Người Việt đa số thích lớn, hoành tráng, oai, tính sĩ diện cao. Có lẽ cũng chính vì thế mà 95% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ (theo số liệu thống kê không chính thức). Nhưng tỷ phú Jack Ma vẫn nói rất an ùi: “Small is beautiful” – Nhỏ mới là đẹp.
Phần lớn sinh viên mới ra trường của chúng ta làm trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam. Đương nhiên, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn khác nhau rất nhiều về công việc, về chế độ đãi ngộ, văn hóa công ty…Doanh nghiệp nhỏ cũng dễ chết “bất đắc kỳ tử” khiến cho bạn có thể mất việc bất cứ lúc nào. Nhưng với đa số lao động trẻ vốn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn non kém, họ không có nhiều lựa chọn. Doanh nghiệp nhỏ cũng khiêm tốn trong tuyển chọn nhân viên, thay vì trả lương cao, họ bù cho những nhân sự trẻ cơ hội được đào tạo tốt hơn, sâu sát hơn và kết nối sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy, những nhân sự trẻ có khả năng SỐNG SÓT trong các doanh nghiệp nhỏ RẤT THẤP dẫn đến thực trạng thất nghiệp tràn lan. Đương nhiên rồi, doanh nghiệp lớn thì không đủ khả năng, doanh nghiệp nhỏ thì không sống sót được, việc rơi vào tình trạng “không chốn dung thân” là điều có thể đoán trước. Điều này lỗi từ 2 phía. Doanh nghiệp nhỏ cũng còn đang loay hoay với bài toán SỐNG SÓT, quy trình chưa bài bản và trơn tru, văn hóa doanh nghiệp chưa định hình rõ và tốt, chế độ đãi ngộ không cao…Nhưng họ vẫn đang cố hết sức. Từ phía nhân sự trẻ, đa phần do lười biếng, tính thụ động cao, thiếu kiến thức kỹ năng nhưng tốc độ học hỏi chậm và phương pháp học chưa có, khả năng chịu áp lực kém, không thể thích nghi cùng doanh nghiệp.
Thực trạng đau lòng hiện nay là tồn tại một lượng lớn các bạn được cho rằng THẤT NGHIỆP, nhưng thực tế là đang LẠC LÕNG trong thị trường lao động. Không phải không xin được việc mà là xin được việc nhưng bỏ việc RẤT NHANH! Họ không thích nghi được! Đáng tiếc hơn nữa là thói quen đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho nhà tuyển dụng, cho thị trường lao động, cho trường học, cho chính phủ khiến họ không thể THOÁT KHỎI thực trạng như hiện tại.
Bài viết này mong muốn giúp cho các bạn phần nào nắm được những điểm chính để TỒN TẠI và THÍCH NGHI với doanh nghiệp nhỏ. Mong các bạn có thể suy nghĩ và áp dụng tốt hơn cho công việc của mình.
1.KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẢN THÂN
Khi mới đi làm, ai cũng rất hào hứng, thái độ tích cực và chủ động. Nhất là với các bạn trẻ. Họ bị cảm xúc tích cực khiến cho bản thân thấy hưng phấn quá, không lường trước được những khó khăn trước mắt, họ kỳ vọng quá cao vào kết quả công việc mà mình SẮP đạt được.
Nhưng khi bắt tay vào công việc thực tế, thì QUÁ TỆ! Động việc gì cũng thấy khó, động việc gì cũng thấy mình thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quá, chẳng làm được gì ra hồn tử tế cả. Họ bị shock, thậm chí stress, tự kỷ…và phần lớn là BỎ CUỘC khi mới bắt đầu.
Những nhân sự nào TRỤ ĐƯỢC qua giai đoạn này mới có thể phát triển tốt. Mới đi làm, bạn phải LƯỜNG TRƯỚC được điều này sẽ xảy ra, HẠ THẤP KỲ VỌNG của bản thân xuống. Và khi cảm xúc tiêu cực ùa đến, hãy tìm cách thoát khỏi nó, đừng làm điều dại dột!
Bạn có thể trao đổi với quản lý của mình, chia sẻ với bạn bè, người thân, người yêu. Hoặc thậm chí đi lang thang ăn uống một bữa cho khuây khỏa. Đừng làm gì, đừng viết đơn xin nghỉ việc khi tâm trạng đi xuống. Cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN. Hãy bình tĩnh và để LÝ TRÍ của bạn trở lại để suy xét.
