Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

3 cách thức tuyển chọn người ăn nhập

Hiện nay có ba cách thức tuyển chọn   nhân viên   được các chuyên gia sử dụng thường xuyên, là (1) Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học thức, kinh nghiệm và các lời/thư giới thiệu; (2) Cho làm bài đánh giá, sát hạch; (3) Phỏng vấn.

Trong phương pháp phỏng vấn lại có hai cách thức khác nhau là phỏng vấn bằng các câu hỏi tùy ý (còn gọi là phỏng vấn gián tiếp) và phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi (còn gọi là phỏng vấn trực tiếp).

1. Nghiên cứu, kiểm tra nền móng học vấn, kinh nghiệm và các lời giới thiệu
Việc nghiên cứu, kiểm tra này thường được vận dụng bao quát từ tri thức, bằng cấp, kinh nghiệm trong quá trình làm việc trước đây, cũng như đánh giá độ chính xác của các lời giới thiệu, sơ yếu lý lịch của ứng cử viên. Nếu cẩn thận hơn, đặc biệt là khi   tuyển dụng   vào vị trí trọng yếu hoặc mẫn cảm, các tổ chức còn lấy quan điểm của công an xem ứng viên có phạm tội không, hoặc điều tra gián tiếp phê chuẩn nói chuyện với đồng nghiệp cũ, láng giềng của người tìm việc. Mục đích của việc này là để kiểm chứng những thông báo mà ứng cử viên cung cấp cho nhà   tuyển dụng   và phát hiện kịp thời nếu có trường hợp gian dối, khai man.

2. Cho làm bài đánh giá, sát hạch
Các bài kiểm tra được phân thành bốn loại để đánh giá khả năng nhận thức, sức khỏe, tính cách, sở thích, hoặc thành tựu của ứng viên:

Kiểm tra khả năng nhận thức bao gồm các bài kiểm tra tổng quát về chừng độ sáng ý, thái độ ứng xử theo tình huống, khả năng lý luận, trí nhớ và khả năng tính toán, sắp đặt. Nếu công việc đòi hỏi khả năng tư duy sắc bén, ví dụ chuyên viên tham vấn quản trị, thì loại hình đánh giá này giúp đánh giá khá chuẩn xác khả năng làm việc trong ngày mai của ứng cử viên.

Đánh giá sức khỏe , bao gồm kiểm tra sức mạnh cơ bắp, độ dai sức, tim mạch, khả năng giữ thăng bằng, khả năng kết hợp, phản xạ, sự khéo léo… Đây là các nội dung kiểm tra khi tuyển công an, nhân viên cứu hỏa, thủy thủ…

Đánh giá thành tựu để biết ứng viên đã học hỏi, thu thập được những gì từ trường học hoặc công việc. Các chứng thực, bằng cấp, đánh giá, giấy khen từ một cơ quan uy tín nào đó là chứng cứ tốt nhất.

Kiểm tra tính cách và thị hiếu , bao gồm thái độ, động cơ, sự tận tình, ngay thẳng, khả năng hòa nhập, thích nghi, thường dành cho các vị trí quản trị. Các bài đánh giá này được xây dựng dựa trên giả thiết là mọi người đều giải đáp thành thật. Có thể các ứng cử viên biết nhà phỏng vấn đợi mong câu trả lời nào và giải đáp cho ăn nhập ý nhà phỏng vấn, nhưng về lâu về dài, việc này sẽ gây khó khăn cho họ khi được nhận vào làm một công việc không thích hợp với tính cách cũng như sở thích của họ.
Còn một số cách đánh giá nữa vẫn được một số đơn vị áp dụng, tuy hiệu quả khá mơ hồ. Đó là đánh giá ưng chuẩn chữ viết, cách phục trang, dùng máy kiểm tra...

3. Phỏng vấn
Phỏng vấn là cách thức giúp nhà phỏng vấn quyết định họ và ứng cử viên có “cân xứng” với nhau về công việc, nhu cầu, và khả năng đáp ứng không, duyệt y hình thức hỏi đáp để luận bàn thông báo. Đây là cách chọn lựa, sàng lọc người tìm việc được nhiều cơ quan vận dụng nhất trong tuyển dụng. Có hai cách thức phỏng vấn:

Phỏng vấn bằng các câu hỏi tùy ý, không được xây dựng theo hệ thống chuẩn mực nào. Nhà phỏng vấn có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào chợt nảy ra trong đầu. Về hình thức, phỏng vấn gián tiếp giống như một cuộc nói chuyện ngẫu hứng. Cho nên, cách phỏng vấn này không giúp nhà tuyển dụng dự đoán được khả năng làm việc trong mai sau của người tìm việc.

Phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi, được thực hành theo hệ thống câu hỏi đã xây dựng sẵn, chủ yếu xoay quanh co các vấn đề ảnh hưởng đến công tác để kiểm tra xem ứng viên có ăn nhập với vị trí tuyển dụng hay không. Bình thường, các câu trả lời của ứng cử viên sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là mức độ thích hợp nhất với đề xuất.

