Bạn vừa được thăng chức, và trở thành sếp của những đồng nghiệp cùng phòng. Bạn nên ứng xử ra sao?
Hẳn là bạn sẽ bối rối, không nhiều thì ít. Còn "cựu đồng nghiệp” của bạn hụt hẫng vì bạn được thăng chức còn họ thì không, rằng những thành quả của họ trong công việc không được chú ý và ghi nhận, nhưng bạn thì ngược lại.
Sự hụt hẫng của họ có thể khiến bạn cảm thấy thấy tội lỗi. Không chỉ vậy, bạn còn phải đối mặt với việc quản lý cấp dưới - những người từng là bạn đồng nghiệp thân thiết của mình. Đây không phải là việc dễ dàng, đặc biệt khi bạn biết rõ trong số cấp dưới ấy có vài người "đi muộn về sớm", trốn họp, phớt lờ quy định cơ quan...
Thực ra, quá trình chuyển đổi này là bình thường. Với cách tiếp cận khéo léo khi thiết lập những ranh giới và thay đổi cách cư xử của mình, bạn có thể trở thành trưởng nhóm xuất sắc giữa những đồng nghiệp cũ, hơn nữa lại còn có thể “ghi điểm” với những đồng nghiệp mới.
Có một số cách để cân bằng giữa việc trở thành một người sếp mẫu mực với đồng nghiệp cũ mà không trở thành kẻ thù của họ, bạn có thể tham khảo:
Tổ chức một cuộc họp thân mật
Hãy sắp xếp một cuộc họp để ngồi lại nói chuyện với cả phòng. Hãy nói với giọng thân thiết nhưng không kém phần cương nghị, thể hiện rõ mối quan hệ hiện tại của bạn với mọi người.
Bạn có thể nói: “Tôi biết việc này có chút hơi kỳ quặc và xa lạ bởi chúng ta từng rất thân thiết và giờ tôi lại là sếp của mọi người. Tôi chỉ muốn mọi người biết rằng tôi vẫn ở đây vì mọi người, để giải quyết những khó khăn và chia sẻ niềm vui cùng mọi người. Tôi hi vọng nhận được sự hỗ trợ của tất cả”.
Cuộc nói chuyện không nhất thiết phải như một cuộc họp trang trọng, bạn có thể đi ăn hoặc cà phê cùng họ. Qua giọng nói và tính cách của bạn, họ sẽ cảm thấy an tâm vì đã hiểu bạn. Họ biết rằng bạn đã thay đổi để chuẩn bị cho những thử thách trong vai trò mới và họ cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.
Bắt đầu tách ra khỏi những bữa trưa và buổi tụ tập
Một phần của quá trình thích nghi với vị trí mới là tách bản thân ra khỏi những cuộc nói chuyện thân mật với đồng nghiệp cũ. Cánh cửa văn phòng luôn mở và họ có thể ghé qua để chào bạn nhưng bạn nên bắt đầu tránh những cuộc nói chuyện quá cá nhân.
Nếu con của một đồng nghiêp không khỏe và họ cần thời gian làm việc linh hoạt hơn, bạn có thể thể hiện sự ủng hộ và đồng cảm. Nhưng khi đồng nghiệp "khoe" về bữa tiệc ngoài trời cuối tuần vừa rồi thì rõ ràng chủ đề này không thích hợp trong văn phòng. Bạn có thể nói: “Đó là một câu chuyện thú vị nhưng tôi phải bỏ qua nó vì chúng ta có việc cần hoàn thành vào buổi trưa. Việc đó thế nào rồi?”.
Mở rộng nhóm đồng nghiệp mới
Hãy tìm kiếm những đồng nghiệp mới và rủ họ đi ăn trưa cùng bạn. Tìm hiểu họ, tận dụng sự hiểu biết của họ, hỏi họ về những cách làm việc bên trong các phòng ban, thông tin về những nhiệm vụ bạn chưa từng thực hiện, chẳng hạn như buổi đánh giá cuối năm hay quản lý ngân sách. Hãy nói chuyện một cách tự nhiên và mở rộng dần bằng những chủ đề riêng tư hơn như kỳ nghỉ hè hoặc đội bóng yêu thích của bạn đã thể hiện ra sao trong trận đấu cuối tuần trước.
Tích cực thể hiện sáng kiến
Công ty nào cũng cần những sáng kiến về môi trường làm việc, các quy trình, cách tiết kiệm, hoạt động tập thể… Khi bạn bộc lộ những sáng kiến và đảm nhận vị trí lãnh đạo ngoài văn phòng của mình, đồng nghiệp cũ sẽ bắt đầu nhìn bạn như một người lãnh đạo. Và bản thân bạn cũng vậy.
Chú ý đến cách cư xử
Hãy nhớ rằng mọi người không thay đổi sau một đêm. Do đó khi được thăng chức, bạn hãy thận trọng, bắt đầu chú ý tới cách cư xử và tương tác của mình, cả online và offline, để không thay đổi một cách đột ngột.
Đồng nghiệp cũ - người không đạt được vị trí như bạn, sẽ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng và tức giận nếu bạn thay đổi cách cư xử một cách chuyên quyền chỉ sau 1 đêm.
Hãy đặt mình vào vị trí của anh/cô ấy và cư xử một cách khéo léo.
Cài đặt lại chế độ bảo mật cho mạng xã hội
Hãy thay đổi cài đặt riêng tư cho các trang mạng xã hội của mình. Với cương vị là trưởng nhóm/trưởng phòng, hẳn bạn sẽ không muốn nhân viên nhìn thấy và bình luận với giọng điệu châm biếm trước những tấm hình la cà với bạn đại học trong quán bar.