2.HỌC HỎI LIÊN TỤC
Hãy lấy việc bản thân kém cỏi làm ĐỘNG LỰC để bạn học hỏi những kỹ năng mới. Bạn đang gặp KHÓ KHĂN trong công việc bởi vì kiến thức kỹ năng còn yếu kém. Yếu kém thì phải HỌC HỎI, RÈN LUYỆN thì nó mới bớt yếu kém đi chứ! Hãy ĐỐI DIỆN với sự kém cỏi của bản thân và đánh bại nó.
Hãy liên tục hỏi những người quản lý của bạn để họ hướng dẫn bạn phát triển kỹ năng.
Hãy mở rộng thêm kiến thức của mình bằng việc đọc sách, xem video, tham khảo các web chuyên ngành.
Hãy tham gia những lớp học kỹ năng phục vụ cho công việc.
Hãy tìm những người cùng chuyên môn để hỏi và trao đổi.
Hãy nỗ lực hết sức và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng!
3. ĐA DẠNG KỸ NĂNG
Làm công ty nhỏ cũng đồng nghĩa với việc mức độ chuyên môn hóa không cao, bạn sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Đừng nghĩ nó là gánh nặng, hãy nghĩ nó là CƠ HỘI để bạn rèn luyện và phát triển bản thân.
Bạn làm sales thì hãy cố gắng học thêm marketing, copywiter hay design một chút.
Bạn làm nhân sự thì cố gắng học thêm về facebook, photoshop hay thậm chí là nấu ăn, cắm hoa.
Bạn làm marketing thì cũng nên học thêm về tuyển dụng, phỏng vấn hay đào tạo.
Một nhân sự luôn phấn đấu để phát triển bản thân sẽ được TÔN TRỌNG và TRAO QUYỀN trong các doanh nghiệp nhỏ. Thăng tiến trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn trong hệ thống lớn rất nhiều. Cơ hội của bạn do chính bạn tạo ra.
4. ĐỪNG NGHỈ VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM
Công ty nhỏ đồng nghĩa với nhân sự ít. Bạn nghỉ việc ở doanh nghiệp lớn có thể chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới nhưng với công ty nhỏ thì ảnh hưởng khá nhiều.
Hãy đọc lại bài Kỹ năng xin nghỉ việc của tôi để biết cách xin nghỉ việc cho đàng hoàng nhé!
Điều cuối cùng tôi muốn nhẳn nhủ với các bạn trẻ là: “HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG CƠ HỘI MÌNH CÓ!”
Nguồn: fb Nguyễn Đức Hải
Phần lớn sinh viên mới ra trường của chúng ta làm trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam. Đương nhiên, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn khác nhau rất nhiều về công việc, về chế độ đãi ngộ, văn hóa công ty…Doanh nghiệp nhỏ cũng dễ chết “bất đắc kỳ tử” khiến cho bạn có thể mất việc bất cứ lúc nào. Nhưng với đa số lao động trẻ vốn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn non kém, họ không có nhiều lựa chọn. Doanh nghiệp nhỏ cũng khiêm tốn trong tuyển chọn nhân viên, thay vì trả lương cao, họ bù cho những nhân sự trẻ cơ hội được đào tạo tốt hơn, sâu sát hơn và kết nối sâu sắc hơn. Thực tế cho thấy, những nhân sự trẻ có khả năng SỐNG SÓT trong các doanh nghiệp nhỏ RẤT THẤP dẫn đến thực trạng thất nghiệp tràn lan. Đương nhiên rồi, doanh nghiệp lớn thì không đủ khả năng, doanh nghiệp nhỏ thì không sống sót được, việc rơi vào tình trạng “không chốn dung thân” là điều có thể đoán trước. Điều này lỗi từ 2 phía. Doanh nghiệp nhỏ cũng còn đang loay hoay với bài toán SỐNG SÓT, quy trình chưa bài bản và trơn tru, văn hóa doanh nghiệp chưa định hình rõ và tốt, chế độ đãi ngộ không cao…Nhưng họ vẫn đang cố hết sức. Từ phía nhân sự trẻ, đa phần do lười biếng, tính thụ động cao, thiếu kiến thức kỹ năng nhưng tốc độ học hỏi chậm và phương pháp học chưa có, khả năng chịu áp lực kém, không thể thích nghi cùng doanh nghiệp.
Thực trạng đau lòng hiện nay là tồn tại một lượng lớn các bạn được cho rằng THẤT NGHIỆP, nhưng thực tế là đang LẠC LÕNG trong thị trường lao động. Không phải không xin được việc mà là xin được việc nhưng bỏ việc RẤT NHANH! Họ không thích nghi được! Đáng tiếc hơn nữa là thói quen đổ lỗi cho doanh nghiệp, cho nhà tuyển dụng, cho thị trường lao động, cho trường học, cho chính phủ khiến họ không thể THOÁT KHỎI thực trạng như hiện tại.