Theo các chuyên gia, có thể chia nhỏ phỏng vấn trực tiếp thành bốn nhóm khác nhau:
Phỏng vấn dựa trên tình huống: ứng cử viên được hỏi về cách ứng xử trong một cảnh huống khó khăn có thúc đẩy đến công việc. Thí dụ, người tìm việc cho vị trí quản trị cấp trung phải cho biết mình sẽ xử lý thế nào nếu có một nhân viên thủ túc đi làm trễ trong ba ngày liên tiếp.

Phỏng vấn đo lường hành vi: ứng viên được hỏi về cách xử sự trong một cảnh huống thực tế. Ví dụ, ứng cử viên cho vị trí trực tổng đài có thể phải biểu lộ cách giải đáp khi một khách hàng rất tức giận gọi đến. Cách phỏng vấn này dựa trên logic là hành vi làm việc trong kí vãng để được cách ứng xử trong ngày mai.

Phỏng vấn bằng các câu hỏi duy lý: ứng viên được hỏi một loạt các câu hỏi có tác động tới công tác, nhưng không tương tác đến công ty hay vị trí đang ứng tuyển, thí dụ thích môn nào nhất hồi đi học?...
Phỏng vấn tạo áp lực: nhà phỏng vấn cố tình đưa ứng viên vào tình thế khó chịu bằng hàng loạt câu hỏi moi móc, thông tục hoặc vô duyên. Ý tưởng là chuẩn y tình huống này để xác định xem ứng cử viên có làm chủ được xúc cảm, biết giải tỏa sức ép hay không. Tỉ dụ nhà phỏng vấn tới tấp tấn công ứng viên bằng các câu hỏi về công tác cũ, tổ chức cũ, đồng nghiệp cũ, điều kiện làm việc,   lương   bổng, duyên do ra đi chỗ làm cũ… Cách phỏng vấn này khá rủi ro vì ứng cử viên có thể chống cự lại hoặc cho kết quả sai.

Khái quát, mỗi cách thức tuyển chọn có ưu điểm và hạn chế riêng, tùy vào vị trí và công việc tuyển dụng mà các nhà tuyển dụng thông minh sẽ phối hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Quantri.Vn

Sưu tầm:  các mẫu quy trình nghỉ việc

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tốc độ lan truyền thông tin trên fb thật kinh khủng

Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Từng là học viên của cô, nhân viên của cô. Những gì mình học được từ cô đều là những bài học quý giá không chỉ là IELTS mà cả kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc Gần đây cô có chính sách chỉ cho phép được học 6 tháng thay vì học đi học lại đã gây không ít bất bình cho nhiều học viên và mình cũng là "nạn nhân" của chính sách này. Tuy nhiên mình không cảm thấy tức giận hay khó chịu,vì những gì cô cho đã nhiều hơn số học phí mà mình phải trả. Cô chữa writing online free, cô thường xuyên phát sách, vở cho hàng nghìn học viên, mở lớp bổ trợ thậm chí cho cả học viên đã học cô cách đây những 3 năm. Dưới mỗi bài email chữa vài viết cho học viên cô đều động viên TRY YOUR BEST. Mình không thần thánh hóa cô và cũng không đủ tư để phán xét cô và mình nghĩ những ai chưa tiếp xúc, học tập và làm việc với cô cũng vậy. Vì mình biết quan niệm của cô là: TO LIVE IS TO LOVE, DEVOTE AND ENJOY

-----------------------------------------------------------------

Mình xin lấy avata của page Ngưng Ngược Đãi để bới vấn đề này:"Ý tưởng của avatar chỉ đơn giản là không nên tỏ ra "mỏ nhọn", tức là xía vô chuyện của người khác, phán xét người khác, chỉ trích người ta khi chuyện không ảnh hưởng gì đến mình, những hành vi đó đều có thể gây nên những sự ngược đãi về tinh thần."


Toàn bộ câu chuyện mình xin được chia sẻ như sau.

Ban đầu mình và bạn có đăng kí khóa học TOEIC ở trung tâm cô Lê Na ở Đại An, vì tiện đường, học phí lại đang được giảm 50% còn 2tr5, đóng tiền trước cả khóa. Khóa học bình thường sẽ kéo dài khoảng 4 tháng, giữa khóa sẽ có các bài kiểm tra, nếu k qua học viên phải học lại. Lần đầu mình thi qua nhưng trung tâm lại đổi ngày học nên mình k theo được, mình xin chuyển sang 1 lớp khác vào ngày phù hợp nhưng chỉ còn lớp ở Thái Hà và phải học lại từ đầu. Vì biết là học dốt nên có hỏi rõ trung tâm là đc học lại bn lần, các bạn ở TT nói là nếu xin học lại thì chỉ đc 1 lần, còn nếu thi trượt thì cứ học lại thoải mái k phải đóng tiền ( nhấn mạnh k ai nhắc là phải học xong trong bao lâu nếu thi trượt học lại ). Ở TT quy định là phải làm bài tập mới được đến lớp, lần đầu tiên đi thi thì lại k có ai kiểm tra bài tập gì cả, bọn mình được kiểm tra bình thường. Lần thứ 2 lại bắt kiểm tra bài tập mà mình nghĩ như lần 1 nên k làm, lần đó phải đi về và lại phải học lại, hôm đó có rất nhiều bạn giống mình và đều phàn nàn phải đi về. Sau đấy mình lại tiếp tục phải đi học lại mà mình cũng k hề muốn như thế. Đâu có ai muốn học đi học lại mãi. Mà thời gian chờ đợi giữa các lớp khá là lâu. Mỗi lần học lại 10 buổi mất 5 tuần x 3 là 15 tuần, mà bắt đầu học từ tháng 1 bâyh mới xong là 7 tháng :(( Lần thứ 3 thì cuối cùng cũng ổn và mình được học tiếp ở lớp Thái Hà.

Sau đây thì câu chuyện bắt đầu căng thẳng khi mình đến lớp học buổi tiếp theo thì các bạn k cho mình học vì giấy đăng kí học của mình hết hạn, cái này từ trước nay chưa baoh mình đc nghe. Ra gặp các bạn quản lý ở đó thì nói là hết hạn rồi mà gia hạn phải đóng nửa tiền học. Mình k đồng ý điều đó vì trước giờ k ai nói với mình hết, cũng k có giấy tờ nào ghi vậy. Các bạn bảo mình để lại sđt để tư vấn gọi điện và thứ 2 lên giải quyết giờ hành chính ( hôm đó là thứ 3). Hôm thứ 5 mình ở nhà thì có ng gọi điện tư vẫn và hỏi mình học lớp IELTS nào, mình bảo mình học TOEIC mà, bạn ý mới nói Toeic học thoải mái mà, IE mới 4-6 tháng. Sau thì bảo gọi lại sau. K thấy gọi lại nên thứ 2 mình lên TT, hôm đó lên k giải quyết đc gì chỉ viết mỗi tờ giấy là trình bày vấn đề rồi ngta đưa giấy hẹn bảo thứ 5 lên giải quyết. Mình lại ngậm ngùi đi về.

Chiều hôm qua là thứ 5 như hẹn mình lên. TT đưa lại giấy học cho mình nói bâyh mình học T3 T5, bạn mình có hỏi là cái này là học thế nào thì ngta bảo đây là học ôn tập để đi thi, mình có nói là mình đã học xong đâu mà ôn tập, ngta bảo cũng k biết rồi mình lại phải trình bày lại vấn đề, xong có 1 bạn quản lý cấp cao hơn đến nói mình ngồi đợi. Đợi 1 lúc thì cô LÊNA đến. Mình ra gặp cô xin giải quyết vấn đề thì cô k thèm nhìn mình rồi nói là quá hạn, Lúc đó bạn mình mới nói là trước giờ k có nhắc đến vấn đề phải gia hạn, quá hạn cả, hôm trc bạn tư vấn vẫn còn nói là học thoải mái. Cô nói là k ai dạy cho bạn cả đời, cài này công nhận đúng, mình cũng đâu muốn phiền TT đến vậy đâu, mất thời gian của mình nhiều chứ. Rồi cô bảo có quy định mà mình xem trên giấy tờ k hề có, cô nói do mình k chịu nghe, k chịu tìm hiểu. Mới hỏi cô quy định ở đâu k có giấy tờ nào viết. Cô k thèm tiếp mình mà mời 1 học viên khác ra phỏng vấn vào khóa học mới. Mình và bạn cứ đứng đó ngơ ngác k ai giải thích không ai tiếp. Mình đứng 1 hồi mới hỏi cô là k ai giải quyết cho bọn em ạ. Thì cô nói cô k muốn nói chn với ng vô học, mình đã làm gì cô bảo mình vô học. Sau đấy bạn mình cũng nóng có nói to là ban đầu k ai bảo phải gia hạn hay này nọ. Rồi cô lại bảo mình vô học và cô bảo thế muốn trả tiền học phải k. Cho cô xin thông tin trả tiền qua đường bưu điện, bạn mình cho địa chỉ nhà rồi cô còn xin lớp. Bạn mình nói trả qua bưu điện thì qua nhà là đc rồi. K cần lớp thì cô bảo cần đầy đủ rồi k thì k giải quyết, rồi gọi bảo vệ này nọ. Bạn mình sợ ảnh hưởng thông tin cá nhân nên giành lấy tờ giấy ra về.

HỒI GAY CẤN : Lúc này cô chuyển sang mày tao và bắt đầu dọa nạt. tao biết trường mày rồi t sẽ gặp hiệu trưởng. Bạn mình lúc đó có nóng giận và chửi lại. Lúc đó là mình sai. Nhưng sau đó mình về rồi cô còn nói mai gọi hội đến trường chúng nó cho chúng nó 1 trận. Bạn mình k chịu đc nên quay lại thì bị cô chửi cho k ra gì và k nói lại đc 1 câu nào luôn. Sau đó mọi ng can ngăn thì mình về cũng nghĩ là thôi coi như mất tiền để học đc lần sau phải cẩn thận hơn.

Nhưng cô k buông tha cho bọn mình. Về mình chưa làm gì cô đã gửi email đe dọa. Tối cô gọi điện chửi bới mình, mình nghe rõ câu đầu tiên " ĐCM CON CHÓ ". Mình sợ quá tắt máy, sau rồi cô gọi lại và gửi tin nhắn đe đọa. Mình chặn số và k hề trả lời gì, coi như cho qua.

Sáng nay (thứ 6 ngay sau chiều xảy ra vụ việc) có ng nói là khách hàng gọi đến chỗ mình làm thêm hạ thấp uy tín danh dự của bạn mình, còn nói rõ là tên gì và sn bao nhiêu. Mình nghĩ 90% là cô vì bạn mình k hề làm thế. Chỉ có đặt điều. Bọn mình có camera giám sát, chuyện cô Vu Khống hoàn toàn là bịa đặt.

Hôm nay co tiếp tục email đe dọa bắt mình phải xin lỗi. Mình đã k chịu đc và mail lại thì liên tục nhận được lời dọa nạt.

Mình sai là đã k học hành tử tế. K bàn đến chất lượng trung tâm, nhưng cách quản lý và làm việc k thể chấp nhận. Đặc biệt là thái độ và cách hành xử cô LÊ NA thật k xứng đáng là 1 nhà giáo. Tại sao cô k mời bọn mình ngồi xuống và giải thích cho mình tử tế lại khinh mình như vậy, trong khi lại ngọt nhạt với học viên mới sắp đóng tiền. Bạn mình có sai đã nổi nóng nhưng ngay từ đâu cô k tôn trọng bọn mình, ra vẻ khinh thường không thèm tiếp chuyện, mình mới nói mấy câu đã kêu gọi bảo vệ đuổi mình về. Và nhớ nhất câu cô nói " tao sẽ không bao giờ quên loại học sinh như mày " vô học và nói mình sẽ phải trả giá.

Mình biết cô và trung tâm và cả các quản lý, cộng tác viên đều đang theo dõi từng hành động của mình, để trả thù bắt mình trả giá. Nhưng mình vẫn muốn đăng bài này để mọi ng biết mà tránh. Không phải ai có học thức cũng là những người hành xử văn minh và lịch sự.

Mình có bản ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện và clip đầy đủ hơn về vụ việc này. Nhưng fb k cho đăng video quá dài. Nên khi nào cần mình sẽ đưa ra. Mình chỉ muốn sống yên thôi mà cũng k được. Mình cũng sợ là cô là ng có tiền có địa vị sẽ làm mọi cách hạ nhục mình và bạn mình. Nhưng bố nói mình k phải sợ, và cũng không cần phải xin lỗi người đó. Mình sống đàng hoàng thì k sợ người ta hạ nhục.

Câu chuyện hơi dài mọi ng thông cảm. Mình xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.






Nguồn fb: Bùi Yến

Clip về Trung tâm tiếng Anh Lê Na:



Trà lời của Lena:


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Người Việt đa số thích lớn, hoành tráng, oai, tính sĩ diện cao. Có lẽ cũng chính vì thế mà 95% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ (theo số liệu thống kê không chính thức). Nhưng tỷ phú Jack Ma vẫn nói rất an ùi: “Small is beautiful” – Nhỏ mới là đẹp.
Phần lớn sinh viên mới ra trường của chúng ta làm trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam. Đương nhiên, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn khác nhau rất nhiều về công việc, về chế độ đãi ngộ, văn hóa công ty…Doanh nghiệp nhỏ cũng dễ chết “bất đắc kỳ tử” khiến cho bạn có thể mất việc bất cứ lúc nào. Nhưng với đa số lao động trẻ vốn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn non kém, họ không có nhiều lựa chọn. Doanh nghiệp nhỏ cũng khiêm tốn trong tuyển chọn nhân viên, thay vì trả lương cao, họ bù cho những nhân sự trẻ cơ hội được đào tạo tốt hơn, sâu sát hơn và kết nối sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy, những nhân sự trẻ có khả năng SỐNG SÓT trong các doanh nghiệp nhỏ RẤT THẤP dẫn đến thực trạng thất nghiệp tràn lan. Đương nhiên rồi, doanh nghiệp lớn thì không đủ khả năng, doanh nghiệp nhỏ thì không sống sót được, việc rơi vào tình trạng “không chốn dung thân” là điều có thể đoán trước. Điều này lỗi từ 2 phía. Doanh nghiệp nhỏ cũng còn đang loay hoay với bài toán SỐNG SÓT, quy trình chưa bài bản và trơn tru, văn hóa doanh nghiệp chưa định hình rõ và tốt, chế độ đãi ngộ không cao…Nhưng họ vẫn đang cố hết sức. Từ phía nhân sự trẻ, đa phần do lười biếng, tính thụ động cao, thiếu kiến thức kỹ năng nhưng tốc độ học hỏi chậm và phương pháp học chưa có, khả năng chịu áp lực kém, không thể thích nghi cùng doanh nghiệp.