St.
Hẳn là bạn sẽ bối rối, không nhiều thì ít. Còn "cựu đồng nghiệp” của bạn hụt hẫng vì bạn được thăng chức còn họ thì không, rằng những thành quả của họ trong công việc không được chú ý và ghi nhận, nhưng bạn thì ngược lại.
Sự hụt hẫng của họ có thể khiến bạn cảm thấy thấy tội lỗi. Không chỉ vậy, bạn còn phải đối mặt với việc quản lý cấp dưới - những người từng là bạn đồng nghiệp thân thiết của mình. Đây không phải là việc dễ dàng, đặc biệt khi bạn biết rõ trong số cấp dưới ấy có vài người "đi muộn về sớm", trốn họp, phớt lờ quy định cơ quan...
Thực ra, quá trình chuyển đổi này là bình thường. Với cách tiếp cận khéo léo khi thiết lập những ranh giới và thay đổi cách cư xử của mình, bạn có thể trở thành trưởng nhóm xuất sắc giữa những đồng nghiệp cũ, hơn nữa lại còn có thể “ghi điểm” với những đồng nghiệp mới.
Có một số cách để cân bằng giữa việc trở thành một người sếp mẫu mực với đồng nghiệp cũ mà không trở thành kẻ thù của họ, bạn có thể tham khảo:
Tổ chức một cuộc họp thân mật
Hãy sắp xếp một cuộc họp để ngồi lại nói chuyện với cả phòng. Hãy nói với giọng thân thiết nhưng không kém phần cương nghị, thể hiện rõ mối quan hệ hiện tại của bạn với mọi người.
Bạn có thể nói: “Tôi biết việc này có chút hơi kỳ quặc và xa lạ bởi chúng ta từng rất thân thiết và giờ tôi lại là sếp của mọi người. Tôi chỉ muốn mọi người biết rằng tôi vẫn ở đây vì mọi người, để giải quyết những khó khăn và chia sẻ niềm vui cùng mọi người. Tôi hi vọng nhận được sự hỗ trợ của tất cả”.
Cuộc nói chuyện không nhất thiết phải như một cuộc họp trang trọng, bạn có thể đi ăn hoặc cà phê cùng họ. Qua giọng nói và tính cách của bạn, họ sẽ cảm thấy an tâm vì đã hiểu bạn. Họ biết rằng bạn đã thay đổi để chuẩn bị cho những thử thách trong vai trò mới và họ cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.
Bắt đầu tách ra khỏi những bữa trưa và buổi tụ tập
Một phần của quá trình thích nghi với vị trí mới là tách bản thân ra khỏi những cuộc nói chuyện thân mật với đồng nghiệp cũ. Cánh cửa văn phòng luôn mở và họ có thể ghé qua để chào bạn nhưng bạn nên bắt đầu tránh những cuộc nói chuyện quá cá nhân.
Nếu con của một đồng nghiêp không khỏe và họ cần thời gian làm việc linh hoạt hơn, bạn có thể thể hiện sự ủng hộ và đồng cảm. Nhưng khi đồng nghiệp "khoe" về bữa tiệc ngoài trời cuối tuần vừa rồi thì rõ ràng chủ đề này không thích hợp trong văn phòng. Bạn có thể nói: “Đó là một câu chuyện thú vị nhưng tôi phải bỏ qua nó vì chúng ta có việc cần hoàn thành vào buổi trưa. Việc đó thế nào rồi?”.
Mở rộng nhóm đồng nghiệp mới
Hãy tìm kiếm những đồng nghiệp mới và rủ họ đi ăn trưa cùng bạn. Tìm hiểu họ, tận dụng sự hiểu biết của họ, hỏi họ về những cách làm việc bên trong các phòng ban, thông tin về những nhiệm vụ bạn chưa từng thực hiện, chẳng hạn như buổi đánh giá cuối năm hay quản lý ngân sách. Hãy nói chuyện một cách tự nhiên và mở rộng dần bằng những chủ đề riêng tư hơn như kỳ nghỉ hè hoặc đội bóng yêu thích của bạn đã thể hiện ra sao trong trận đấu cuối tuần trước.
Tích cực thể hiện sáng kiến
Công ty nào cũng cần những sáng kiến về môi trường làm việc, các quy trình, cách tiết kiệm, hoạt động tập thể… Khi bạn bộc lộ những sáng kiến và đảm nhận vị trí lãnh đạo ngoài văn phòng của mình, đồng nghiệp cũ sẽ bắt đầu nhìn bạn như một người lãnh đạo. Và bản thân bạn cũng vậy.
Chú ý đến cách cư xử
Hãy nhớ rằng mọi người không thay đổi sau một đêm. Do đó khi được thăng chức, bạn hãy thận trọng, bắt đầu chú ý tới cách cư xử và tương tác của mình, cả online và offline, để không thay đổi một cách đột ngột.
Đồng nghiệp cũ - người không đạt được vị trí như bạn, sẽ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng và tức giận nếu bạn thay đổi cách cư xử một cách chuyên quyền chỉ sau 1 đêm.
Hãy đặt mình vào vị trí của anh/cô ấy và cư xử một cách khéo léo.
Cài đặt lại chế độ bảo mật cho mạng xã hội
Hãy thay đổi cài đặt riêng tư cho các trang mạng xã hội của mình. Với cương vị là trưởng nhóm/trưởng phòng, hẳn bạn sẽ không muốn nhân viên nhìn thấy và bình luận với giọng điệu châm biếm trước những tấm hình la cà với bạn đại học trong quán bar.
St.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét