế nào để có những kỹ năng đó, làm thế nào để xác định được các yếu tố mà một Công ty cần ở bạn? Tôi sẽ bật mí cho các bạn vào các bài viết sau
2. PHẢI MẤT TIỀN MỚI CÓ VIỆC LÀM:
Tôi không bàn luận về việc có hay không tình trạng chạy việc, giả sử nếu bạn chấp nhận bỏ ra vài chục triệu hoặc trăm triệu để mua về một công việc với mức lương hàng tháng là vài triệu, thì phải công nhận bạn là một Nhà đầu tư quá tồi tệ. Bạn sẽ mất bao lâu để hòa vốn???? Bản chất của xin việc là bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng lý do mà họ phải thuê bạn, nó giống với việc bạn sẽ phải coi bạn là một "món hàng" và nhà tuyển dụng là "người mua" như vậy trong mối quan hệ này Nhà tuyển dụng sẽ phải bỏ tiền ra để mua kỹ năng, trình độ của bạn chứ không phải chiều ngược lại. Hãy nhớ một nguyên tắc, nếu bạn được trả lương là 5tr thì ít nhất bạn phải tạo ra giá trị nhiều hơn hoặc rất nhiều hơn số lương đó, lương càng cao tức là bạn phải có những kỹ năng, trình độ đặc biệt chứ không phải do khoản "đầu tư" kia. Và đương nhiên bài viết này không dành cho những thiếu gia chịu đầu tư để kiếm việc như tôi vừa nói bên trên
3. CÒN TẬN 4 NĂM ĐẠI HỌC CƠ MÀ CỨ TỪ TỪ...:
Bạn đã nghe câu "Thời gian trôi như chó chạy ngoài sân" chưa?. Nếu bạn đã đọc đến đây rồi thì bạn hãy thử tự kiểm tra lại xem nhưng năm tháng học đại học vừa rồi bạn làm được những gì? Tình trạng chung của các bạn là LƯỜI, như tôi đã nói ở Điều 2, các bạn phải có kỹ năng, kiến thức và tố chất để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc đó. Tôi thường thấy các bạn ghi trong CV mục Định hướng nghề nghiệp rằng "Muốn được tuyển dụng để học hỏi" hoặc "Trong năm tới sẽ cố gắng học hỏi để đáp ứng công việc". Tôi tiết lộ cho các bạn biết một bí mật khủng khiếp rằng đây là một sai lầm khi các bạn viết CV (cách viết CV tôi sẽ viết vào một ngày khác), Công ty đó không cần tuyển một học sinh đến để học việc mà họ muốn tuyển một người LÀM ĐƯỢC VIỆC, tức là bạn phải chứng minh được kỹ năng, trình độ của bạn hoặc ít nhất bạn phải chứng minh được bạn có khả năng nắm bắt và đáp ứng tốt công việc trong thời gian ngắn (cái này gọi là tố chất) và nếu bạn chờ sau khi ra trường mới tích lũy những thứ này thì đã quá muộn. Hãy tận dụng 4 năm học đại học để tích lũy các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức để sau khi ra trường bạn có đủ "vũ khí" để đi xin việc.
4. CHỈ CẦN CÓ BẰNG ĐẠI HỌC LÀ XIN ĐƯỢC VIỆC:
Ngày trước khi bạn thi vào đại học chắc bạn có nghiên cứu cái gọi là tỷ lệ chọi rồi chứ? đi xin việc cũng như vậy và chỉ khác là tỷ lệ chọi sẽ là 1 đấu vài chục hoặc 100, thậm chí là vài trăm, lương càng cao thì tỷ lệ chọi càng cao. Bạn hãy xem xin việc là một cuộc chiến và bạn phải xác định đối thủ của bạn là ai? bạn có những vũ khí gì để chiến đấu và chiến thắng?.
Bằng đại học là một vũ khí nhưng đáng tiếc nó lại là vũ khí mà...ai cũng có, còn đối thủ của bạn là ai? đối thủ của bạn là những sinh viên mới ra trường như bạn, là những người đi du học về, là những người đã có kinh nghiệm đi làm 2-3 năm, là những người có quan hệ (nói ở Điều 1), là những người có tiền (nói ở Điều 2)..v..v..Vậy bạn làm thế nào để chiến đấu và chiến thắng? Câu trả lời là hãy chọn công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ và khả năng mà bạn có và bạn phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng trình độ này ngoài tấm bằng đại học để bạn có thể cạnh tranh được trong cuộc chiến xin việc này.
5. CÔNG TY NÀO CŨNG ĐÒI HỎI KINH NGHIỆM:
Về lý thuyết là đúng như vậy nhưng các bạn thường quan niệm có kinh nghiệm tức là đã ra trường và đi làm, đây là một sai lầm. Có kinh nghiệm ở đây được hiểu bạn đã từng đi làm công việc tương tự hoặc làm những công việc mà đòi hỏi những kỹ năng tương tự công việc mà bạn đang ứng tuyển, vậy tại sao bạn không tích lũy kinh nghiệm trong quãng thời gian 4 năm học ĐH? Có rất nhiều công việc bán thời gian dành cho sinh viên, các bạn hãy chăm chỉ, chịu khó và phải xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu đó là TÍCH LŨY KINH NGHIỆM không phải là kiếm tiền (đây là lý do thứ yếu). Những công việc bán thời gian như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên chạy bàn...đây là các công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, chỉ đòi hỏi sự chịu khó của các bạn (nếu không thì họ đã không tuyển bán thời gian cho SV), các bạn chỉ mất công để học mà lại được tiền, vậy tại sao các bạn còn chưa thử?
LỜI KẾT: Bản chất của xin việc là một quá trình bán hàng mà bạn là "món hàng" còn nhà tuyển dụng là "người mua hàng", bạn hãy lên một kế hoạch trong 4 năm đại học để tạo ra giá trị gia tăng cho "món hàng" càng nhiều càng tốt và sau đó hãy học cách truyền thông cho "món hàng" đó (đi xin việc).
Hãy share nếu bạn thấy có ích và hãy comment những điều bạn lo lắng và thắc mắc, tôi sẽ chia sẻ tiếp trong các bài viết sau.
- st
0 nhận xét :
Đăng nhận xét