Thực trạng đau lòng hiện nay là tồn tại một lượng lớn các bạn được cho rằng THẤT NGHIỆP, nhưng thực tế là đang LẠC LÕNG trong thị trường lao động. Không phải không xin được việc mà là xin được việc nhưng bỏ việc RẤT NHANH! Họ không thích nghi được! Đáng tiếc hơn nữa là thói quen đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho nhà tuyển dụng, cho thị trường lao động, cho trường học, cho chính phủ khiến họ không thể THOÁT KHỎI thực trạng như hiện tại.

Bài viết này mong muốn giúp cho các bạn phần nào nắm được những điểm chính để TỒN TẠI và THÍCH NGHI với doanh nghiệp nhỏ. Mong các bạn có thể suy nghĩ và áp dụng tốt hơn cho công việc của mình.

1.KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẢN THÂN
Khi mới đi làm, ai cũng rất hào hứng, thái độ tích cực và chủ động. Nhất là với các bạn trẻ. Họ bị cảm xúc tích cực khiến cho bản thân thấy hưng phấn quá, không lường trước được những khó khăn trước mắt, họ kỳ vọng quá cao vào kết quả công việc mà mình SẮP đạt được.
Nhưng khi bắt tay vào công việc thực tế, thì QUÁ TỆ! Động việc gì cũng thấy khó, động việc gì cũng thấy mình thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quá, chẳng làm được gì ra hồn tử tế cả. Họ bị shock, thậm chí stress, tự kỷ…và phần lớn là BỎ CUỘC khi mới bắt đầu.
Những nhân sự nào TRỤ ĐƯỢC qua giai đoạn này mới có thể phát triển tốt. Mới đi làm, bạn phải LƯỜNG TRƯỚC được điều này sẽ xảy ra, HẠ THẤP KỲ VỌNG của bản thân xuống. Và khi cảm xúc tiêu cực ùa đến, hãy tìm cách thoát khỏi nó, đừng làm điều dại dột!
Bạn có thể trao đổi với quản lý của mình, chia sẻ với bạn bè, người thân, người yêu. Hoặc thậm chí đi lang thang ăn uống một bữa cho khuây khỏa. Đừng làm gì, đừng viết đơn xin nghỉ việc khi tâm trạng đi xuống. Cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN. Hãy bình tĩnh và để LÝ TRÍ của bạn trở lại để suy xét.

2.HỌC HỎI LIÊN TỤC
Hãy lấy việc bản thân kém cỏi làm ĐỘNG LỰC để bạn học hỏi những kỹ năng mới. Bạn đang gặp KHÓ KHĂN trong công việc bởi vì kiến thức kỹ năng còn yếu kém. Yếu kém thì phải HỌC HỎI, RÈN LUYỆN thì nó mới bớt yếu kém đi chứ! Hãy ĐỐI DIỆN với sự kém cỏi của bản thân và đánh bại nó.
Hãy liên tục hỏi những người quản lý của bạn để họ hướng dẫn bạn phát triển kỹ năng.
Hãy mở rộng thêm kiến thức của mình bằng việc đọc sách, xem video, tham khảo các web chuyên ngành.
Hãy tham gia những lớp học kỹ năng phục vụ cho công việc.
Hãy tìm những người cùng chuyên môn để hỏi và trao đổi.
Hãy nỗ lực hết sức và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng!

3. ĐA DẠNG KỸ NĂNG
Làm công ty nhỏ cũng đồng nghĩa với việc mức độ chuyên môn hóa không cao, bạn sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Đừng nghĩ nó là gánh nặng, hãy nghĩ nó là CƠ HỘI để bạn rèn luyện và phát triển bản thân.
Bạn làm sales thì hãy cố gắng học thêm marketing, copywiter hay design một chút.
Bạn làm nhân sự thì cố gắng học thêm về facebook, photoshop hay thậm chí là nấu ăn, cắm hoa.
Bạn làm marketing thì cũng nên học thêm về tuyển dụng, phỏng vấn hay đào tạo.
Một nhân sự luôn phấn đấu để phát triển bản thân sẽ được TÔN TRỌNG và TRAO QUYỀN trong các doanh nghiệp nhỏ. Thăng tiến trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn trong hệ thống lớn rất nhiều. Cơ hội của bạn do chính bạn tạo ra.

4. ĐỪNG NGHỈ VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM
Công ty nhỏ đồng nghĩa với nhân sự ít. Bạn nghỉ việc ở doanh nghiệp lớn có thể chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới nhưng với công ty nhỏ thì ảnh hưởng khá nhiều.
Hãy đọc lại bài Kỹ năng xin nghỉ việc của tôi để biết cách xin nghỉ việc cho đàng hoàng nhé!