Bài viết này mong muốn giúp cho các bạn phần nào nắm được những điểm chính để TỒN TẠI và THÍCH NGHI với doanh nghiệp nhỏ. Mong các bạn có thể suy nghĩ và áp dụng tốt hơn cho công việc của mình.
1.KIỂM SOÁT CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẢN THÂN
Khi mới đi làm, ai cũng rất hào hứng, thái độ tích cực và chủ động. Nhất là với các bạn trẻ. Họ bị cảm xúc tích cực khiến cho bản thân thấy hưng phấn quá, không lường trước được những khó khăn trước mắt, họ kỳ vọng quá cao vào kết quả công việc mà mình SẮP đạt được.
Nhưng khi bắt tay vào công việc thực tế, thì QUÁ TỆ! Động việc gì cũng thấy khó, động việc gì cũng thấy mình thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quá, chẳng làm được gì ra hồn tử tế cả. Họ bị shock, thậm chí stress, tự kỷ…và phần lớn là BỎ CUỘC khi mới bắt đầu.
Những nhân sự nào TRỤ ĐƯỢC qua giai đoạn này mới có thể phát triển tốt. Mới đi làm, bạn phải LƯỜNG TRƯỚC được điều này sẽ xảy ra, HẠ THẤP KỲ VỌNG của bản thân xuống. Và khi cảm xúc tiêu cực ùa đến, hãy tìm cách thoát khỏi nó, đừng làm điều dại dột!
Bạn có thể trao đổi với quản lý của mình, chia sẻ với bạn bè, người thân, người yêu. Hoặc thậm chí đi lang thang ăn uống một bữa cho khuây khỏa. Đừng làm gì, đừng viết đơn xin nghỉ việc khi tâm trạng đi xuống. Cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN. Hãy bình tĩnh và để LÝ TRÍ của bạn trở lại để suy xét.
2.HỌC HỎI LIÊN TỤC
Hãy lấy việc bản thân kém cỏi làm ĐỘNG LỰC để bạn học hỏi những kỹ năng mới. Bạn đang gặp KHÓ KHĂN trong công việc bởi vì kiến thức kỹ năng còn yếu kém. Yếu kém thì phải HỌC HỎI, RÈN LUYỆN thì nó mới bớt yếu kém đi chứ! Hãy ĐỐI DIỆN với sự kém cỏi của bản thân và đánh bại nó.
Hãy liên tục hỏi những người quản lý của bạn để họ hướng dẫn bạn phát triển kỹ năng.
Hãy mở rộng thêm kiến thức của mình bằng việc đọc sách, xem video, tham khảo các web chuyên ngành.
Hãy tham gia những lớp học kỹ năng phục vụ cho công việc.
Hãy tìm những người cùng chuyên môn để hỏi và trao đổi.
Hãy nỗ lực hết sức và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng!
3. ĐA DẠNG KỸ NĂNG
Làm công ty nhỏ cũng đồng nghĩa với việc mức độ chuyên môn hóa không cao, bạn sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Đừng nghĩ nó là gánh nặng, hãy nghĩ nó là CƠ HỘI để bạn rèn luyện và phát triển bản thân.
Bạn làm sales thì hãy cố gắng học thêm marketing, copywiter hay design một chút.
Bạn làm nhân sự thì cố gắng học thêm về facebook, photoshop hay thậm chí là nấu ăn, cắm hoa.
Bạn làm marketing thì cũng nên học thêm về tuyển dụng, phỏng vấn hay đào tạo.
Một nhân sự luôn phấn đấu để phát triển bản thân sẽ được TÔN TRỌNG và TRAO QUYỀN trong các doanh nghiệp nhỏ. Thăng tiến trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn trong hệ thống lớn rất nhiều. Cơ hội của bạn do chính bạn tạo ra.
4. ĐỪNG NGHỈ VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM
Công ty nhỏ đồng nghĩa với nhân sự ít. Bạn nghỉ việc ở doanh nghiệp lớn có thể chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới nhưng với công ty nhỏ thì ảnh hưởng khá nhiều.
Hãy đọc lại bài Kỹ năng xin nghỉ việc của tôi để biết cách xin nghỉ việc cho đàng hoàng nhé!
Điều cuối cùng tôi muốn nhẳn nhủ với các bạn trẻ là: “HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG CƠ HỘI MÌNH CÓ!”
Nguồn: fb Nguyễn Đức Hải
nút like ở đâu nhỉ? :D
Trả lờiXóa