Điều cuối cùng tôi muốn nhẳn nhủ với các bạn trẻ là: “HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG CƠ HỘI MÌNH CÓ!”

Nguồn: fb Nguyễn Đức Hải


Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

 1, Thụ động, có thái độ sống tiêu cực
Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc này khác, thích đổ lỗi, tìm lý do để biện minh cho mình, không dám nhận trách nhiệm về mình. Hành động theo bản năng hơn là lý trí.

2, Lười suy nghĩ
Không định ra kế hoạch, né tránh mục đích trong cuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai, chẳng bao giờ lo lắng về hậu quả từ những hành động của mình. Cuộc sống của họ chỉ là hiện tại mà thôi, tự lấy lý do “Đời là mấy tý” - vùi đầu vào các thú vui bất tận, không cần biết hậu quả ra sao.

3, Nước đến chân mới nhảy
Dù việc có quan trọng tới đâu chăng nữa thì cũng đều lần lữa không làm cho xong. Lãng phí phần lớn thời gian vào các công việc không mang lại mục đích gì: Rong chơi la cà, tán gẫu, online mạng xã hội.

4, Chỉ nghĩ tới thắng thua
Chỉ nghĩ tới được thua trước mắt, không muốn cho ai bằng ai, bạn bè mình mà thắng nghĩa là mình thua, bạn bè xung quanh mình mà chiến thắng hay giành được thành tựu gì đó thì tỏ vẻ khó chịu.

5, Thích nói trước rồi mới nghe sau
Tỏ ra mình là biết tuốt, cả thế giới, những ai khác với suy nghĩ của mình đều cần phải được cải tạo, nói trước mà không cần nghe ý kiến của người khác, cuối cùng hiểu ra vấn đề mới ah, uh…

6,Không hợp tác với mọi người
Xem những người khác kỳ cục vì những người này nghĩ khác với mình. Mọi người đoàn kết lại và chơi với nhau vì họ không giống mình. Nếu ý kiến của mình là tuyệt với thì cần gì phải hợp tác với ai.

7, Sống mòn
Sống ngày này qua ngày khác mòn mỏi, không tự nâng cao năng lực bản thân, không chịu học hỏi những điều mới, điều hay, tránh xa sách vở và thể dục, thể thao.

Chúng ta có giật mình khi đọc được những điều này? Vâng, chính chúng ta đôi khi cũng có những thói quen không tốt này. Và để từ bỏ tất cả những thói quen này là một điều không hề dễ dàng, không thể một sớm một chiều mà từ bỏ được, nhưng chúng ta đã biết được chúng, đã hiểu được vấn đề, những thói quen xấu mà chúng ta – những bạn trẻ hay gặp phải. Muốn thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu để tốt lên hay không – đó là ở bạn!


CHÀO CÁC BẠN! ĐÃ CÓ LÚC NÀO BẠN NGHĨ ĐÃ LÂU RỒI CHƯA ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG?

Nhiều người than đã lâu không được tăng lương, mà không biết rằng nguyên nhân có thể nằm ở chính họ.
Nguyên nhân chưa được tăng lương có thể nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, chẳng hạn như việc công ty làm ăn không có lãi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lý do nằm ở chính bạn, ví dụ như than phiền quá nhiều, ít tham gia các hoạt động giao lưu hoặc thậm chí ít cạo râu. Sau đây là các nguyên nhân chính khiến lương của bạn giữ nguyên trong một thời gian dài:
1. Bạn chưa yêu cầu tăng lương

Nếu bạn đang làm việc rất chăm chỉ và tỏ ra nghiêm túc trong công việc, thế nhưng vẫn chưa được tăng lương, thì khả năng nguyên nhân vì bạn chưa đòi hỏi. Khảo sát tại Mỹ cho thấy 84% các ông chủ hy vọng nhân viên của mình tự đề đạt việc tăng lương. Tuy nhiên, chỉ có 41% người Mỹ thực sự lên tiếng. Khi bạn chưa yêu cầu, các ông chủ sẽ nghĩ rằng bản thân bạn cũng không nghĩ rằng mình xứng đáng được lên lương.

Việc thẳng thắn đề nghị không đảm bảo rằng bạn sẽ thật sự đạt được mục đích, nhưng ít nhất cũng gia tăng cơ hội. Cơ hội sẽ càng nhiều nếu bạn hẹn sếp một buổi gặp, trong đó đưa ra bằng chứng cho thấy mình làm việc chăm chỉ. Tốt nhất bạn nên chọn lúc công ty đang làm ăn tốt. Kể cả khi sếp nói không, cuộc gặp này sẽ là cơ hội để bạn thẳng thắn hỏi sếp rằng mình cần phải làm gì để có thể được lên lương trong tương lai.
2. Công việc của bạn không nhất quán
Nếu bạn đang làm việc kém, bạn nên lo về khả năng bị thôi việc chứ chưa nói đến tăng lương. Còn nếu công việc không ổn định, bạn cũng khó chứng minh rằng mình xứng đáng. Nhiều người gặp sai lầm hỏi tăng lương trong những thời điểm không thích hợp, ví dụ có một người họ hàng bị ốm, bạn đời bị mất việc, hoặc bạn đang gặp khó khăn tài chính.

Có thể ông chủ tỏ ra thông cảm, nhưng khó khăn tài chính của bản thân không giúp gia tăng cơ hội lên lương. Thậm chí có một số ông chủ cho rằng chia sẻ thông tin về khó khăn tài chính cá nhân là không chuyên nghiệp. Thay vào đó, bạn cần làm việc chăm chỉ, chứng minh rằng mình đang giúp công ty sinh lãi.

3. Ông chủ không biết rằng bạn xứng đáng được tăng lương

Dù bạn có thể không muốn phô trương, nhưng cũng nên làm các sếp chú ý đến việc mình đang làm việc chăm chỉ. Đây là một kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo. Bạn hoàn thành đầy đủ những công việc mà sếp giao là điều tốt nhưng chưa đủ. Bạn nên thường xuyên đề xuất nhận thêm việc nếu muốn được chú ý. Ví dụ, bạn xin tham gia những dự án quan trọng và cố gắng càng cao càng tốt trong việc để lại dấu ấn trong công việc của mình. Tất nhiên vẫn phải đảm bảo rằng điều này không làm người khác cảm thấy phiền toái.

Nếu không có cơ hội lên tiếng, bạn có thể ghi chép lại những công việc mình làm và chia sẻ nó với ông chủ trong báo cáo cá nhân cuối năm, hoặc trong một cuộc họp nào đó. Còn nếu bạn chỉ gánh việc của những đồng nghiệp khác giúp họ nhưng không có ai chú ý đến việc đó, bạn cũng sẽ không được tăng lương.

4. Bạn không nâng cấp kỹ năng

Dù bạn đang làm việc chăm chỉ và thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp, điều đó vẫn là chưa đủ nếu kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời. Đây có thể thành một vấn đề nếu bạn đã làm ở công ty một thời gian dài. Có thể trước đây bạn ra trường là được tuyển vào công ty luôn và làm từ đó đến nay, nhưng bây giờ thời thế đã khác khi bạn phải cạnh tranh với lớp trẻ, những người có nhiều kỹ năng hơn, học hành cao hơn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên theo học các lớp kỹ năng có cấp chứng chỉ. Khi tìm kiếm người cho một vị trí cao hơn, các công ty cũng có thể nhìn vào bằng cấp hoặc các kỹ năng mà một cá nhân có. Theo khảo sát của Bộ Lao động Mỹ, người có bằng đại học kiếm được nhiều hơn 77% so với người chỉ có bằng phổ thông.

5. Bạn có quá nhiều vấn đề

Nếu nhân viên thường xuyên lơ đễnh, ví dụ sếp yêu cầu một báo cáo dài 5 trang nhưng chỉ làm 3 trang, và một tháng lặp lại lỗi này 3 lần, thì các sếp sẽ lưu ý đến sự thiếu tập trung đó.

Nhiều nhân viên không bị phạt khi kém tập trung vào chi tiết, vì các ông chủ thường xem đó chỉ là thiếu sót cá nhân. Tuy nhiên những thiếu sót này chắc chắn sẽ được nghĩ đến khi ông chủ cân nhắc việc tăng hay không tăng lương. Cơ hội của bạn sẽ giảm đi nếu bạn có thái độ không tốt.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên đến muộn hoặc nghỉ ốm quá nhiều cũng khó được tăng lương. Nhiều người cho rằng chỉ cần họ ở lại đến khi làm xong việc đã là xuất sắc. Nhưng thực tế, các ông chủ sẽ để ý hơn đến việc bạn bắt đầu ngày làm việc muộn, kể cả khi bạn thường xuyên ở lại làm việc muộn.
(ST)

PS: NGÀY MAI MÌNH SẼ CHIA SẺ CHO CÁC BẠN 5 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐƯỢC NÂNG LƯƠNG NHÉ!

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Người Việt Nam hay mắc 1 bệnh đó là nước đến chân mới nhảy. Thực ra thì mình hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì nói chính xác hơn phải là nước đến cổ.

Các bạn SV ra trường bằng lòng với mức lương 10 triệu/tháng tưởng đã ngon. Trong khi đó, chúng ta đang xếp hạng bét trong khu vực. LỐI SỐNG CỦA ĐA PHẦN GIỚI TRẺ NGÀY NAY LÀ BAN NGÀY THÌ ĐI LÀM, TỐI VỀ THƯ GIÃN, THU NHẬP TẠM ĐỦ ĐỂ TIÊU, ĐẾN ĐÂU THÌ BIẾT ĐẾN ĐÓ. Ban đầu mọi thứ đến thật tự nhiên. Nhưng những hành động ngày qua ngày này lặp lại hình thành nên 1 thói quen, 1 sức ì ngày 1 vững chắc theo thời gian.

Họ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi có gia đình => nước đến chân. Có 1 đứa con => nước đến rốn. Có 2 đứa con => nước đến cổ.
Khi đó 1 số người mới thực sự bắt đầu làm 1 cái gì đó. Còn bình thường, cứ đến đâu thì đến, không cần nghĩ xa. Tại sao chúng ta không chuẩn bị từ sớm mà cứ phải chờ tới khi dồn vào đường cùng thì mới chịu thay đổi? Chuẩn bị sớm thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, có nhiều thời gian hơn, thoải mái hơn.

Thế hệ trẻ VN bây giờ nhiều người sống thiếu ước mơ và đam mê quá!

***

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược Nguyễn Hữu Thái Hòa trong buổi "Small Talk - Chuyên gia bàn về chiến lược 18/7/2015":
VN đang rất nhục. Nếu không kể mấy nước Châu Phi ra thì VN đang đứng ở đáy của giá trị nhân loại. Chúng ta là quốc gia gia công nô dịch. Một trăm năm trước, postcard 1909 không biết chọn hình gì để mô tả người VN nên đành lấy tạm hình 1 cu li:


100 năm trước, người VN hiện lên trên mặt 1 poster là cu li. Bây giờ lao động VN khác 1 chút là mặc vest, đi xe hiệu và biết chém gió. Thu nhập của người Việt vào khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Đây là 1 thực tế thật "hãnh diện" cho 1 quốc gia rừng vàng biển bạc và thông minh như Việt Nam.

Lao động Việt Nam đi làm việc trên những khu công nghiệp, tập đoàn nước ngoài, mức lương cao hơn bình thường. Chúng ta được gì ngoài mức lương 4-8 triệu trên khu công nghiệp? Đây là mức lương thấp nhất. Những người Hàn Quốc nhận mức lương ở nhà máy Bắc Ninh 5-7 ngàn/tháng và quản lý vài chục ngàn cu li.

Nói về doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức đi gia công sản phẩm chứ ít có hàm lượng chất xám, lấy công làm lãi, hàm lượng trí tuệ rất thấp. Chúng ta đa phần mới chỉ dừng ở mức đào khoáng sản lên, loay hoay trong gia công nô dịch, rồi bán. Trong khi đó ở Nhật, 1 quốc gia không hề có tài nguyên, thường xuyên phải đối diện với thiên tai thì hàm lượng chất xám trong lao động của họ lại cực cao. Hàng năm Nhật đóng góp vào tổng GDP của họ 75% từ giá trị trí tuệ. Chỉ số này ở Việt Nam theo World Bank là dưới 3%. :(
***

Những SV đại học, những cử nhân, kỹ sư đang ra trường hãy sống ước mơ hơn, đam mê hơn để tốt cho chính các bạn, và cũng để Việt Nam phát triển. Bạn đèn sach 12 năm học để thi đỗ được vào ĐH, để dòng họ phải mổ dê, mổ bò ra để ăn mừng. Bạn tiếp tục cố gắng thêm 4,5 năm nữa để đèn sách và tốt nghiệp ĐH. Tổng thời gian bạn đã đầu tư cho đèn sách là 17 năm. Và mức lương trung bình của bạn trong nhiều năm trời là 10 triệu đồng.

Anh họ tôi ở quê lên HN, đi lái taxi, chả cần học hành gì, mỗi tháng thu nhập cũng hơn con số 10 triệu. Cạnh nhà tôi có 1 hàng cháo lươn Nghệ An, mỗi tháng cũng lãi vài chục triệu. Bạn có nhìn thấy vấn đề là gì không? Họ chả đầu tư gì 17 năm như bạn, nhưng thu nhập của họ lại cao hơn bạn. Có thể được học hành thì tư duy của bạn tốt hơn họ, bạn biết được đạo hàm, tích phân... nhưng nếu bạn không tận dụng những thứ đó, chỉ biết đi làm và thư giãn qua ngày thì những tri thức đó thật sự là đã phí phạm 17 năm đèn sách.

Hãy yêu những việc bạn đang làm, làm mọi thứ với tất cả cố gắng, tìm cho mình 1 ước mơ, phấn đấu vì nó. Bạn sẽ biết ban ngày phải tìm 1 công việc như thế nào để học hỏi kinh nghiệm. Bạn sẽ biết mình phải làm gì vào buổi tối để chuẩn bị cho mình những gì cần thiết, chuẩn bị sẵn sàng để sau này xây nên ước mơ của chính mình. Điều đó có ích hơn thay vì ngồi chờ đến sáng mai để 8h sáng mai lại có mặt đúng giờ, làm thợ xây, đi xây ước mơ cho 1 người khác.

Nguồn fb: Nguyễn Mạnh Trường